Thư gởi Thầy (67)


Tác giả: Uyên Nguyên

(Cm xúc tui 24)
Thầy ơi,
Con nhớ lắm những tháng ngày ở Bửu Long, nơi con đã có những kỉ niệm không dễ mà có được ở đâu khác. Mỗi buổi sáng thức dậy, lòng trào dâng cảm xúc cùng hòa nhịp với những âm thanh rất đỗi mộc mạc thân thương của tiếng ghe tàu xình xịch phía xa xa con sông. Hàng ngày, nhìn dưới chân những chiếc lá vàng tựa trên đá một cách thong dong mà con thấy vui vì trước mắt mình một sự sống mãnh liệt đang nẩy nở bởi sự ngã xuống của những chiếc lá ngày hôm nay sẽ là nền tảng đểngày mai những mầm non hé nụ. Cuộc sống thật mầu nhiệm và sẽ là thiếu sót vô cùng nếu quên đi niềm tri ân với vạn vật, phải không ạ?
Cuộc sống này không có gì là thừa cả Thầy nhỉ? Ngay cả những nỗi buồn, hay trạng thái khó chịu trong người cũng đừng nỡ xua đuổi nó đi để cảm được con người mình một cách sâu sắc hơn. Con nghe thấy trong sự sống này mỗi điều xuất hiện đều tinh khôn như giọt nắng mai, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trong lành thôi cũng có công năng rút ngắn mọi khoảng cách. Dẫu là sớm mai hay màn đêm buông xuống thì tâm thức luôn hồn nhiên tĩnh lặng, có sá chi những phiền muộn vặt vãnh bởi phút giây nào cũng có vị ngọt của tình thương.
Vậy là, hành trình đi tìm an vui không quá gian nan và phức tạp, chỉ đừng quá mong muốn sự bình an rồi tự khắc bình an sẽ gõ cửa. Đạt được điều gì không quan trọng, quan trọng có dám đương đầu với chính mình hay không mà thôi, đi dưới mưa mà không sợ ướt, ngược lại thấy biết mình như đang trình diễn một vũ điệu thiên nhiên tuyệt vời. Thế mới tài.
“Vn pháp vn trong ta - Ta chính là vn pháp”. Mỗi người đều bình đẳng nhưnhau cả, ai cũng có quyền lợi về cơ hội được sống với Pháp và thực hành Pháp Thầy nhỉ? Không có cái gì mà không có pháp trong đó cả. Luôn luôn ẩn hiển trong mỗi người là một hình ảnh đồng nhất với chính bản thân, hình ảnh này không giống nhưmột bộ cánh để che lấp đi điều gì, mà ngược lại có chức năng như một động từ mởra tuệ giác. Hình ảnh đó là một vị Thầy, mỗi người là Thầy dạy của chính mình.
Bước vào đời với đôi chân nhỏ bé này, con không sợ gập ghềnh, mà đáng sợnhất là không dám bước đi. Dầu là sống giữa dòng sông tà kiến thì vẫn vươn lên mạnh mẽ. Đi ngược lại dòng đời chỉ có một hành trang duy nhất là lòng can đảm, sựkiên nhẫn để thấy ra hạt giống mang cơ hội phát triển tâm linh tuyệt vời ở những nơi mà người khác né tránh. Để pháp được là pháp lặng lẽ như thế, đè nén, thêm bớt chi mà vô ích. Chỉ khi nào buông xả, bình thản với những trạng thái ở trong tâm thì ánh hào quang của vô thường vô ngã sẽ tự mở ra, thật là nhẹ nhàng Thầy nhỉ? Dù là sống với cái u nhọt đang tồn tại trong người nhưng không tác động, thì cái u đó sẽ không hoành hành, có bệnh mà lại không đau vì bệnh, lúc đó mới thực sựcó tự do, vượt thoát ra khỏi không gian thời gian.
Khi những cảm xúc ở bên trong mình vừa khuôn với những hiện tượng sự vật đang hiện hữu bên ngoài thì mọi thứ bỗng trở nên thật nhẹ nhàng, một phép lạ của chánh niệm liền có mặt. Nếu đối diện với cuộc đời bằng một bộ mặt nhăn nhó thì vũ trụ cũng sẽ đáp lại bằng một điều nhăn nhó khác. Cuộc đời này ngắn ngủi lắm, đừng lãng phí thời gian cho việc tạo ra những đối kháng bên trong để chống lại hiện tại nhiệm màu bên ngoài. Khi một niềm vui đến, nó là trống rỗng mà. Khi một nỗi buồn đến, nó là trống rỗng mà. Ai là chủ nhân của chúng – không có ai cả.
 Hạnh phúc là sống trong hiện tại. Con nhận thức được tuổi trẻ của mình đáng quý lắm, nhưng tuổi trẻ cũng vô thường, vô ngã. Con rất thích mỗi buổi chiều đạp xe đạp đi chơi từ chùa ra cầu hóng mát ngắm hoàng hôn, một cuộc sống thật đơn giản biết bao.
Một chỗ ở nho nhỏ đi ra đi vào, quần áo không cần nhiều lựa chọn, nhìn bốn phương mọi vật đều có thể học hỏi. Không lo nghĩ đến việc giữ gìn hình ảnh tự phóng chiếu để chứng tỏ với ai. Một cuộc sống tỏa ngát hương thơm của vô ngã, thứ hạnh phúc khác xa so với hạnh phúc mà người đời vẫn nghĩ về.
Giá trị của cuộc sống không phải là việc làm sao cho giống với số đông. Ngay ởlý tưởng, ước mơ – đừng ham trở thành “người khổng lồ” để khám phá bầu trời, chinh phục vũ trụ mà hãy là một người làm công việc bình thường với tầm nhìn vĩ nhân, khi quét lá thì: hãy quét nhng con đường như đi nhc sư Bethoven đã son nhc, như đi văn hào Shakespeare đã làm thơ". Ch cn khám phá tâm mình thôi, thế là đ ri.
Mỗi người luôn có đủ khổ đau để vươn tới hạnh phúc. Khổ đau và hạnh phúc không nằm độc lập, chúng có mặt trong nhau để như nhắc nhở rằng: Hãy tnh thc, kh đau được tn ti thì hnh phúc mi sinh ra, t nó s kết thúc ngay trong giây phút được nhn din, tht nim thì s ngã. Chỉ cần cảm nhận một cách trọn vẹn mọi thứ như nó là, không can thiệp thì ngay lúc đó đã chứng ngộ rồi. Đau khổ có giá trịcủa đau khổ. Không hoàn chỉnh vẫn đáng yêu cơ mà.
Chánh kiến như chiếc đèn thắp sáng tâm thức, luôn luôn quán chiếu để cái nhìn vượt lên cái nhìn thông thường, “suy nghĩ khác” để thấy ra được nhiều mặt cuộc sống như Thái tử Sĩ Đạt Ta nhất quyết không trả và cứu sống con chim mà ĐềBà Đạt Đa bắn được bằng một trí tuệ uyên sâu. Đ Bà Đt Đa là người hi con chim thì Đ Bà Đt Đa không th sng vi đi tượng mà mình mun hi được. Thái t là người cu con chim thì mi xng đáng được sng vi con chim đó chSuy nghĩ định hình nên con người, nhưng thật khó để biểu hiện lên những suy nghĩ đúng trong dòng chảy cuộc đời này. Suy nghĩ giống như những cánh hoa sắp nở chịu thật nhiều gò bò và sức ép dưới cái bọc, nhưng khi nở tuyệt diệu thay đó là bông hoa đẹp. Con người cũng vậy, muốn thay đổi phải chịu được đau đớn, có chịu được đau đớn, mới được an nhiên vô ngại.
Ai cũng có thể lựa chọn cho mình một cuộc sống ý nghĩa, buông bỏ chấp nhất để kết nối với con người sâu kín nhất bên trong, và khi phá bỏ ảo tưởng về bản ngã thì mọi đau khổ sẽ chấm dứt.
Dẫu khó khăn giăng lối, ma vương khắp mọi nơi thì đôi mắt chánh biến tri của Đức Phật luôn dõi theo những đứa con đi theo bước chân Ngài. Có vượt thoát được đau khổ mới cảm được món quà Pháp cao quý và mầu nhiệm đến thế nào, như Đức Phật sinh ra không phải muốn nghe lời tôn thờ, sùng bái, chỉ là Ngài đã đi giữa cuộc đời như một người vô hình.
Một chút cảm xúc của con nhân dịp sinh nhật bước sang tuổi 24. Thiết nghĩ để tri ân Thầy không phải nói thật nhiều lời cảm ơn vô nghĩa mà làm sao từng ngày trôi đi thêm một trưởng thành hơn, biết cảm thông với mọi người xung quanh hơn thì đó mới là lời tri ân trong sáng nhất. Mặc dù còn nhiều vụng về và khờ dại nhưng Pháp thân luôn sáng ngời hiện lên trên ánh mắt và nụ cười của con.
Con đường phía trước, không mong sẽ ấm êm, chỉ nguyện có một nghị lực phi thường hằng đối diện với những khó khăn thử thách, như lời Thầy vẫn dạy rằng, giá trị tốt đẹp nhất của cuộc sống là mỗi người đến với cuộc đời chính là để hoàn thiện chính mình.
Kính Thầy.
Con,
Uyên Nguyên