Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt Nguyên tác: Snow in the Summer, Sayadaw U Jotika Quyển sách này là một sưu tập các bức thư của Ngài U Jotika, một vị Tỳ kheo người Miến Ðiện, gửi đến các vị đệ tử Tây phương.
Trong khi Thiền Minh Sát (Vipassana) hoặc 'Thiền quán' thì với cách thực tập theo cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của bạn sẽ được mở rộng. Bạn không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phải hòa nhập với chúng. Nhưng bạn chỉ cần nhìn, quan sát để hiểu rõ sự vật như nó là. Khi nào bạn thấy rõ sự vật như nó là thì bạn sẽ thấy những cảm xúc thật là vô thường. Mọi thứ bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm; tất cả những khái niệm trừu tượng... những cảm giác của bạn, ký ức hay ý nghĩ -- đang trên đà thay đổi, và tâm tưởng của bạn cũng vì thế mà đổi thay... Chúng xuất hiện một lúc rồi chúng biến mất.
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt. Sau khi viết “Nghĩ Từ Trái Tim,” ghi lại những cảm nghĩ của mình về Tâm Kinh Bát Nhã, tôi thấy hình như mình cũng có được đôi chút hiểu biết nhưng vẫn còn lờ mờ nên muốn tiếp tục tìm hiểu thêm các kinh sách khác của Phật may ra sáng tỏ thêm chút gì chăng và nhờ đó mà có niềm tin để thực hành thấu đáo. Bởi biết là một chuyện, hiểu là một chuyện, còn từ biết đến tin đến làm và duy trì hành vi, nhận thức không phải dễ dàng. Cho nên trong Tâm Kinh, khi Bồ Tát Quán Tự Tại “hành thâm Bát Nhã” thấy được “ngũ uẩn giai không,” thoát mọi khổ đau ách nạn mừng rỡ reo lên “Bồ đề, Tát-bà-ha!” thì Phật đã cảnh giác: Phải tiếp tục hành thâm. Hành thâm nữa. Chưa ăn thua gì đâu. Không được tự mãn. Không được lơ là.
Thiền hay “Zen” là một phương pháp tập trung tư tưởng và lắng đọng tâm hồn, biến những suy tưởng của mình thành số “Không”, để cho hoạt động trí não được hoàn toàn ngơi nghỉ trong khi vẫn hít thở với ý thức. Từ thế kỷ thứ 5, Thiền xuất phát từ Phật Giáo Trung Hoa, và mang tính chất Tôn Giáo, nhưng dần dần, khi Thiền được phổ biến ở nước khác, Thiền biến đổi tùy theo quốc gia để từ đó, mỗi dân tộc có một phong cách hành Thiền riêng.
Đây không phải là chỗ để bàn luận về ảnh hưởng lâu bền mà Thiền đã tạo ra cho tất cả các môn nghệ thuật Nhật Bản, như Giao sư Suzuki đã cho thấy, hoặc nói đến phương pháp chỉ dạy trong từng môn nghệ thuật riêng rẽ hoặc đến nhu cầu tập trung hoặc sự sáng tạo bên trong mà nhờ đó người nghệ sĩ trở thành bậc thầy. Tôi trình bày vấn đề này trong phần "Võ Đạo" nguyên có nhan đề "Thiền và Cung Đạo" - LND), ở đó tôi có nhắc đến tầm ảnh hưởng trọn vẹn của Thiền trên các bộ môn nghệ thuật, kể cả võ thuật.
Do đâu vị thầy có được cái thẩm quyền này, cái mà ông không mong muốn tìm hay đòi hỏi, nhưng lại càng ngày càng tăng trưởng nơi ông dù muốn hay không? Làm thế nào mà ông có thể nhìn vào tận tâm linh sâu thẳm của đệ tử khi anh ta đứng lặng câm chịu trận trước mặt ông hoặc lắp bắp nói một cách vô vọng? Làm sao ông thấy biết đệ tử đã giác ngộ hay chưa? Giải thích điều này cũng khó khăn chẳng khác gì nói về diễn tiến giác ngộ.
Mặc dù sự thấy biết thần bí là huyền nhiệm, khó dò khó tả, nhưng con đường dẫn đến đó không nên có những tính chất như thế, nghĩa là ai có thiện chí cũng bước vào được, dù chỉ đi vài chặng, tùy theo duyên phận xui khiến. Như vậy, ta thấy nơi Thiền có một tính chất thực tiễn gây được niềm tin; bởi thế chẳng đáng ngạc nhiên nếu chính vì lý do đó, mà con đường Thiền cần được phân chia thành từng giai đoạn riêng rẽ trên sơ đồ cũng như về lý thuyết, và việc học tâp các giai đoạn này phải trở thành thói quen đều đặn hằng ngày. Trong Thiền có một lối tập luyện nghiêm ngặt làm người ta thấy nó có vẻ cứng nhắc không hồn. Mọi sự phải tiến hành một cách đúng đắn như kim đồng hồ.
- Chánh niệm phản ánh những gì đang xảy ra và cách thức nó xảy ra một cách chính xác ở thời điểm hiện tại mà không có chút thành kiến nào xen vào. Chánh niệm là sự quán sát không cần phán đoán. Đó là khả năng quán sát của tâm không kèm sự phê bình. Bằng khả năng này, hành giả sẽ nhìn thấy sự vật mà không qui kết hay đánh giá.
Đức Phật dạy chúng ta quan sát sinh và diệt của thân và tâm. Ngoài cái này ra thì không còn gì khác. Chúng ta không thật sự thấy được cái gì đang xảy ra chỉ là sinh và diệt. Đức Phật đã tóm tắt bằng cách nói rằng chỉ có sinh và diệt, ngoài ra không còn gì khác. Điều này rất khó hiểu. Nhưng một người thật sự sống với pháp thì không cần phải nắm bắt bất cứ điều gì và luôn sống tự tại. Đó là sự thật.
I.1. Định nghĩa I.2. Đối tượng thiền định I.3. Tánh định hành giả I.4. Đề mục thiền định và định chứng I.5. Năm triền cái I.6. Năm thiền chi I.7. Các bậc thiền và các chi thiền I.8. Tiến trình tâm nhập định I.9. Năm pháp thuần thục I.10. Tứ như ý túc I.11. Ngũ thông và thắng trí I.12. Lợi ích của thiền định
II.1. Định nghĩa II.2. Nhận thức II.3. Đối tượng II.4. Bốn niệm xứ II.5. Tánh tuệ hành giả và các niệm xứ II.6. Mười sáu tuệ chứng II.7. Bảy thanh tịnh
III.1.1. Lục diệu Pháp Môn III.1.2. Đối chiếu Lục Diệu Pháp Môn với Thiền Ànàpànassati III.2.1. Tịnh Độ Tông III.2.2 Đối chiếu phương pháp niệm Phật A-di-đà với pháp môn Buddhanussati III.3. Đối chiếu Thiền Nhĩ Căn Viên Thông với Thiền Nguyên Thủy
IV.1. Thiền Tông Tây Trúc IV.2. Thiền Tông Đông Độ IV.3. Vị trí của Thiền Định trong Thiền Vipassana và Thiền Tông IV.3.1. Định trong Thiền Vipassana IV.3.2. Định đối với Thiền Tông.