Tĩnh lặng

Đừng làm một vị Phật

Thư Thầy trò (76)


Tác giả: Viên Minh - Thường Giác

Tạo ra bản ngã

Giải thoát khỏi mọi hành vi vị ngã mà không có cố gắng

Tín Tâm Minh

Tác giả: Tăng Xán
Dịch giả: Trúc Thiên

Vô thường, Khổ, Vô ngã - 3 loại Khổ - "Khi tâm thanh tịnh..." - Giới luật

  • (Như Tuệ trích ghi từ Trà Đạo Bửu Long)

Chánh Kiến - “Bặt dứt tư tưởng” - Thực hành Tứ Niệm Xứ - Thực tánh và Thực tướng – Pháp và Giác ngộ Pháp

(Như Tuệ trích ghi từ Trà Đạo Bửu Long)
Tác giả: Viên Minh

"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" - Chế ngự sân

Tác giả: Viên Minh

Hiểu đúng Thiền Vipassanā

(Trích Trà Đạo - Như Tuệ ghi)
Tác giả: Viên Minh

Thư gởi Thầy (69)

Tác giả: Tâm Ngọc

Thư Thầy trò (75)

Tác giả: Viên Minh - Minh Thường

Thư Thầy trò (74)

Tác giả: Viên Minh - Nguyên Từ

Thư Thầy trò (73)

Tác giả: Viên Minh - Tâm Ngọc

Minh Sát Tu Tập 3 (Thực hành)

PHẦN II:
THỰC HÀNH
"... Này các Tỳ kheo, đã lâu ngày kẻ vô văn phàm phu đắm trước, xem là của tôi, chấp thủ: cái này là tôi, cái này là của tôi, cái này là tự ngã của tôi." (S. II, 94.)

Minh Sát Tu Tập 2 (Lý thuyết)



PHẦN I:
LÝ THUYẾT

Minh Sát Tu Tập 1

Minh Sát Tu Tập
Tác giả: Achaan Naeb Mahàniranonda
Thiền viện Boonkanjanaram

Dịch giả: Pháp Thông

VẤN ĐẠO với Nữ Thiền Sư Achaan Naeb



A: Achaan Naeb; T: Thiền sinh.
(Thiền sinh thứ nhất là một vị sư đã hành thiền ở đây được khoảng một tháng)
A: - Sư biết sắc ngồi, sắc đi bằng cách nào?

Bàn về Nghiệp - Krishnamurti

Hôm nay là kết quả của hôm qua, mà cũng là nguyên nhân của ngày mai; nguyên nhân trở thành kết quả và kết quả lại làm nhân. Cái này chảy hòa vào trong cái kia. Không có một lúc nào mà nhân lại không đồng thời là quả. Chỉ có một cái gì được tách riêng để quan sát thì mới cố định trong nhân và quả của nó. Hạt của cây sồi không thể trở thành gì khác ngoài cây sồi. Cái tách riêng là một vật chết; nhưng con người không phải là một thực thể bị tách rời để khảo sát, nó có thể thành bất cứ cái gì nó muốn. Nó có thể phá vỡ hoàn cảnh giới hạn của nó - và nó cần phá vỡ, nếu muốn khám phá ra cái thực.

Nghệ thuật lắng nghe - Quan sát chính mình


Nghe trong tĩnh lặng
Này bạn, có bao giờ bạn ngồi thật yên lặng, không chú ý tới bất cứ điều gì, không cố gắng tập trung tư tưởng, mà chỉ ngồi với một trí não hết sức tĩnh lặng, thật sự tịch tịnh? Bấy giờ bạn mới nghe tất cả phải không? Bạn nghe những âm thanh từ xa, rồi gần hơn và thật gần ngay cạnh bạn – có nghĩa là bạn đang nghe tất cả. Trí não không bị hạn chế phải nghe từ duy nhât một kênh nông cạn hẹp hòi nào cả. Nếu bạn có thể nghe như thế, nghe trong tĩnh lặng, trong tự do giải thoát, không căng thẳng, bạn sẽ thấy nội tâm thay đổi một cách kỳ diệu – một đổi thay ngoài sự mong muốn hay yêu cầu của bạn, và trong cuộc đổi thay đó có cái đẹp vô cùng và tuệ giác sâu thẳm.

Giòng Sông Của Ðời Sống


Tôi tự hỏi có khi nào bạn đi dọc theo bờ sông, bạn chợt thấy có một cái vũng ao nhỏ nằm kế bên giòng sông hay không? Chắc là có, anh chàng câu cá nào đã đào chơi để đó. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt: giòng sông thì rộng, sâu, luôn trôi chảy không ngừng nghỉ, trong khi vũng nước đặc sệt những bùn lầy vì nó nằm một chỗ, không thông thương với giòng sông. Dĩ nhiên là không thể nào có cá lội trong vũng nước đó được, không thể nào sinh động như giòng sông. Bạn có thấy nhân loại giống như thế hay không? Mỗi người tự đào lấy một cái vũng nhỏ cho mình, ẩn nấp trong đó, tự tách rời ra khỏi mạch sống của cuộc đời kẹt cứng trong vũng nước ao tù đó cho tới chết và gọi là sự dính mắc, thối rửa, đó là kiếp người.

Kiếp Dã Tràng


Một thiền sư trứ danh người Thái Lan là ngài Achahn Chah từng nói rằng hành giả đừng quá tin tưởng vào cảm giác bản thân. Những gì mình thấy thích thú hay ghét sợ nhiều khi chỉ là một sự hiểu lầm. Có điều là xưa giờ thiên hạ thường khi không chịu suy lý bằng trí tuệ, mà chỉ đánh giá vấn đề theo tình cảm thương ghét của mình.

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN PĀLI

Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà.

Huyền Nghĩa Vô Danh Tăng


Trong đời, có lẽ không có gì đáng ghê người bằng hình ảnh ngọ nguậy của con sâu, và không có gì đẹp bằng hình ảnh phất phới bay của con bướm màu sặc sỡ. Nhưng hai con chỉ là một từ trong bản chất. Đó là điều huyền mật nhất giữa trần gian. Sinh tử hoà nhập với Niết-bàn, tội lỗi trộn lẫn với thanh cao, giác ngộ ẩn tàng trong vô minh, bóng tối chan hòa cùng ánh sáng, tất cả đều chỉ là một. Chỉ có các bậc chân nhân, như vị vô danh tăng trong Thiên long bát bộ, mới nhận ra và âm thầm thể hiện được huyền nghĩa đó giữa cuộc sống bình nhật đời thường.

Đọc kinh sách với tâm kinh

Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo
Ngã trừ sưu cú bách vô công

(Tô Đông Pha)
Có những tác phẩm, ta viết về nó cả ngàn trang vẫn thấy thiếu, mà có khi một chữ lại thấy thừa. Bát nhã Tâm kinh là vậy. Viết về Tâm kinh bằng cái tục trí của chúng ta là lấy gươm chém vào hư không, và mong tìm ra dấu vết. Bài viết nhỏ này, với những giới hạn tất yếu của nó, chỉ xin đề cập đến một câu ngắn trong Tâm kinh, mà ảnh hưởng của nó đã tác động sâu xa đến những ai mong muốn tìm vào thế giới kinh điển Phật giáo bằng tất cả tâm nguyện “tín, giải, thọ, trì.”

Nhàn Đàm Từ Chiếc Máy Tính

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự bùng nổ thông tin như muốn nhận chìm chúng ta vào trong dòng lũ cuốn. Thông tin chồng chất thông tin, những ấn phẩm thi nhau ra đời, dữ liệu không ngừng được cập nhật từng phút, từng giây trên mạng. Nếu ngày xưa chúng ta phải tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm dữ liệu, thì giờ đây chúng ta lại phải tốn nhiều thời gian hơn thế nữa để tiêu hóa cả núi thông tin cho mỗi một vấn đề. Chiếc máy tính ra đời vừa góp phần vào sự bùng nổ thông tin, vừa như một công cụ để giúp con người xử lý vấn nạn này.

Thời gian và vĩnh cửu

To see a World in a Grain of Sand
And a Heaven in a Wild Flower
Hold Infinity in the palm of your hand
And Eternity in an hour

Nhìn ra thế giới trong hạt bụi
Thiên đường hiển lộ giữa cành hoa
Trong lòng tay : Vô Biên diệu vợi
Nắm Thiên Thu trong mỗi giờ qua

Phật trên đường phố




Sư hành khất ("Begging Monks") của Taisen Deshimaru
Tôi đọc được trên mạng một truyện kể lại của tác giả Huệ Khải. Ngắn nhưng vô cùng thâm thúy, nội dung như sau:

Nhậm Ngã Hành – Cái tôi và bản lĩnh


Trong tất cả các tác phẩm của Kim Dung, có lẽ chỉ có ba nhân vật văn võ toàn tài, vừa có võ công tuyệt đỉnh lại vừa có trí huệ sắc bén, và là ba nhân vật kiêu ngạo bậc nhất.
Đó là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Kim Mao Sư Vương TạTốn và Giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo Nhậm Ngã Hành.Nếu Hoàng Dược Sư hấp dẫn người đọc bởi cái tài hoa cô độc, nếu Tạ Tốn khiến người đọc kính nể vì kiến văn uyên bác, thì Nhậm Ngã Hành làm người đọc khoan khoái vì chất lỗ mãng giang hồ. Và ông là bậc đại tôn sư võ học duy nhất không ngần ngại phô diễn cái tôi với tất cả cái xấu lẫn cái tốt của nó, đúng với cái tên Nhậm Ngã Hành (làm theo ý mình).

Nhân một câu văn của Hòa thượng Tinh Vân

LTS: Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN
Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:

Từ ánh Bồ-đề

Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền trong bóng đêm mù mịt khiến họ cảm thấy kinh hãi trước sự vĩ đại của cái bao la huyền mật. Toàn thế giới như luôn bị điều động và chi phối bởi những thế lực siêu nhiên. Một vì sao đổi ngôi cũng có thể là cỗ xe của đấng Tối Cao đang di chuyển, một tia chớp cũng trở thành cơn thịnh nộ của thần linh, một tiếng sóng vỗ cũng là âm thanh của yêu ma quỷ quái.

DUY TUỆ THỊ NGHIỆP

Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo.

HỮU HÀ SAI BIỆT?


egoChúng ta chắc hẳn không ai là không từng đôi lần trong đời, khi ngồi trong một bàn tiệc hay một cuộc họp mặt, bị “tra tấn” bởi những người luôn cố tìm mọi cách để phô trương Cái Tôi của họ, trước mắt bàn dân thiên hạ, mà không cần biết “món hàng” được show off đó gây phiền toái ra sao cho mọi ngườiThiên tài Pascal từng nói “Cái Tôi thật đáng ghét” (le moi est haïssable). Còn Phật giáo thì xem ngã mạn là một trong những chướng ngại trên con đường tu tập.

Tản mạn về địa ngục, thiên đàng

Con người ai cũng có ước mơ. Kẻ thì mơ cảnh giàu sang, người thì mơ được thông minh, xinh đẹp, người khác lại mơ được nổi tiếng… Cứ 100 người thì có lẽ đã có đến 101 ước mơ! Hễ đời sống thực tế càng bế tắc thì con người lại càng ước mơ nhiều, để bù đắp vào những cái còn thiếu trong cuộc sống. Cũng như khi đời sống nội tâm càng nghèo nàn thì người ta càng hướng về ngoại vật.

Diệu nghĩa chữ 'không'

Yêu chân lý có nghĩa là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý luôn nằm cận kề bên cái chết.
(Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort – Simone Weil)

ĐI TÌM HẠNH PHÚC

... Bức tranh trần thế luôn hiện hữu sống động tại đây và bây giờ...Ba thời, quá khứ, hiện tại, vị lai xảy ra trong từng sát na tạo nên khúc nhạc vô thường. Đó là cung điệu dặt dìu mất biên giới thời gian, như những giọt sương thu long lanh đậu trên búp non hoa lá, tuy hiện diện hoang sơ trong từng sát na hiện thực, nhưng khoảnh khắc an nhiên tịch tịnh đã trở thành thiên thu bất tử...

Ai Tu? Ai Giác Ngộ?

Trên cao, mây vẽ những mảng chập chùng giữa tầng không một màu lam bạc, trời Sydney vẫn chưa tỉnh giấc nhưng âm thanh xe cộ ngược xuôi đã đánh thức một bình minh của tấp nập mưu sinh. Vy tản bộ cùng làn gió sớm mơn man dịu dàng thanh khiết. Hốt nhiên, càn khôn bừng vỡ trong nàng từng lỗ chân lông, vũ trụ đang thở sâu mùi tinh khôi bát ngát trọn vẹn nét nguyên sơ tĩnh lặng. Khoảnh khắc ấy, không còn biên giới cách ngăn giữa Vy với vạn loài, giữa Vy và người trong thế giới tương giao vĩnh hằng lấp lánh một loại tình thương toàn chân mỹ thiện.

CỐT TỦY NHỮNG LỜI THUYẾT GIẢNG


Hỏi: Chúng ta có nên hình thành cái khái niệm về người nào đó hay chăng?

J. Krishnamurti:
Bộ chúng ta nên có khái niệm về người khác chăng? Bộ chúng ta nên hình thành một quan điểm, đánh giá, xét nét về người khác chăng? Khi bạn có khái niệm về thầy của bạn, thì có cái gì là quan trọng đối với bạn?
Tôi không nói về bản thân vị thầy, nhưng nói về cái khái niệm của bạn về vị thầy. Và đó là chuyện xẩy ra trong cuộc đời, đúng không?
Chúng ta đều có ý kiến về người này, người khác, đúng không? Chúng ta nói: " Hắn thì tốt", "Hắn thì phù phiếm", Hắn thì mê tín", "Hắn làm cái này, cái kia"...

Đạo sư - Nhà giáo dục chân chính

Tác giả: Krishnamurti

Chứng kiến vô chọn lựa - Không phương pháp

Tác giả: Osho

Chấp nhận mất mát

Tác giả: Ottamasara

Đối diện với nỗi sợ chết


Tác giả: Viên Minh

Thư Thầy trò (73)

Tác giả: Viên Minh - Tâm Ngọc