Thư Thầy Trò (2)










Như Tuệ con,
Con muốn thầy kể cho con nghe nguyên nhân nào thầy thấy ra được pháp tu đơn giản nhưng rất hiệu quả mà thầy đã hướng dẫn con và Phật tử ở Sydney phải không? Thật ra, khó mà nói được một cách chính xác đâu là nguyên nhân khi mọi việc xảy ra đều trùng trùng duyên khởi. Có những điều đến một cách bất ngờ mà chúng ta chỉ biết vậy thôi chứ làm sao lý giải được. Nguyên nhân thì nhiều lắm không biết bắt đầu từ đâu, nhưng để thầy kể cho con nghe một vài sự kiện lạ lùng đã đến với thầy mà chính thầy cũng ngạc nhiên không biết được vì sao.
Năm thầy học lớp đệ lục (lớp 6 bây giờ), tức khoảng 12, 13 tuổi gì đó, một hôm người em họ học cùng lớp đọc cho thầy nghe một bài thơ có kết cấu rất lạ và rất khó, có lẽ vì thể thơ quá cầu kỳ mà trong Thi Văn Viêt Nam chỉ dẫn chứng được một bài duy nhất. Nghe xong bài thơ tự nhiên thầy nói: “Bài thơ này không hay lắm, để mình làm một bài cho mà xem”, rồi tự nhiên buột miệng đọc ra bài thơ như sau:
Không
rồi
 Tu không nếumãithành Đạo Quả
này
chữ
Nghiệp

Đây là bài thơ có kết cấu hình chữ thập, đọc từ trên xuống, rồi từ dưới qua trái, từ trái qua phải và cuối cùng từ phải trở lại chữ đầu. Như vậy, bài thơ được đọc như sau:
Không rồi có mãi này chữ nghiệp.
Nghiệp chữ này mãi nếu không tu.
Tu không nếu mãi thành Đạo Quả.
Đạo Quả thành mãi có rồi không.
Điều lạ là lúc đó thầy chỉ mới quy y, và cũng chỉ mới tò mò đọc mấy tờ báo Hải Triều Âm của ông chú để trong tủ sách kinh ở phòng thờ Phật. Bài thơ không khó hiểu lắm nhưng hồi đó thầy cũng chỉ hiểu loáng thoáng gì đó thôi. Mãi đến sau này nhà thơ Bùi Giáng đã phát hiện thêm một điều lạ nữa là chữ đầu và chữ cuối của mỗi câu thơ đều đối với nhau rất chuẩn về luật cũng như về ý, đặc biệt là giữa mỗi câu luôn có một chữ MÃI, nghĩa là không sinh không diệt. Điều này thì thầy hoàn toàn không biết, cả thể loại thơ cũng như luật âm vận của nó thầy đều không biết gì cả làm sao sáng tác được bài thơ kỳ lạ như vậy! Và làm sao lúc đó thầy hiểu hết được ý nghĩa Phật Đạo thâm sâu và giản dị trong bài thơ đó? Chỉ có thể tạm thời lý giải là đạo lý này đã được thấm nhuần và tiềm ẩn trong nhiều kiếp quá khứ mà thôi.
Năm 21 tuổi thầy xuất gia, tự mày mò học Đạo hơn là theo học các trường lớp Phật học chính quy. Và thầy cũng không chính thức thọ pháp thiền với một vị thầy nào, kể cả thầy Hòa Thượng thế độ của mình. Sau một thời gian phụ tá Hòa Thượng Giới Nghiêm tổ chức và giảng dạy ở Trường Phật Học Phật Bảo, năm 30 tuổi, thầy đi lập chùa Huyền Không với mục đích tránh cảnh ồn ào của trường Phật Học, tìm một nơi yên tĩnh để tu tập định tuệ. Nhưng vì hoàn cảnh thực tế, thầy phải để tùy duyên mà tu tập chứ không thể theo một phương pháp nào đã định sẵn. Chẳng bao lâu thầy phát hiện ra rằng mình đã vô tình đi theo sự hướng dẫn của bài kệ đầu đời đó để sống Đạo chứ không áp dụng pháp môn nào để tu tập rèn luyện. Mỗi lần thử tu theo một phương pháp nào đó thì thầy liền thấy ngay là hữu vi tạo tác theo ý đồ của bản ngã nên tự nhiên mắc cỡ không hành nữa. Nói ra ai cũng cười, tưởng là thầy nói chơi, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Và cũng chính nhờ đó mà thầy không kẹt vào một phương pháp kỹ thuật nào cả. Giác ngộ là trực nhận chân lý chứ không qua bất kỳ phương pháp nào. Bồ-tát Siddhattha đã từng áp dụng nhiều phương pháp tu thiền định, rồi tu theo phương pháp khổ hạnh, nhưng cuối cùng Ngài đã trở về với tâm hồn như con trẻ lúc ngồi xem vua cha làm lễ hạ điền. Chỉ với tâm trong sáng hồn nhiên như vậy mới thấy pháp thật sự tinh nguyên ngay nơi thực tại hiện tiền. Và ngay trong đêm đó, với tâm rỗng lặng như hư không, hồn nhiên như con trẻ… Ngài đã hoàn toàn giác ngộ chân lý vô thượng.
Năm 1973, lúc đó đúng 30 tuổi, lần đầu tiên thầy đi lập Chùa Huyền Không trên một ngọn đồi dưới chân đèo Hải Vân, nhìn ra biển Lăng Cô mênh mang bát ngát. Thời đó, và ngay vùng đó, chiến tranh vô cùng ác liệt, chuẩn bị cho chiến trận cuối cùng năm 1975. Thầy sống ngay giữa lằn tên mũi đạn, trong những cuộc giao tranh đẫm máu, có những quả đạn đại bác nổ gần bên hông chùa, mà chùa thì mái tranh vách ván đơn sơ nên mảnh đạn xuyên vách chui tuốt vào tủ thờ xé nát những trang kinh... Luôn đối mặt với cái chết, đối mặt với sự thiếu thốn đói khổ của người sống “nhất bát thiên gia phạn” trong thời khói lửa đạn bom nên thầy và chư sư có khi không đi bát được, phải trồng thêm khoai sắn, bí bầu để sống qua tháng ngày đạm bạc. Lao động quần quật suốt ngày giữa vùng bom đạn, chứng kiến những trận đánh xáp lá cà ác liệt và những cái chết thảm khốc ngay trước mặt mình, thầy chỉ còn biết ngày nào còn sống thì phải trọn vẹn với chính mình trong từng giây phút, không có thì giờ xa xỉ để hành theo một phương pháp thiền trong điều kiện lý tưởng nào hầu mong chờ kết quả mai sau. Nhờ đó mà thầy thấu hiểu được lời dạy của đức Phật: 
Quá khứ không truy tầm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai thì chưa đến
Chỉ có Pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động không rung chuyển
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai!

Thực tế cho thầy thấy một điều hết sức đơn giản là dù lao động quần quật suốt ngày, nhưng nếu chúng ta luôn biết thận trọng, chú tâm và quan sát rõ ràng mọi sự mọi vật thì vẫn có thể sống trọn vẹn với pháp hiện tại – tức sống thuận pháp tùy duyên, như Phật đã dạy. Bởi vì thận trọng chu toàn là giới, chú tâm trọn vẹn là định và quan sát rõ ràng là tuệ. Đó là giới định tuệ ứng ra trong khi động dụng, nhưng khi không có duyên sự gì thì tại sao chúng ta không để thân tâm được thư giãn buông xả, nghỉ ngơi hoàn toàn, mà lại tìm cách tập luyện uốn nắn theo một khuôn mẫu nào đó trong ý đồ của bản ngã? Bởi vì chính lúc vô tư vô sự thì thân trong lành (giới), tâm định tĩnh (định) và tánh biết hoàn toàn sáng suốt tự nhiên (tuệ) không do nỗ lực tu luyện. Đó là lý do tại sao tuệ giác thấy biết hoàn toàn vô ngã, không do bản ngã tạo tác, nên trong đó hoàn toàn không có “cái ta giác ngộ”, như nhiều người lầm tưởng đã đem cái ta nỗ lực tầm cầu giải thoát. Nhận ra pháp tu này không ngờ lại chính là thấu hiểu được ý nghĩa đích thực của chữ không, chữ mãi trong bài kệ đầu đời của mình chứ không phải từ đâu khác.
Cứu cánh của Đạo Phật là không, vô tướng, vô tác, vô ngã, thì phương tiện không thể làhữu vi, hữu tướng, hữu tác, hữu ngã được. Chữ không vừa là cứu cánh vừa là phương tiện. Nó phải không bao giờ sinh diệt, dù đức Phật có ra đời hay không thì nó vẫn vậy, nhưng nó chỉ duy nhất hiện hữu tại đây và bây giờ, không hiện hữu trong quá khứ và tương lai, nên bậc giác ngộ được gọi là Như Lai, nghĩa là không bao giờ còn bước tới, không bao giờ còn dừng lại, mà vẫn thong dong tự tại bất cứ nơi đâu và lúc nào. Chữ mãi không biểu thị thời gian, không trường tồn bất biến, nhưng hễ lúc nào nhìn lại (ehipassiko) là thấy ngay (sandiṭṭhiko) không cần phải trải qua bất cứ thời gian tâm lý nào (akāliko).
Tóm lại, khi việc đến, nếu con không phản ứng với ý đồ chủ quan của bản ngã, thì tự nhiên tánh thận trọng, chú tâm, quan sát trong con sẽ tùy duyên ứng hóa một cách vô cùng chính xác. Khi việc qua rồi, nều bản ngã không lăng xăng xen vào chọn lựa lấy bỏ, thì tâm con sẽ rỗng lặng và tự nó đầy đủ đức tính sáng suốt, định tĩnh, trong lành (trong đó đã bao hàm tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác ứng hiện một cách tự nhiên và chính xác). Như vậy, càng giản dị chừng nào càng dễ sống tùy duyên thuận pháp (Dhammānudhamma paṭipanno vihārati) như đức Phật đã dạy rồi đó con.
Nhân đây thầy cảm hứng tặng con bài thơ theo thể thơ trong bài kệ trên. Chỉ khác là lần này thầy thử xem mình có làm được thể thơ này không nên có dụng ý vịnh ý nghĩa pháp danh của con đó:
Như
Tuệ
tức
 Thanh tịnh tánh  TÂM không ô nhiễm
luôn
trong
sáng
Như Tuệ tức tâm luôn trong sáng
Sáng trong luôn, tâm tánh tịnh thanh
Thanh tịnh tánh tâm không ô nhiễm
Nhiễm ô không, tâm tức Tuệ Như.
Thôi thầy đi ngủ kẻo ngồi lâu hơi mệt. Giờ này bên Sydney chắc con cũng đã ngủ rồi.
Thầy Viên Minh.





Sydney, ngày 23 tháng 06 năm 2010
Thầy kính,
Thầy biết không? Con tìm hiểu Đạo Phật và đi theo con đường Chánh Pháp của Phật cũng gian nan lắm. Vì con sanh ra trong gia đình mà ba mẹ con không am hiểu Phật Pháp. Từ nhỏ, con thấy mẹ con chỉ th mỗi một hình đức Bồ Tát Quan Âm. Một năm chỉ dẫn con đi chùa một lần vào ngày Mùng Một Tết. Nhưng có điều lạ là hồi con còn nhỏ, khoảng 6-7 tuổi gì đó, mỗi lần gặp những vị Tăng khất thc lòng con tôn kính vô cùng, vì nghĩ rằng nhng vị Tăng này có thể biết được trong lòng mình đang nghĩ gì. Lớn lên một chút, con bắt đầu chứng kiến nhiều cảnh đau lòng trong cuộc sống. Thấy những người xung quanh đau khổ, than khóc con đã không cầm được nước mắt. Con thấy những người bệnh tật, già yếu, đói khổ, ăn xin… thì thường tự hỏi con người sinh ra trên đời để làm gì mà lại phải chịu nhiều khổ đau như thế? Rồi con lại để ý thấy không những chỉ có khổ đau thể xác mà còn có nhiều đau khổ về tinh thần còn tệ hại hơn thế nữa. Đôi lúc tự nhiên con có cảm giác thật cô đơn, buồn chán, trống trải lạ lùng.
Năm 16 tuổi, có người tặng ba con cuốn Thiền Vô Vi. Con đã đọc và hành thiền theo sách đó dạy. Hàng đêm con phải dậy đúng giờ tý để hành thiền. Có lẽ do mất ngủ nên chẳng bao lâu con có cảm giác như bị mất thăng bằng và đành bỏ cuộc. Sau đó con lại tìm tòi học hỏi thêm nhiều phương pháp tu tập khác như: Tự kỷ ám thị, công án Thiền Tông, ăn chay niệm Phật, ăn gạo lứt muối mè theo phương pháp dưỡng sinh Oshawa Nhật Bản v.v… mong sao cho con được thoát khổ, nhưng có lẽ vì con chưa đủ kiến thức Phật học hay không có duyên với những pháp môn này nên con cũng chẳng thành công.
Năm 17 tuổi ba con qua đi, con được tiếp xúc với quí Sư Cô Khất Sĩ, nhờ quí cô con được đọc những cuốn sách hay nói về lối tu Tây Tạng, như cuốn Tây Tạng huyền bí, Đường mây qua xứ tuyết… nhưng chỉ thấy Đạo Phật quá cao siêu huyền bí đối với con. Con đọc cuốn Góp nhặt cát đá, lại cũng chẳng hiểu được gì hơn. Rồi con sang Úc, vẫn thường xuyên liên lạc với quí Sư Cô, và được gii thiệu nghe giảng hết vị thầy này đến vị thầy khác. Con có thói quen nghe nói vị thầy nào nổi tiếng thì thích cúng dường để gieo duyên, nên cũng đã gieo duyên với không ít vị cao Tăng được nhiều người trọng vọng. Con cũng được đọc những cuốn sách nói về Thiền Tông như: Hoa trôi trên sông nước, Tâm bất sinh, Từ nụ đến hoa v.v… nhưng vẫn không hiểu được bao nhiêu, chắc là vì không có thầy khai thị.
Năm 2003 con được đọc những cuốn sách nói về thiền Vipassanà như: Kinh nghiệm thiền quán, Ngập tràn ân phước, Dipama cuộc đời và thân giáo…  nói về cuộc đời đau khổ tột cùng của một người đàn bà, chồng con chết, thân bệnh hoạn, nhờ tu tập thiền Vipassanà mà đã tìm được chứng ngộ và an lạc. Đọc những cuốn sách này, lòng khao khát tâm đạo mãnh liệt, và con đã t tu tập theo sách chỉ dẫn một thi gian. Bên cạnh đó, con cũng đã đọc khá nhiều tác phẩm của Osho như: Hành trình nội tại, Niết-bàn cơn ác mộng…, rồi sách Krishnamurti... nhưng con vẫn cảm thấy tâm trí mình chưa khai mở được gì. 
Năm 2004, tình c nghe đài tiếng Việt nói có những vị thiền sư Miến Điện đến Sydney giảng Pháp, con liền gọi đến đài hi ti tấp. Sáng hôm sau, con đến nghe Ngài U. Sìlananda dạy Thiền và từ đó con mới bắt đầu hành theo thiền Vipassanà. Và khi đó, con mi biết một người bạn thân của con theo Phật giáo Nguyên Thủy nên con thường tháp tùng gia đình bạn đi chùa Nguyên Thủy để nghe Pháp và hành thiền, thế là con tr thành Phật t Nguyên Thủy. Con bắt đầu đọc một số sách Phật Giáo Nguyên Thủy như: Ngay trong kiếp sống này, Vô ngã, Tâm và Đạo, Mặt hồ tĩnh lặng... hầu như đều là bản dịch từ những sách của quý vị thiền sư Miến Điện, Thái Lan. Con cũng được nghe về những thiền sư Việt Nam như Ngài Kim Triệu, Sư Hộ Pháp... nhưng không nghe ai nói về thầy. Mãi đến cuối năm 2009 khi Thầy đến Sydney con mới biết thầy và được trực tiếp nghe thầy giảng dạy.
Con đã từng tham d một khóa thiền ngắn tại Panditàràma Meditation CenterSydney. Với hoàn cảnh của con, có con nhỏ, có business, mà con tranh thủ thời gian tham dự được khóa thiền đó là cả một vấn đề. Cho nên, khi được tham dự khóa thiền, con đã nỗ lực hết mình, tinh tấn tu tập, chấp hành nghiêm chỉnh mọi giới quy của thiền viện.
Trong khóa tu đó, con thường ngồi thiền bên cạnh một cô người Miến Điện, ngoài 50 tuổi trông rất đẹp và sang trọng. Không biết cô có hoàn cảnh giống như con không, mà cô cũng rất tinh tấn nỗ lực tu tập không khác gì con. Sau khóa Thiền đó, không  biết  cô có giác ngộ được gì không nhưng có lẽ rất hoan hỷ nên cô đã cúng dường Trường Thiền một trăm ngàn đô Úc.
Về phần con, sau khi tham dự khóa thiền, dù có thêm nhiều kinh nghiệm trong phương pháp tu tập, nhưng xét cho cùng con cũng không có gì thay đổi thật sự. Bây giờ ngẫm lại thật là buồn cười, nói là tu tập theo thiền Vipassanà nhưng con không nhận ra được thc tánh pháp ngay trong thc tại hiện tiền, mà chỉ tìm thấy hỷ lạc của thiền định... như nghe được mùi hương, thấy được ánh sáng, cảm giác toàn thân mát lạnh, bay bổng... rồi hân hoan tự mãn cho rằng mình đã đạt được thiền này tuệ nọ. Nhưng sau khi bình thản trực tiếp nhìn lại chính mình, con thấy ra những thứ đó chỉ làm cho con thêm dính mắc và tăng trưng bản ngã thêm thôi... Vì sau khi đạt được những ấn chứng thiền định, nhất là hỷ lạc, con cảm thấy khó tự tại hơn khi đối diện với cuộc đời đa tạp, mà dường như phiền não lại càng tăng trưởng thêm lên do mất đi lòng kiên nhẫn và khả năng thích ứng tự nhiên khi đối mặt với những nghịch cảnh ở đời...
Đến Sydney, thầy không dạy thiền như những vị thiền sư khác, mà chỉ dạy chúng con biết"sống thuận pháp" nên con mới biết thế nào là trở về với chính mình và thấy ra thực tánh ngay nơi pháp hiện tại mà không cần tìm cầu gì khác bên ngoài. Đúng như thầy nói “Hốt phùng thiên để nguyệt, quy hà quy hà vi” trong bài thơ mà một Phật tử ngâm hôm tiễn thầy đi qua Perth, phải không thầy?  
Con còn nhớ khi giảng về Ba-la-mật, thầy nhấn mạnh chữ “buông” chữ “xả” để nhắc chúng con đừng hiểu lầm Ba-la-mật là “tích lũy công đức”. Buông xả hay vô tâm chính là tâm rỗng lặng không để cho bản ngã tham sân si chi phối, nên ngay lúc đó tánh biết hoàn toàn trong sáng thấy rõ pháp vận hành đúng theo nguyên lý tự nhiên. Thật là giản dị, dễ hiểu biết bao! Li thầy dạy đi thẳng vào lòng những người đang khát khao đi tìm chánh Pháp như chúng con. Những cuốn sách hay, những câu công án thiền trước đây con đọc không thể nào hiểu nổi thì bây giờ tự nhiên sáng tỏ rõ ràng.
Thầy biết không, trước đây, dù trong khi tọa thiền hay trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi lần thấy vọng tưởng khởi lên là con liền muốn loại bỏ nó đi để được định tâm, thấy phiền não khởi lên liền muốn tiêu diệt nó đi để được an lạc. Ngược lại, khi có trạng thái định hay lạc thì con sinh tự mãn là mình đã đắc được pháp và tìm cách duy trì để trở thành tư hữu. Bây giờ con đã biết làm như vậy là tuân theo bản ngã tham sân si, không phải là thiền gì cả. Đúng như thầy dạy, con bắt đầu thấy pháp đến đi như thế nào thì chỉ thấy trọn vẹn như vậy nên đã dễ dàng nhận ra mọi hiện tượng sinh diệt trong bản tánh vô thường, khổ không, vô ngã. Bỗng nhiên con hiểu ra bài kệ của thầy hôm đó thầy đã đọc cho chúng con nghe:
Nếu mắt con đã bệnh
     Nhìn hoa đốm lăng xăng
Thì mặc tình hoa đốm
 Tâm như mỉm nụ cười.
Con đã tìm được trang Web <trungtamhotong.org> của Tổ Đình Bửu Long, do thầy chủ nhiệm, nên những lúc rảnh rỗi con thường vào đọc sách của thầy và xem mục vấn đáp để xem thầy trả lời những câu hỏi của Phật tử. Nhờ đó mà con hiểu ra thêm nhiều điều khó khăn trong biển Phật Pháp mênh mông. Con cũng rất thích nghe mục Pháp Thoại, nhất là nghe đọc cuốn Tuyển Tập Thư Thầy. Những lá thư thầy viết cho đệ tử như những bài pháp ngắn, giản dị dễ hiểu, ấm áp tình người, đã đánh thức và khai mở tâm con một cách bất ngờ mà trước đây tưởng chừng như không thể nào chuyển hóa được. Một người bạn con đã nói: “Tâm tụi mình đã chai lì vì bị cuốn trôi trong dòng thác của những tìm cầu đầy tham vọng, đấu tranh và căng thẳng, từ ngày gặp thầy mình mới bắt đầu biết cảm nhận được s sống nơi chính mình và s sống vô cùng phong phú xung quanh, biết nhìn những đám mây bay, cảm nghe từng cơn gió thoảng và vẻ đẹp của một chiếc lá vàng rơi…” Đúng đó thầy ạ, chúng con đã bỏ quên đời sống thực để chạy theo những lý tưởng ảo, và nhất là bị chai lỳ trong rừng khái niệm ngôn ngữ kinh điển, tách rời đời với Đạo mà tưởng là mình đang tu tập, nên không thấy ra giá trị giác ngộ ngay trong những sự vật rất mực bình thường. Chỉ khi buông cái ngã ra để nhìn lại mình và cuộc sống thì mới sống được đời sống trọn vẹn tại đây và bây giờ, ngập tràn trí tuệ và yêu thương đối với chính mình, đối với muôn loài vạn vật, biết sống vô ngã vị tha, biết nhường cơm sẻ áo… Nói tới đây con lại nhớ bài thơ của Bùi Giáng:  
"... Em chợt thấy yêu đời vô cùng tận ,
Vì đời là rất mc, rất thiêng liêng
Em cht thấy, không buồn đau oán giận
Vì thiêng liêng không chia biệt cõi miền..."
Tạ ơn thầy đã khai thị cho chúng con biết thế nào là sống thật sự trọn vẹn với chính mình trong thực tại cuộc sống, sống rỗng lặng, sáng trong và giản dị tự nhiên để luôn cảm nhận vẻ đẹp tinh nguyên của vạn pháp. Con thật sự tri ân thầy nhiều lắm.  
Cám ơn thầy đã tặng con bài thơ hết sức giản dị trong một thể loại thơ thật quá khó khăn như vậy. Con cũng cảm hng làm bài thơ dâng Thầy để tỏ lòng biết ơn sâu xa của con:
CÁM ƠN THẦY
Cám ơn thầy cho con lẽ sống
Sống cuộc đời giản dị, vị tha
Cho con biết thế nào hạnh phúc
Là buông ra không phải buộc vào.
Con đã sống, và thật sự sống
Sống cuộc đời thuận pháp tùy duyên
Con đã thầy hoa tình thương nở
Xin dâng đời vạn pháp tinh nguyên.
Con kính chúc thầy luôn an vui, khỏe mạnh và sống thật lâu để làm bóng mát cho chúng con được nương nhờ học hỏi. 
Con, Như Tuệ.