Không quá chú tâm.
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra.
2. Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra.
2. Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?
Có phải do mong muốn điều gì xảy ra?
Hay muốn chấm dứt điều gì đang xảy ra?
Thường thì chúng ta mắc phải những lỗi này.
3. Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra.
Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra.
4. Hiện giờ tâm đang ở đâu? Đang quan sát bên trong tâm và thân của minh hay đang quan sát bên ngoài.
5. Chỉ khi nào tâm quan sát không có tham, sân hoặc lo âu, sợ sệt thì tâm thiền mới khởi sinh.
6. Cố tạo ra điều gì mới là tham.
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là sân.
Không hay biết điều gì đang xảy ra hay đã chấm dứt là si.
7. Đừng kỳ vọng.
Đừng mong muốn.
Đừng lo lắng, băn khoăn.
Vì tâm mong cầu, ham muốn hay lo lắng thì pháp hành sẽ bị trở ngại.
8. Luôn kiểm tra lại thái độ trong khi hành thiền.
9. Việc hành thiền là chấp nhận, thư giãn và quan sát bất kỳ điều gì xảy ra cho dù là tốt hay xấu.
10. Sẽ là không công bằng nếu chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt và không muốn có những kinh nghiệm khó chịu xảy ra (cho dù là nhỏ nhất).
11. Đừng hành thiền với tâm mong cầu điều gì xảy ra.
Mong cầu điều gì chỉ làm cho tâm thêm căng thẳng và mệt mỏi.
12. Pháp hành sẽ không còn đúng nếu chúng ta cố gắng tạo ra kinh nghiệm mà mình mong muốn. Hãy chỉ hay biết và quan sát những gì đang xảy ra đúng với bản chất của nó.
13. Nếu thấy tâm mệt mỏi nghĩa là có sự mất quân bình.
Việc hành thiền sẽ trở nên khó khăn nếu tâm bị căng thẳng.
Khi tâm hay thân mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thái độ chân chánh trong việc quan sát hay không?
14. Tâm và thân phải được thoải mái.
Tâm thiền phải luôn thư giãn và bình an.
Tâm nhẹ nhàng, rỗng rang sẽ giúp cho việc hành thiền tốt đẹp.
15. Hãy tự hỏi:
Tâm đang làm gì?
Đang suy nghĩ hay đang hay biết?
16. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ.
Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm suy nghĩ, mà để nhận ra suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh.
17. Tâm quan sát có sự hay biết một cách sâu sắc hay chỉ hời hợt?
18. Không cần loại bỏ phiền não.
Chỉ cần hay biết, ghi nhận phiền não khi chúng sinh khởi, vì mục đích của việc hành thiền là quan sát và học hỏi bản chất của phiền não và các hiện tượng diễn ra trên tâm và thân.
19. Đối tượng không quan trọng.
Tâm ở đằng sau đang quan sát đối tượng thì quan trọng hơn.
20. Chỉ khi có đức tin (Saddha), tinh tấn (Viriya) mới sinh khởi.
Chỉ khi có tinh tấn, niệm (Sati) sẽ liên tục.
Chỉ khi niệm liên tục, định (Samadhi) mới được thiết lập.
Chỉ khi định được thiết lập, sự hiểu biết thực sự mới đến.
Khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin sẽ được tăng trưởng.
21. Chỉ quan sát những gì đang xảy ra trong thời khắc hiện tại.
Không trở lui về quá khứ, mà cũng không hướng đến tương lai
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Xem bản Tiếng Anh tại; http://sayadawutejaniya.org/wp-content/uploads/2008/08/right_attitude_23_points.pdf
Hay muốn chấm dứt điều gì đang xảy ra?
Thường thì chúng ta mắc phải những lỗi này.
3. Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra.
Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra.
4. Hiện giờ tâm đang ở đâu? Đang quan sát bên trong tâm và thân của minh hay đang quan sát bên ngoài.
5. Chỉ khi nào tâm quan sát không có tham, sân hoặc lo âu, sợ sệt thì tâm thiền mới khởi sinh.
6. Cố tạo ra điều gì mới là tham.
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là sân.
Không hay biết điều gì đang xảy ra hay đã chấm dứt là si.
7. Đừng kỳ vọng.
Đừng mong muốn.
Đừng lo lắng, băn khoăn.
Vì tâm mong cầu, ham muốn hay lo lắng thì pháp hành sẽ bị trở ngại.
8. Luôn kiểm tra lại thái độ trong khi hành thiền.
9. Việc hành thiền là chấp nhận, thư giãn và quan sát bất kỳ điều gì xảy ra cho dù là tốt hay xấu.
10. Sẽ là không công bằng nếu chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt và không muốn có những kinh nghiệm khó chịu xảy ra (cho dù là nhỏ nhất).
11. Đừng hành thiền với tâm mong cầu điều gì xảy ra.
Mong cầu điều gì chỉ làm cho tâm thêm căng thẳng và mệt mỏi.
12. Pháp hành sẽ không còn đúng nếu chúng ta cố gắng tạo ra kinh nghiệm mà mình mong muốn. Hãy chỉ hay biết và quan sát những gì đang xảy ra đúng với bản chất của nó.
13. Nếu thấy tâm mệt mỏi nghĩa là có sự mất quân bình.
Việc hành thiền sẽ trở nên khó khăn nếu tâm bị căng thẳng.
Khi tâm hay thân mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thái độ chân chánh trong việc quan sát hay không?
14. Tâm và thân phải được thoải mái.
Tâm thiền phải luôn thư giãn và bình an.
Tâm nhẹ nhàng, rỗng rang sẽ giúp cho việc hành thiền tốt đẹp.
15. Hãy tự hỏi:
Tâm đang làm gì?
Đang suy nghĩ hay đang hay biết?
16. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ.
Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm suy nghĩ, mà để nhận ra suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh.
17. Tâm quan sát có sự hay biết một cách sâu sắc hay chỉ hời hợt?
18. Không cần loại bỏ phiền não.
Chỉ cần hay biết, ghi nhận phiền não khi chúng sinh khởi, vì mục đích của việc hành thiền là quan sát và học hỏi bản chất của phiền não và các hiện tượng diễn ra trên tâm và thân.
19. Đối tượng không quan trọng.
Tâm ở đằng sau đang quan sát đối tượng thì quan trọng hơn.
20. Chỉ khi có đức tin (Saddha), tinh tấn (Viriya) mới sinh khởi.
Chỉ khi có tinh tấn, niệm (Sati) sẽ liên tục.
Chỉ khi niệm liên tục, định (Samadhi) mới được thiết lập.
Chỉ khi định được thiết lập, sự hiểu biết thực sự mới đến.
Khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin sẽ được tăng trưởng.
21. Chỉ quan sát những gì đang xảy ra trong thời khắc hiện tại.
Không trở lui về quá khứ, mà cũng không hướng đến tương lai
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
Xem bản Tiếng Anh tại; http://sayadawutejaniya.org/wp-content/uploads/2008/08/right_attitude_23_points.pdf