CHỮ NGHĨA VÀ CHÂN LÝ

CHỮ NGHĨA VÀ CHÂN LÝ

Sư Wu Jincang (Vô Tận Tạng) hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
– Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
– Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
– Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được ? – Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
– Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn giải chân lý.
Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ... ngón tay với mặt trăng.

NHỮNG KINH NÀO NÊN '' TỤNG ''

Mỗi người chúng ta không nên tụng suông Kinh Kim Cang, Kinh A Di Ðà, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm. Mình phải tụng cho rõ ràng bộ kinh trong tâm thì mới tốt.
Bạn tụng bộ kinh '' chân thật tu hành '' tức là khi tâm chẳng có đố kỵ,
chẳng cống cao ngã mạn, chẳng chấp trước vào cái ngã một cách nặng nề, chẳng chấp cứng vào kiến giải của mình thật sâu.
Nếu bạn tụng kinh song vẫn tồn tại những tâm trên thì tuy bạn có tụng nhưng kì thực là không biết tụng.

ST