Ai thấy được sự hoàn hảo trong bất toàn là người giác ngộ.

1. Vị lãnh Đạo ưu việt

(Hỏi) Trong một Quốc gia những người leader (lãnh đạo) không có trình độ sẽ ảnh hưởng không tốt cho người dân phải không thưa Thầy?
Thầy đã nói sinh ra trên đời là để học bài học giác ngộ ra chính mình và bản chất cuộc sống. Nhưng mỗi người sinh ra đều có Chánh Báo và Y Báo của mình. Chánh Báo là quả báo ngay trên thân tâm mỗi người, còn Y Báo là nơi chốn (gia đình, xã hội) họ sinh ra.
Tại sao chúng ta sinh ra ở Việt Nam mà không sinh ra ở Pháp
vì chúng ta có cộng nghiệp với những người cần phải học bài học ở Việt Nam, còn người nào sinh ra ở Pháp thì sẽ học bài học của họ ở Pháp.

Cách hiểu và hành lời Phật dạy




1. Lời dạy của đức Phật
(Hỏi) Thưa Thầy trong Kinh Pháp Cú phẩm Ngu, đức Phật có dạy:
"Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.
"
Nếu vậy chỉ tìm bạn giỏi để chơi mà bỏ mặc những người kém hơn mình xung quanh thì có đúng không thưa Thầy?

- Trước hết nên ghi khắc trong đầu rằng không phải lời Phật dạy nào cũng đúng cho mọi trường hợp, vì đức Phật chỉ đối cơ mà dạy cho trường hợp đặc thù nhất định nào đó thôi.

Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn? - Đạo có phải là con đường?

1. Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

(Hỏi) Thưa Thầy phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?
Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn nhưng nó giống như một bàn cờ mà thành hay bại, khổ hay vui... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... (có nhiều quân cờ, nước cờ và mục đích để mỗi người tự do lựa chọn) tuỳ theo khả năng hay trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình.

Nghi Hoặc trong 5 Triền Cái & Hoài Nghi trong 10 Kiết Sử


1. Trong 5 triền cái, nghi hoặc thuộc bất thiện, và trong 10 kiết sử, hoài nghi cũng thuộc bất thiện, nhưng khi dạy cho người xứ Kalama đức Phật khuyên đừng vội tin, như vậy có vẻ như cần phải nghi mới tốt. Vậy 2 loại nghi này khác nhau thế nào?

Thật ra, chưa thấy biết rõ tất nhiên phải nghi ngờ, tức chưa vội tin, nghi này mang tính cẩn thận, dè dặt là cái nghi tốt, người học Đạo nên có cái nghi của sự thận trọng này. 

Xử lý cơ thể sau khi chết

1. Hôm trước Thầy nói về Xá lợi của người thường và Thánh. Nếu ý nghĩa không lớn như vậy việc lưu giữ có ý gì không? Ngay cả nhục thể của những vị cao tăng ?

Giữ xá lợi và tro cốt tùy quan niệm của mỗi nơi. ví dụ người theo đạo Hindu Ấn độ tin rằng để linh hồn người chết được lên thiên đàng, do đó người thân đưa xác đến bên sông Hằng và tiến hành nghi lễ hoả táng.

Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật?


1. Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Có người nói hiến như vậy khi chết rồi tâm thức thấy thân mình bị mổ xẻ sinh ra đau khổ, sợ hãi, có đúng không?

- Cứ bố thí thì bố thí, đừng nghĩ là Ba-la-mật hay không Ba-la-mật gì cả. Mục đích bố thí là để vượt qua cái ngã xan tham ích kỷ, vượt qua bản ngã chính là Ba-la-mật. Vì xan tham ích kỷ chỉ củng cố cho cái ngã sở hữu nên càng tích luỹ nhiều càng đau khổ nhiều vì vậy bố thí để bớt xan tham ích kỷ chính là vượt qua chính mình. Nói chung có tâm hiến xác sau khi chết là tốt rồi. Thường người phát tâm hiến xác là người có trình độ nhận thức tốt về sự sống chết.

Thập mục ngưu đồ - Vị ngọt và sự nguy hại

1. Thập mục ngưu đồ

(Hỏi) Thập mục ngưu đồ, có trong kinh điển Nguyên Thủy không?Xin Thầy giảng dạy Thập mục ngưu đồ liên hệ trong tu tập.

- Thập mục ngưu đồ là để diễn tả tiến trình tu tập theo Thiền Tông. Có 2 loại Thập mục ngưu đồ: Thập mục ngưu đồ của Thiền Tông và Thập mục ngưu đồ của Đại Thừa.
Bên Nguyên Thủy không có Thập mục ngưu đồ. Thập mục ngưu đồ đại khái ví việc tu tập như việc chăn trâu qua quá trình như sau: 

Bửu Long những ngày Hạ

Tác giả: Uyên Nguyên

Thư Thầy trò (70)

Tác giả: Viên Minh - Trí Hải

HOA TƯ TƯỞNG

"Chân lý ở khắp mọi nơi nhưng do mãi tìm cầu mà không thấy, hạnh phúc có trong mọi lúc nhưng bởi cứ mong chờ mà không gặp"

Tôi học được rằng


Tôi học được rằng:
Tự hiểu mình là điều quan trọng nhất.

Biết ơn ai?

Người Mỹ có lễ Tạ Ơn vào tháng 11. Nguyên thủy là để tỏ lòng biết ơn người dân bản xứ da đỏ đã có lòng tốt dạy họ trồng trọt để có thức ăn. Thật là một hành động dễ thương. Người Việt chúng ta không có lễ Thanksgiving nhưng lòng chúng ta vẫn lai láng biết bao điều ân nghĩa.

“Tọa Vong” trong học thuyết của Trang Tử - An trú Tánh Không



Người xiển dương Phật Pháp là người biết đọc quyển sách tâm mình



Đừng hiểu lầm lời Phật dạy - Quả Dự Lưu

1. Đừng hiểu lầm lời Phật dạy

(Hỏi) Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền, nên hiểu như thế nào?

Thời Đức Phật chưa ra đời, ngoại đạo xem thiền định là tối cao nên họ cho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị thiên hạ cho là không tu hành gì cả. Khi Phật giác ngộ, thấy ra thiền định, khổ hạnh không đưa đến giác ngộ giải thoát, nhưng thời đó người Ấn thích như vậy, nên Ngài vẫn duy trì thiền định như một hình thức hiện tại lạc trú mà thôi. Thật ra đó mới chỉ là tu ngoài da, chưa giác ngộ thì vẫn còn ở ngoài da, chưa thấy được cốt lõi của Đạo.

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM Thắm đượm hồn dân tộc

  • Tác giả: Viên Minh

Khúc gỗ trôi sông


Có chuyện thế này. Một hôm chư Tăng đi với Đức Phật đến bên một dòng sông. Ngài Anan hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con tu tập theo sự hướng dẫn của Thế Tôn thì khi nào chúng con sẽ đến được Niết Bàn?”. Đức Phật mới chỉ khúc cây trôi giữa dòng sông và nói: “ Nếu khúc cây kia không bị kẹt vào bờ bên này, không bị kẹt vào bờ bên kia, không tự bị mục nát từ bên trọng, không bị chìm xuống đáy, không bị ai vớt đi thì khúc cây đó sẽ ra đến biển”.

Thấy Pháp - Không Tánh

1. Thấy Pháp

"Giản dị mới uyên thâm", chính là câu mà Đức Phật dạy ông Bàhiya:

Trong thấy (của mắt) chỉ là thấy.
Trong nghe (của tai) chỉ là nghe.
Trong xúc (của mũi, lưỡi, thân) chỉ là xúc
Trong biết (của ý) chỉ là biết... không có cái ta Bāhiya nào ở đó.


Vừa nghe xong lập tức Bāhiya thấy ra cái “ta” chỉ là ảo tưởng, trong thấy biết của căn môn đối với trần cảnh chỉ có tánh biết đang biết pháp vận hành mà thôi, và ngay đó Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát.

Đừng hiểu lầm Khổ Đế

Có 3 loại khổ:

1. Khổ tự nhiên:

Khổ tự nhiên như đói quá, no quá, nóng quá, lạnh quá v.v… thì ai sinh ra trên đời, từ Phật đến chúng sanh đều phải có. Khổ này cực kỳ quý giá, là món quà tạo hóa tặng cho mỗi người, nếu không có khổ này thì trở thành cục đá (không có cảm giác biết nóng lạnh v.v...). Cái khổ này là tự nhiên và cần thiết như bản năng sinh tồn trong đời sống giúp chúng ta biết rõ mức nguy hiểm đến mạng sóng để tránh. Biết sống tức là biết trân quí giá trị của cái khổ này của cuộc đời.

Chứng Đạo Ca - Chánh Định

1. Chứng Đạo Ca

Quân bất kiến:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân

Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ uẩn phù hư không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một

Chứng đạo ca - Ca khúc hoan hỷ giải thoát ra khỏi ngũ uẩn (Khandhavimutti Samangidhamma)


Tác giả: Àcariya Mun Bhùridatto
Dịch giả: Ajaan Thànissaro

Biết ơn mình

Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc

Thư gởi Thầy (67)


Tác giả: Uyên Nguyên

Thư gởi Thầy (66)

Tác giả: Thanh Trâm

Thư gởi Thầy (65)

Tác giả: Minh Tánh

Thư gởi Thầy (64)



Tác giả: Uyên Nguyên

Thư gởi Thầy (63)

Tác giả: Uyên Nguyên

Thư Thầy trò (69)

Tác giả: Viên Minh - Nguyễn Hải Bình

Thư Thầy trò (68)



Tác giả: Viên Minh - Uyên Nguyên

Thư Thầy trò (67) - Tác giả: Viên Minh - Bất Nhị



Tác giả: Viên Minh - Bất Nhị