ABHIDHAMMATTHASANGAHA THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN - Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU dịch và giải (Tiếp Theo)

CHƯƠNG NĂM
VÌTHIMUTTA (Ra ngoài lộ trình): CÁC ÐỀ TÀI ÐƯỢC BÀN ÐẾN

I. PÀLI VĂN.

- 1) Vìthicittavasenevam pavattiyamudìrito, Pavattisangaho nàma sandhiyan dàni vuccati.
2) Catasso bhùmiyo, catubbidhà patisandhi, cattàri kammàni, catudhà maranuppatti ceti vìthimuttasangahe cattàri catukkàni veditabbàni.

II. THÍCH VĂN.

- Pavattiyamudìrito: Ðã giải thích sự diễn tiến của tâm. Vìthicittavasena: Theo lộ trình của tâm. Sandhiyam: Sự nối liền. Dàni: Nay. Cuccati: Nói đến. Maranuppatti: Nhân của chết. Vìthimuttasangaho: Sự tổng hợp các pháp ra ngoài lộ trình. Veditabbàni: Cần phải biết đến.

III. VIỆT VĂN.

- 1) Ðã nói đến sự diễn tiến của tâm qua lộ trình. Nay nói đến sự diễn tiến của tâm lúc tái sanh.
2) Trong sự tổng hợp của tâm thoát ngoài lộ trình, 4 loại 4 thứ cần được biết tức là 4địa, 4 sự tái sanh, 4 nghiệp, 4 nguyên nhân của chết.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Sự diễn tiến của tâm có hai: 1) Ngang qua lộ trình (Vìthicitta) như đã nói đến trước. 2) Khi tái sanh, tiếp nối từ đời nay qua đời khác. Phần trước đã nói đến trong các chương trước. Nay nói đến phần thứ hai.
BỐN ÐỊA
I. PÀLI VĂN.

- 3) Tattha apãyabhùmi, kãmasugatibhùmi, rùpàvacarabhùmi, arùpàvacarabhùmi ceti catasso bhùmiyo nàma.
4) Tàsu, nirayo, tiracchànayoni, pettivisayo, asurakàyo ceti apàyabhùmi catubbidhà hoti.
5) Manussà càtummahàràjikà, tàvatinsà, tusità, nimmànarati, paranimmitavasavattì ceti kàmasugatibhùmi sattavidhà hoti.
Sà panàyam, ekàdasavidhà pi kàmàvacarabhùmicceva sankhamgacchati.

II. THÍCH VĂN.

- Apàyabhùni: Ác thú địa. Kàmasugatibhùmi: Dục giới thiện thú địa. Niraya: Ðịa ngục. Tiricchànayoni: Súc sanh. Pettivisaya: Ngạ quỷ. Asurakàya: A-tu-la. Càtummahàràjikà: 4 thiên vương. Tàvatimsà: Tam thập tam thiên. Yàmà: Dạ ma thiên. Tusità: Ðâu suất đà thiên. Nimmànarati: Hóa lạc thiên. Paranimmitavasavattì: Tha hóa tự tại thiên. Sattavidhà: Có 7 loại. Sankham gacchanti: Tổng hợp.
III. VIỆT VĂN.

- 3) Ở đây 4 địa là Ác thú địa, Dục giới thiên địa, Sắc giới địa, Vô sắc giới địa.
4) Ở đây ác thú địa này có 4 = Ðịa ngục, súc sanh, ngã quỷ và A-tu-la.
5) Dục giới thiên có 7 = Loài người, Tứ thiên vương, Tam thập tam thiên, Dạ ma thiên, Ðâu suất đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
Như vậy Dục giới địa tổng cộng có 11 cõi tất cả.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Apàya: apa + aya: Chỗ không có hạnh phúc. Niraya: Nis + aya (từ chữ ì): Ði đến chỗ tiêu diệt.
Tiracchàna: Tiro: Ngang Acchàna: Ði. Các súc sanh đi ngang, bò xuống, không đi thẳng như người.
Peta: Pa + i + ta: Chúng sanh đã đi nghĩa là đã chết. Chúng không phải là ma quỷ vô hình. Chúng có sắc thân nhưng mắt người không có thể thấy. Chúng không có cảnh giới riêng. Chúng sống trong rừng hay tại các chỗ nhớp nhúa.
Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không có chói sáng. Những A-tu-la này khác với một loại A-tu-la thù nghịch với chư thiên và sống ở Tam thập tâm thiên.
Manussa: Loài người. Ma-no Ussannam etesam, những người có những tâm cao thượng. Chữ Phạm Manusya nghĩa là con của Manu, loài người trở thành văn minh sau vị tu sĩ Manu.
Càtummahàràjika: Tứ thiên vương. Cõi này là cõi thấp nhất trong các cõi chư Thiên.
Tàvatimsa: Tam thập tam thiên Sakka, Ðế Thích ở tại đây. Sở dĩ được gọi như vậy là theo tích truyện có 33 vị, dưới sự hướng dẫn của Magha đã làm những thiện sự và được sinh vào cõi này.
Yàma: Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Diệt trừ khổ đau nên gọi là Yàma.
Tusita: Những vị sống sung sướng. Theo tục truyền, vị Bồ tát tương lai sống tạ đây và chờ đợi cơ hội thuận tiện để sinh ra làm người và thành Phật.
Nimmànarati: Những vị sống hoan lạc trong những lâu đài tự tạo ra.
Paranimmitavasavatti: Những vị đem dưới quyền của mình các vật do các vị khác hóa hiện.
SẮC GIỚI THIÊN VÀ VÔ SẮC GIỚI THIÊN
I. PÀLI VĂN.

- 6) Brahamapàrisajjà, Brahmapurohità, Mahàbrahmà ceti pathamajjhànabhùmi, Parittàbhà, Appamànàbhà, Àbhassarà ceti dutiyajjhànabhùmi. Parittasubhà, Appamànasubhà, Subhakinhà ceti tatiyajjhànabhùmi. Vehapphalà, Asannasattà, Suddhàvàsà ceti catutthajjhànabhùmì ti rùpàvacarabhùmi solasavidhà hoti. Avihà, Atappà, Sudassà, Sudassì, Akanitthà ceti suddhàvàsa-bhùmi pancavidhà hoti.
7) Àkàsànancàyatanabhùmi, Vinnànancàyatanabhùmi, Àkincànnàyatanabhùmi, Nevasannànàsannàyatanabhùmi ceti arùpabhùmi catubbidhà hoti.

II. THÍCH VĂN.

- Brahmapàrisajjà: Phạm chúng thiên. Brahmapurohità: Phạm phụ thiên. Mahàbrahmà: Ðại Phạm Thiên. Parittàbhà: Thiểu quang thiên. Appamànàbhà: Vô lượng quang thiện. Àbhassarà: Quang âm thiên. Parittasubhà: Thiểu tịnh thiên. Appamanàsubhà: Vô lượng tịnh thiên. Subhakinhà: Biến tịnh thiên. Vehapphalà: Quảng quả thiên. Asannasattà: Vô tưởng thiên. Suddhàvàsà: Phước sanh thiên. Solasavidhà: 16 loại. Avihà: Vô phiền thiên. Atappà: Vô nhiệt thiên. Sudassà: Thiện hiện thiên. Sudassì: Thiện kiến thiên. Akanitthà: Sắc cứu cánh thiên.
III. VIỆT VĂN.

- 6) Ðệ nhứt thiền thiên có ba: Phạm chúng thiên. Phạm phụ thiên. Ðại Phạm thiên. Ðệ nhị thiền thiên có ba: Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên. Ðệ tam thiền thiên có ba: Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên. Ðệ tứ thiền thiên có ba: Quảng quả thiên, Vô tưởng thiên, Phước sanh thiên. Phước sanh thiên chi làm 5: Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện hiện thiên, Thiện kiến thiên và Sắc cứu kính thiên.
7) Vô sắc giới thiên có 4: Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiên và Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Có ba Phạm thiên, chỗ sanh trưởng của những vị đã chứng sơ thiền. Cảnh giới thấp nhất là Phạm chúng thiên nghĩa là những vị sanh ra giữa những đồ chúng của Ðại Phạm Thiên. Cảnh thứ hai là Phạm phụ thiên nghĩa là những phụ tá, những tổng trưởng của Ðại Phạm Thiên. Cảnh giới thứ ba là Ðại Phạm Thiên. Các vị này được gọi vậy vì các vị này sống lâu hơn; hình thái đẹp hơn và nhiều hạnh phúc hơn.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 8) Puthujjanà na labbhanti suddhàvàsesu sabbathà.
Sotàpannà ca sakadàgàmino càpi puggalà.
Ariyà nopalabbhanti asannàpàyabhùmisu.
Sesatthànesu labbhanti aryànariyà pi ca.

II. THÍCH VĂN.

- Puthujjanà: Phàm phu. Suddhàvàsesu: Ở Phước sanh thiên. Ariyà: Các bậc thánh. Anariyà: Các bậc không phải thánh.
III. VIỆT VĂN.

- 8) Ở Phước sanh thiên, các phàm phu, các bậc Dự lưu, Nhứt Lai không có sanh trong mọi trường hợp. Các vị Thánh không có sanh trong Vô tưởng thiên và ác thú. Các vị Thánh hay không phải Thánh sanh trong những cảnh giới còn lại.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ở Phước sanh thiên, chỉ có các vị A-na-hàm và A la hán sanh. Các vị A-na-hàm được sanh ở đây, chứng quả A la hán và sống cho đến khi thọ mạng mãn.
CÁC LOẠI KIẾT SANH THỨC Ở ÁC THÚ
I. PÀLI VĂN.

- 9) Apàyapatisandhi, kàmasugatipatisandhi, rùpàvacarapatisandhi, arùpàvacarapatisandhi ceti catubbidhà patisandhi nàma.
10) Tattha akusalavipàkopekkhàsahagatasantìranam apàyabhùmiyam okkantikkhane patisandhi, hutvà, tato param bhavangam, pariyosànecavanam ca hutvà vocchijjati. Ayamekàpàyapatisandhi nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Okkantikkhane: Khi thác sanh vào. Pariyosàne: Cuối cùng.
III. VIỆT VĂN.

- 9) Kiết sanh thức có 4: Ác thú kiết sanh thức, Dục giới thiên kiết sanh thức, Sắc giới thiên kiết sanh thức và Vô Sắc giới thiên kiết sanh thức.
10) Ở đây, Suy đạc tâm, bất thiện dị thục tương ưng với xả làm Kiết sanh thức khi thác sanh vào Ác thú, rồi thành Hữu phần, cuối cùng thành Tử thức và bị diệt. Ðó là kiết sanh thức độc nhất ở Ác thú.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Kiết sanh thức ở Ác thú là Suy đạc tâm câu hữu với xả và thuộc bất thiện dị thục.
KIẾT SANH THỨC Ở DỤC GIỚI
I. PÀLI VĂN.

- 11) Kusalavipàkopekkhàsahagatasantìranam pana kàmasugatiyam manussànam ceva jaccandhàdìnam, bhummanissitànam ca vinipàtikasurànam patisandhi-bhavanga-cuti-vasena pavattati. Mahàvipàkàni pana attha sabbatthà pi kàmasugatiyam patisandhi-bhavanga-cuti-vasena pavattanti. Imà nava kàmasugatipatisandhiyo nàma.
Sà panàyam dasavidhà pi kàmàvacarapatisandhicceva sankham gacchati.

II. THÍCH VĂN.

- Jaccandhàdìnam: Những người sanh ra đã mù v.v... Bhummanissitànam: Bị hệ thuộc với địa giới. Vinipàtikàsurànam: Những A-tu-la bị đọa lạc. Dasavidhà: Có 10 loại. Sankham gacchati: Tổng quát, tổng cộng.
III. VIỆT VĂN.

- 11) Thiện Dị-thục Suy-đạc câu hữu với xả làm phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm cho những người sinh ra đã mù v,v... và những A-tu-la bị đọa lạc. Còn 8 Ðại Dị-thục trong mọi trường hợp làm phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm cho những chúng sanh sanh ở Dục giới thiên. 9 Kiết sanh thức này gọi là Kiết sanh thức trong Dục giới thiên. Những Kiết sanh thức ấy họp thành Kiết sanh thức ở Dục giới.SỐ LƯỢNG TUỔI THỌ
I. PÀLI VĂN.

- 12) Tesu catunnam apàyànam, manussànam vinipàtikàsurànam ca àyuppamànagananàya niyamo natthi. Càtummahàràjikànam pana devànan dibbàni pancavassasatàni àyuppamànam. Manussagananàya navutivassasatasahassappamànam hoti. Tato cattuggunam tàvatimsànam. Tato catuggunam yàmànam. Tato catuggunam tusitanam. Tato catuggunam nimmànaratìnam. Tato catuggunam tusitanam. Tato catuggunam nimmànaratìnam. Tato catuggunam paranimmitavasavitìnam devànam ayùppamànam.
13. Navasatam cekavìsa vassànam kotiyo tathà,
Vassasatasahassàni satthi ca vasavattisu.

II. THÍCH VĂN.

- Àyuppamànaganana: Số lượng tuổi thọ. Yiyamo natthi: Không có hạn định. Dibbàni pancavassasatàni: 500 tuổi trời. Navutivassasatasahassappamànam: Số lượng 9.000.000 năm. Catuggunam: 4 lần nhiều hơn. Navasatam: 900. Ekavìsa: 21. Koti: 10 triệu (10.000.000).
III. VIỆT VĂN.

- 12) Không có hạn định về số lượng tuổi thọ của những chúng sanh sanh ở 4 cõi Ác thú, của loài người và các A-tu-la bị đọa lạc. Số lượng tuổi thọ của Tứ-thiên-vương là 500 tuổi trời. Tính toán theo tuổi người là 9.000.000 năm. Tuổi thọ của Tam thập tam thiên là 4 lần nhiều hơn, của Dạ ma thiên là 4 lần nhiều hơn, của Ðâu suất thiên là 4 lần nhiều hơn, của Hóa lạc thiên là 4 lần nhiều hơn và của Tha hóa tự tại thiên là 4 lần nhiều hơn.
13. Thọ mạng của Tha hóa tự tại thiên là 9.216.000.000 tuổi người.
KIẾT SANH THỨC Ở SẮC GIỚI
I. PÀLI VĂN.

- 14) Pathamajjhànavipàkam pathamajjhànabhùmiyam patisandhi-bhavanga-cutivasena pavattati, tathà dutiyajjhànavipàkam, tatiyajjhànavipàkanca, dutiyajjhànabhùmiyam, catutthajjhànavipàkam tatiyajjhànabhùmiyam, pancamajjhànavipàkam catutthajjhàna-bhùmiyam. Asannasattànam pana rùpameva patisandhi hoti, tathà tato param pavattiyam cavanakàle ca rùpameva pavattitvà nirujjhati. Imà cha rùpàvacarapatisandhiyo nàma.
II. THÍCH VĂN.

- Tato param: Tiếp theo đó. Cavanakàle: Khi lâm chung.
III. VIỆT VĂN.

- 14) Sơ thiền dị thục tâm tác động ở sơ thiền giới, phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm. Cũng vậy đệ nhị thiền dị-thục tâm và đệ tam thiền dị-thục tâm ở đệ nhị thiền thiên giới, đệ tứ thiền dị-thục tâm ở đệ tam thiền thiên giới, đệ ngũ thiền dị-thục tâm ở đệ tứ thiền thiên giới. Riêng đối với chúng sanh ở Vô tưởng thiên, Kiết sanh thức là sắc pháp và tiếp theo đó cũng vậy trong đời sống và khi lâm chung, chỉ có sắc pháp tồn tại và diệt mất. Những tâm này là 6 Kiết sanh thức ở Sắc giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các địa giới thiền phân loại theo kinh tạng nên chỉ có 4, nhị thiền và tam thiền hợp lại thành một.
THỌ MẠNG TRÊN SẮC GIỚI THIÊN
I. PÀLI VĂN.

- 15) Tesu brahmapàrisajjànam devànam kappassa tatiyo bhàgo àyuppamànam, brahmapurohitànam upaddhakappo, mahàbrahmànam eko kappo, parittàbhànam dve kappàni, appamànàbhànam cattàri kappàni, àbhassarànam attha kappàni, parittasubhànam solasa kappàni, appamànasubhànam dvattimsaka ppàni, subhakinhànam catusatthi kappàni, vehapphalànam asannasattànanca panca kappasatàni, avihànam kappasahassàni, atappànam vehapphalànam dve kappasahassàni, sudassànam cattàri kappasahassàni, sudassìnam attha kappasahassàni, akanitthànam solasa kappasahassàni.
II. THÍCH VĂN.

- Kappa: Kiếp. Tatiyo bhàgo: Một phần ba. Upaddhakappa: Một nửa kiếp.
III. VIỆT VĂN.

- 15) Ở tại các cảnh giới này, thọ mạng của các vị Phạm chúng thiên là 1/3 của một kiếp, các vị Phạm phụ thiên là 1/2 của kiếp; của Ðại Phạm Thiên là một kiếp; của Thiện quang thiên là 2 kiếp; của Vô lượng quang thiên là 4 kiếp; của Quang Âm thiên là 8 kiếp; của Thiện tịnh thiên là 16 kiếp, của Vô lượng tịnh thiên là 32 kiếp; của Biến tịnh thiên là 64 kiếp; của Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên là 500 kiếp; của Vô phiền thiên là 1.000 kiếp; của Vô nhiệt thiên là 2.000 kiếp; của Thiện hiện thiên là 4.000 kiếp; của Thiện kiến thiên là 8.000 kiếp; của Sắc cứu kính thiên là 16.000 kiếp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Kappa: Ở đây ở Ðại kiếp. Có ba loại kiếp: Antarakappa (Trung kiếp), Asankheyyakappa (Vô lượng kiếp) và Mahàkappa (Ðại kiếp). Antarakappa: Trung-kiếp là thời gian tuổi con người lên từ 10 tuổi đến vô số tuổi rồi trụt xuống chỉ có 10 tuổi. 20 trung kiếp như vậy là vô số kiếp (asankheyyakappa), 4 vô số kiếp thành một Ðại kiếp (mahàkappa). Một Ðại kiếp là thời gian cần thiết để quăng cho hết các hột cải trong một khoảng đất rộng, cao và dài một do tuần, cứ 100 năm là quăng một hột cải.
KIẾT SANH THỨC VÀ TUỔI THỌ Ở VÔ SẮC GIỚI - TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 16) Pathamàruppàdivipàkàni pathamàruppàdibhùmisu yathàkkamam patisandhi-bhavanga-cutivasena pavattati Imà catasso àruppapatisandhiyo nàma.
17) Tesu pana àkàsànancàyatanùpagànam devànam vìsati kappasahassàni àyuppamànam vinnànancàyatanùpagànam devànam cattàlisa kappasahassàni, ãkincannàyatanùpagànam devànam satthi kappasahassàni, nevasannànàsannàyatanũpagànam devànam caturàsìti kappasahassàni.
18) Patisandhi bhavangan ca tathà cavanamànasam,
Ekameva tatheveka-visayam cekajàtiyam.

II. THÍCH VĂN.

- Pathamàruppàdivipàkàni: Vô sắc đệ nhứt thiền dị thục tâm v.v... Yathàkkamam: Tùy theo sự thích hợp Àkàsànancàyatanùpagànam: Ðã chứng được không vô biên xứ. Cavanamànasam: Tử tâm. Ekameva tatheva: Giống nhau. Ekavisayam: Một đối tượng. Ekajàtiyam: Trong một đời.

III. VIỆT VĂN.

- 16) Những dị thục tâm của đệ nhứt thiền v.v... ở vô sắc giới hoạt động ở vô sắc sơ thiền cảnh giới v.v... tùy theo sự thích hợp với tánh cách Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm. Chúng là 4 Kiết sanh thức ở Vô sắc giới.
17) Ở những cảnh giới ấy, thọ mạng của Chư Thiên ở không Vô biên xứ là 20 ngàn kiếp, của Chư Thiên ở Thức vô biên xứ là 40 ngàn kiếp, của Chư Thiên ở Vô sở hữu xứ là 60 ngàn kiếp, của Chư Thiên ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ là 84 ngàn kiếp.
18) Trong một đời sống, Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm thuộc một loại và cùng một đối tượng.
BỐN LOẠI NGHIỆP
I. PÀLI VĂN.

- 19) Janakamupatthambhakamupapìlakamupaghàtakam ceti kiccavasena, garukamàsannamàcinnam katattàkammam ceti pàkadànapariyàyena, ditthadhammavedanìyam upapajjavedanìyam aparà-pariyavedanìyam ahosikammam ceti pàkakàlavasena cattàri kammàni nàma.
Tathà akusalam, kàmàvacarakusalam, rùpàvacarakusalam, arùpà-vacarakusalam càti pàkatthànavasena.

II. THÍCH VĂN.

- Janaka: Sanh nghiệp. Upatthambhaka: Trì nghiệp. Upapìlaka: Chướng nghiệp. Upaghàtaka: Ðoạn nghiệp. Kicca: Công tác. Garuka: Cực trọng nghiệp. Àsanna: Cận tử nghiệp. Àcinna: Tập quán nghiệp. Katattà: Tích lũy nghiệp. Pàkadànapari-yàyena: Theo sức mạnh của quả báo. Ditthadhammavedananìya: Hiện báo nghiệp. Upapajjavedanìya: Sanh báo nghiệp. Aparàpariyavedanìya: Hậu báo nghiệp. Ahosikamma: Vô hiệu nghiệp. Pàkakàlavasena: Theo thời gian của quả báo. Pàkatthànavasena: Theo vị trí của quả báo.
III. VIỆT VĂN.

- 19) Về phương diện công tác, có bốn loại nghiệp: sanh nghiệp, trì nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp.
Về phương diện sức mạnh thứ tự đưa đến hình thành của quả báo, có bốn loại nghiệp: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp.
Về phương diện thời gian đưa đến sự thọ lãnh kết quả của nghiệp, có bốn loại nghiệp: hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp.
Về phương diện vị trí quả báo, có bốn loại nghiệp: bất thiện nghiệp, dục giới thiện nghiệp, sắc giới thiện nghiệp và vô sắc giới thiện nghiệp.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Kamma nghĩa là hành động, tạo tác. Nói một cách thiết thực hơn, kamma là những hànhđộng thiện, ác cố ý. Trừ đức Phật và các vị A la hán, hành động cố ý của các loài khác đều gọi là kamma.
Kamma là hành động, vipàka là quả hay phản ứng của nghiệp. Theo Abhidhamma, kamma bao trùm 12 Bất thiện Tâm, 8 Dục giới thiện tâm, 5 Sắc giới thiện tâm, 4 Vô sắc thiện tâm. 8 Siêu thế tâm không gọi là kamma vì những tâm này có tánh cách đoạn trừ căn rễ của kamma, khiến không còn sanh tử. Tại Siêu thế tâm, trí tuệ (pannà) chiếm địa vị ưu thắng. Tại Dục giới tâm, Tư (cetanà) chiếm địa vị ưu thắng. 29 tâm kể trên gọi là kamma, vì chúng chứa khả năng tạo ra quả báo. Có 23 tâm gọi là quả báo dị thục ở Dục giới. 5 tâm là quả báo dị thục ở Sắc giới và 4 tâm là quả dị thục ở Vô sắc giới.
Janakakamma (sanh nghiệp) là nghiệp chi phối sự sanh trưởng trong một đời sau. Sự chết của con người chỉ là sự kết liễu tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt đời sống tương lai của con người.
Theo sớ giải, Janakakamma là nghiệp sanh ra tâm uẩn và sắc uẩn khi mới thọ thai. Tâm đầu tiên là Patisandhi vinnàna (kiết sanh thức) bị chi phối bởi Janakakamma này.
Upatthambhakakamma (trì nghiệp) là nghiệp tiếp theo Janakakamma, duy trì và nâng đỡ nghiệp này cho đến khi mệnh chung. Một thiện trì nghiệp có thể làm con người khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc. Trái lại, một bất thiện nghiệp có thể làm con người bệnh hoạn, đau khổ v.v...
Upapìlakakamma là chướng nghiệp. Nghiệp này, trái với nghiệp trước, làm cho yếu ớt, dừng lại và chậm trễ sự kết thành của sanh nghiệp. Như một người sanh ra với một thiện sanh nghiệp có thể đau đớn bịnh hoạn, do vậy không có kết quả tốt lành của nghiệp thiện.
Upaghàtakakamma, đoạn nghiệp là nghiệp đoạn trừ, tiêu diệt năng lực của sanh nghiệp, như một mũi tên đang bay có thể bị một sức mạnh nào khác cản lại khiến cho mũi tên rơi xuống. Sức mạnh ấy là đoạn nghiệp. Ðoạn nghiệp này có thể thiện hay ác.
Một ví dụ điển hình công năng của các nghiệp trên là đời sống của Devadatta. Thiện sanh nghiệp khiến Devadatta sanh trong gia đình vương giả giàu có. Nhờ trì nghiệp Devadatta được sống hạnh phúc an lạc trong một thời gian khá dài. Vì chướng nghiệp, Devadatta bị nhục nhã khi bị tẩn xuất ra khỏi Giáo hội. Vì đoạn nghiệp, Devadatta bị chết một cách đau đớn.
Garukakamma (cực trọng nghiệp) có thể thiện hay bất thiện. Nghiệp này nhất định tạo quả đời này hay đời sau. Nếu là thiện, thời thuộc ý nghiệp như các thiền tâm. Nếu không phải thiện, có thể khẩu nghiệp hay thân nghiệp. 5 cực trọng nghiệp là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu. Cực trọng này cũng gọi là Ànantariyakamma (vô gián nghiệp) vì nhất định nghiệp này đem đến kết quả trong đời sau. Nếu một người tu thiền và sau làm một cực trọng nghiệp, thiện nghiệp của người này sẽ bị cực trọng nghiệp tiêu trừ. Ðời sống sau này của vị này sẽ bị chi phối bởi cực trọng nghiệp, như Devadatta mất thần thông và phải sanh vào ác thú vì đã làm đức Phật bị thương và phá hòa hợp Tăng. Như vua Ajàtasattu không thể chứng sơ quả vì đã giết phụ vương.
Àsannakamma (cận tử nghiệp) là nghiệp làm ra hay nhớ nghĩ khi lâm chung. Nghiệp này rất quan trọng vì chi phối đến đời sống sau này. Cho nên nhiều lễ nghi tổ chức khiến người sắp chết nhớ lại việc thiện để người ấy được sanh vào những cõi tốt đẹp hơn. Một người ác có thể sanh lên thiện thú nếu khi chết người ấy nhớ hay làm một thiện sự. Trái lại một người thiện có thể chết một cách đau đớn hay sanh vào ác thú nếu khi chết người ấy làm hay nhớ đến một việc ác. Như hoàng hậu Mallika, vợ của vua Kosala sống một đời sống ngay thẳng tốt lành, nhưng chỉ vì khi lâm chung, nhớ đến một lời nói láo của mình, nên phải sống 7 ngày đau khổ trong ác thú.
Àcinnakamma (tập quán nghiệp) là nghiệp thường làm và thường nhớ đến. Chính những hànhđộng trở thành tập quán tác thành cá tánh con người. Cunda, người đồ tể, chết la hét như con heo, vì sống bằng nghề đồ tể, dầu sống bên cạnh chùa của đức Phật. Vua Dutthagàmi ở Tích-Lan thường cúng dường cơm nước cho chư Tăng trước khi ăn cơm. Chính tập quán nghiệp này khiến vua hoan hỷ lúc chết và được sanh lên cõi trời Tusita (Ðâu suất).
Katattàkamma (tích lũy nghiệp) nghĩa là làm những nghiệp không thuộc vào ba loại nghiệp kể trên và những nghiệp làm mà quên liền, thuộc về loại nghiệp này. Nghiệp này như là chỗ chứa đựng các nghiệp cho một chúng sanh.
Ditthidhammavedanìyakamma: Hiện báo nghiệp, là nghiệp đưa đến kết quả hiện tại. Theo Abhidhamma, chúng ta làm thiện hay ác trong giai đoạn Javana (tốc hành tâm), tâm này tồn tại đến 7 Sát-na. Quả báo của tâm sát-na thứ nhất, tâm yếu ớt nhất, có thể được lãnh thọ ngay ở đời này. Như vậy gọi là hiện báo nghiệp. Nếu không thọ lãnh ngay trong đời này, nghiệp ấy gọi là Vô hiệu. Tâm sát-na yếu ớt thứ hai là tâm sát-na thứ 7. Quả báo của tâm này có thể thọ lãnh đời sau thì gọi là Upapajjavedanìya (sanh báo nghiệp). Nghiệp này nếu không đưa đến quả báo đời sau thì được gọi là vô hiệu. Quả báo của các sát-na tâm ở giữa có thể được thọ lãnh bất kỳ lúc nào cho đến khi chứng được Niết bàn. Loại nghiệp này gọi là Aparàpariyavedanìya hậu báo nghiệp. Chính đức Phật và các vị A-la-hán cũng không thoát khỏi nghiệp này. Không có một loại nghiệp đặc biệt gọi là Ahosikamma (Vô hiệu nghiệp), nhưng khi một nghiệp nào phải có quả báo ở đời này hay đời sau, mà không thành tựu được, nghiệp ấy gọi là Ahosikamma.
CÁC NGHIỆP BẤT THIỆN
I. PÀLI VĂN.

- 20) Tattha akusalam kàyakammam, vacìkammam, manokammam ceti kammadvàravasena tividham hoti.
21) Katham? Pànàtipàto, adinnàdànam, kàmesu micchàcàro ceti kàyavinnattisankhàte kàyadvàre bàhullavuttito kàyakammam nàma.
22) Musàvàdo, pisunvàcà, pharusavàcà, samphappalàpo ceti vacìvinnattisankhàte vacìdvàre bàhullavuttito vacìkammam nàma.
23) Abhijjhà, byàpàdo, micchàditthi ceti annataràpi vinnattiyà manasmim yeva bàhullavuttito manokamman nàma.
24) Tesu pànàtipàto, pharusavàcà, byàpàdo ca dosamùlena jàyanti. Kàmesu micchàcàro, abhijjhà micchàditthi ca lobhamùlena. Sesàni cattàri pi dvìhi mùlehi sambhavanti. Cittuppàdavasena panetam akusalam sabbathà pi dvàdasavidham hoti.

II. THÍCH VĂN.

- Pànàtipàta: Sát sanh. Adinnadànam: Lấy của không cho. Kàmesu micchàcàra: Tà dâm. Kàyavinnattisankhàte: Ðược gọi là thân biểu. Bàhullavuttito: Nhiều lần, phần lớn. Dùng chữ này vì những hành động này có thể làm qua những ngưỡng cửa khác. Abhijjhà: Tham. Vyàpàda: Sân. Micchàditthi: Tà kiến. Annataràpi vinnattiyà: Qua các biểu nghiệp khác. Jàyanti: Sinh ra. Sesàni: Còn lại. Cittuppda: Tâm sanh.
III. VIỆT VĂN.

- 20) Ở đây có ba loại bất thiện nghiệp tùy theo nghiệp môn: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
21) Sao? Sát sanh, lấy của không cho, tà dâm gọi là thân nghiệp vì chúng phần lớn làm bởi thân.
22) Nói láo, nói hai lưỡi, ác ngữ, ỷ ngữ gọi là khẩu nghiệp vì chúng phần lớn do miệng thốt ra.
23) Tham, sân, các tà kiến gọi là ý nghiệp vì chúng phần lớn làm bởi ý.
24) Trong những nghiệp này, sát sanh, ác khẩu và sân được khởi lên do sân căn. Tà dâm, tham, tà kiến được khởi lên do tham căn. 4 pháp còn lại khởi lên do cả hai căn. Tùy theo tâm sanh, bất thiện có 12 loại tất cả.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Tà kiến có ba loại: Ahetuka ditthi: xem mọi vật sinh ra không có nhân gì. Akiriyaditthi xem thiện và ác không có quả báo. Nàtthika ditthi: xem không có đời sau.
CÁC NGHIỆP THIỆN
I. PÀLI VĂN.

- 25) Kàmàvacarakusalampi kàyadvàre pavattam manokammam ceti, Kammadvàravasena tividham hoti. Tathà dàna-sìla-bhàvanàvasena. Cittuppàdavasena panetam atthavidham hoti. Dàna-sìla-bhàvanà-apacàyana-veyyàvaccapattidàna-pattànumodana - dhammasavana-dhammadesanà-ditthijjukammavasena dasavidham hoti. Tam panetam vìsatividhampi kàmàvacarakammamicceva sankham gacchati.
26. a) Rùpàvacarakusalam pana manokammameva, tanca bhàvanàmayam appanàpattam, jhànangabhedena pancavidham hoti.
b) Tathà arùpàvacarakusalam ca manokammam. Tampi bhàvanà-mayam, appanàpattam, àrammanabhedena catubbidham hoti.

II. THÍCH VĂN.

- Pavattam: Thuộc về, diễn hành. Dàna: Bố thí. Sìla: Trì giới. Bhàvanà: Thiền định. Apacàyana: Cung kính. Veyyàvacca: Phục vụ. Pattidàna: Bố thí phước, hồi hướng côngđức. Pattànumodana: Tùy hỷ công đức. Dhammasavana: Nghe pháp. Dhammadesanà: Thuyết pháp. Ditthijjukammavasena: Khiến tà kiến được chơn chánh. Sankham gacchati: Tổng hợp lại. Bhàvanàmayam: Thuộc về thiền định. Appanàttam: thuộc về an chỉ (appanà) tức là thiền tâm.
III. VIỆT VĂN.

- 25) Thiện nghiệp ở Dục giới cũng có ba loại theo ngưỡng cửa hoạt động, tức là nghiệp làm qua thân môn gọi là thân nghiệp, qua khẩu môn gọi là khẩu nghiệp, qua ý môn gọi là ý nghiệp. Cũng chia làm ba loại theo: bố thí, trì giới, thiền định; Lại chia làm tám theo loại tâm khởi lên. Lại cũng chia làm mười loại theo; Bố thí, trì giới, thiền định, cung kính, phục vụ, hồi hướng công đức, tùy hỷ công đức, nghe pháp, thuyết pháp, khiến tà kiến trở thành chơn chánh. Như vậy tổng hợp có hai mươi thiện nghiệp ở Dục giới.
26. a) Còn Sắc giới thiện chỉ thuộc ý nghiệp, do thiền định sanh, thuộc thiền tâm và chia thành năm loại theo các cõi thiền.
b) Cũng vậy Vô sắc giới thiện chỉ thuộc ý nghiệp, do thiền định sanh, thuộc thiền tâm và chia thành bốn loại theo đối tượng tu hành.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðoạn này chỉ các thiện tâm ở Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, phân loại theo thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp hoặc phân loại theo các thiện pháp, hoặc theo các thiền định.
QUẢ CỦA NGHIỆP BẤT THIỆN
I. PÀLI VĂN.

- 27) Etthàkusalakammamuddhaccarahitam apàyabhùmiyam patisandhim janeti. Pavattiyam pana sabbampi dvàdasavidham sattàkusalapàkàni sabbathà pi kàmaloke rùpaloke ca yathàraham vipaccati.
II. THÍCH VĂN.

- Ettha: Ở đây. Uddhaccarahitam: Trừ trạo cử. Apàyabhùmi: Ác thú. Pavattiyam: Trong sự diễn tiến của tâm. Sattàkusalapàkàni: Bảy bất thiện dị thục. Vipaccati: Sinh quả.
III. VIỆT VĂN.

- 27) Ở đây, trừ trạo cử, các bất thiện nghiệp còn lại khiến sanh vào cõi Ác thú. Nhưng tất cả mười hai bất thiện nghiệp phát sanh bảy bất thiện dị thục tâm, những tâm này có thể khởi ở Dục giới và ở Sắc giới, trong sự diễn tiến của tâm, tùy theo trường hợp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Uddhacca (Trạo cử) không đủ sức mạnh để tạo Patisandhi trong ác thú. Trạo cử chỉ diệt trừ trong A La hán đạo tâm. Ác quả của mgười hai bất thiện tâm là bảy bất thiện dị thục tâm, chúng có thể hiện hạnh trong đời sống hiện tại.
QUẢ CỦA NGHIỆP THIỆN
I. PÀLI VĂN.

- 28) Kàmàvacarakusalampi kàmasugatiyameva patisandhim janeti. Tathà pavattiyam ca mahàvipàkàni. Ahetukavipàkàni pana attha pi sabbatthàpi kàmaloke rùpaloke ca yathàraham vipaccati.
II. THÍCH VĂN.

- Kàmasugati: Dục giới thiện thú.
III. VIỆT VĂN.

- 28) Thiện nghiệp ở Dục giới khiến sanh ở thiện thú cõi Dục giới. Cũng vậy tám Ðại dị thục khởi lên trong đời sống hiện tại (làm công tác đồng sở duyên) (Tadàlambana) ở Dục giới. Tám Dị thục vô nhân có thể sanh ở Dục giới và Sắc giới (trong đời sống hiện tại) tùy theo trường hợp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các thiện nghiệp đưa đến thiện quả là tám vô nhân thiện dị thục tâm và tám Tịnh quang Dị thục tâm. Kết quả của tám Tịnh quang thiện tâm có thể là Kiết sanh thức (Patisandhi) và cũng có thể là tám Tịnh quang thiện dị thục tâm trong đời sống hằng ngày.
QUẢ CỦA HAI VÀ BA THIỆN NHÂN
I. PÀLI VĂN.

- 29) Tatthàpi tihetukamukkatham kusalam tihetukam patisandhim datvà pavatte solasa vipàkàni vipaccati. Tihetukamomakam dvihetukamukkattham ca kusalam dvihetukam patisandhim datvà pavatte tihetukarahitàni dvàdasa vipàkàni vipaccati. Dvihetuka momakam pana kusalam ahetukameva patisandhim deti. Pavatte ca ahetukavipàkàneva vipaccati.
II. THÍCH VĂN.

- Ukkattha: Thù thắng. Tihetukam: Ba nhân. Omaka: Thấp.
III. VIỆT VĂN.

- 29) Ở đây, các thiện nghiệp thù thắng đầy đủ ba nhân khiến được Kiết sanh thức có đủ ba nhân (rất thông minh) và ở trong đời được sanh mười sáu dị thục. Thiện nghiệp tương ưng với ba thiện nhân thấp kém hơn và với hai nhân thù thắng hơn khiến được Kiết sanh thức có đủ hai nhân, và đưa đến kết quả mười hai dị thục, trừ những dị thục có đủ ba nhân, trong đời sống hằng ngày. Những thiện nghiệp tương ưng với hai nhân kém hơn khiến được Kiết sanh thức không có nhân và đem đến kết quả dị thục vô nhân trong đời sống hàng ngày.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các thiện nghiệp thù thắng đầy đủ ba nhân là bốn Tịnh quang thiện tâm tương ưng với trí. Chữ Ukkattha (U: Cao) (Kas: Kéo) là thù thắng thiện nghiệp, có thiện nhân trước và sau khi hành động. Như bố thí cho một vị hết sức gìn giữ giới luật thanh tịnh, với tiền của được một cách chơn chánh và sau khi cho không có hối tiếc được xem là một thiện nghiệp thù thắng nhất. Omaka: Thấp kém. Khi bố thí, có thể có tâm với ba thiện nhân. Nhưng nếu cho một người độc ác với tiền của không được chân chánh và sau lại hối hận thời nghiệp như vậy là gọi là thấp kém.
Mười sáu dị thục tâm khởi lên trong đời sống bình thường là tám vô nhân tâm và tám hữu nhân hoạt động với công tác Tadàlam bana (Ðồng sở duyên). Bốn thiện - nghiệp yếu ớt hơn cả ba thiện nhân (4 Tịnh quang tâm tương ưng với trí) và bốn thiện nghiệp mạnh hơn chỉ có vô tham vô sân (4 Tịnh quang tâm không tương ưng với trí) khiến sanh ra có trí thông minh sút kém. Quả dị thục của chúng khởi lên, trong tuần tự diễn tiến của tâm chỉ có mười hai loại, tức là trừ 4 loại tương ứng với trí. Một thiện tâm yếu ớt hơn, chỉ có vô tham, vô sân làm nhân, (không có vô si tức là bốn tâm không tương ưng với trí) khiến sanh ra thành người hoặc sanh ra đã mù, câm hay ngu đần. Các dị thục khởi lên trong diễn tiến của tâm gồm tám vô nhân dị thục tâm.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 30) Asankhàram sasankhàra-vipàkàni na paccati,
Sasankhàramasankhàravipàkàni ti kecana.
Tesam dvàdasa pàkàni dasattha ca yathàkkamam,
Yathàvuttànusàrena yathàsambhavamuddise.

II. THÍCH VĂN.

- Paccati: Sanh ra. Kecana: Một số luận sư. Dvàdasa dasattha: Mười hai, mười và tám. Yathàkkamam: Tùy thuộc theo. Yathàvuttànusàrena: Theo như đã nói trước. Yathàsambhavam: Theo thứ tự hưng khởi. Uddise: Cần được nêu lên.
III. VIỆT VĂN.

- 30) Một vài (luận sư) cho rằng, các tâm không cần nhắc bảo không thể sanh ra dị thục tâm cần được nhắc bảo và tâm cần được nhắc bảo không thể sanh ra dị thục tâm không cần nhắc bảo.
Theo (các vị này) như đã nói đến trước, các dị thục tâm khởi lên, theo thứ tự là 12, 10 và 8 cần được nêu lên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Những luận sư đề cập đến là những luận sư giáo phái của Ðại Ðức Mahàdhammarakkhita ở chùa Moravapi, Tích-Lan. Theo những vị này, một tâm mạnh hơn trong hai tâm không cần nhắc bảo, tương ưng với trí có thể sanh 12 dị thục tâm tức là 4 tâm không cần nhắc bảo và tám vô nhân dị thục tâm. Cũng vậy một tâm mạnh hơn trong hai tâm cần được nhắc bảo, tương ưng với trí có thể sanh 12 dị thục tâm, tức là 4 tâm cần được nhắc bảo và tám vô nhân tâm.
Một tâm yếu hơn của hai tâm tương ưng với trí và một tâm mạnh hơn của hai tâm không tương ưng với trí không cần nhắc bảo sanh 10 dị-thục tâm (2 dị thục tâm không tương ưng với trí không cần nhắc bảo và tám vô nhân tâm). Cũng vậy đối với hai tâm cần được nhắc bảo. Một tâm yếu hơn của tâm không tương ưng với trí chỉ sanh có tám vô nhân tâm.
QUẢ CỦA SẮC GIỚI THIỆN NGHIỆP
I. PÀLI VĂN.

- 31) Rùpàvacarakusalam pana pathamajjhànam parittam bhàvetvà brahmapàrisajjesu uppajjati. Tadeva majjhimam bhàvetvàbrahmapurohitesu, panìtam bhàvetvà mahàbrahmesu. Tathà dutiyajjhãnam-tatiiajjhànanca paritam bhàvetvà parittàbhesu, majjhimam bhàvetvà appamànàbhesu, panìtam bhàvetvà àbhassaresu. Catutthajjhànam parittam bhàvetvà paritasubhesu, majjhimam bhàvetvà appamànasubhesu, panìtam bhàvetvà subhakinhesu. Pancamajjhànam bhàvetvà vehapphalesu, tadeva sannàviràgam bhàvetvà asannasattesu. Anàgàmino pana suddhàvàsesu uppajjanti.
II. THÍCH VĂN.

- Paritta: nhỏ. Brahmapàrisà: Phạm chúng. Brahmapurohita: Phạm phụ thiên. Mahàbrahmà: Ðại Phạm thiên. Parittàbha: Thiểu quang thiên. Appamànàbha: Vô lượng quang thiên. Àbhassara: Quang âm thiên. Parittasubha: thiểu tịnh thiên. Appamànasubha: Vô lượng tịnh thiên. Subhakinha: Biến tịnh thiên. Vehapphala: Quảng quả thiên Sannàviràga: Không chấp tưởng. Asannasatta: Loại vô tưởng. Anàgàmino: Những vị bất lai. Suddhàvàsa: Tịnh cư thiên.
III. VIỆT VĂN.

- 31) Ðối với thiện tâm ở Sắc giới, ai chứng Sơ thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Phạm chúng thiên; một cách trung bình, được sanh vào cõi Phạm phụ thiên; một cách thù thắng, được sanh vào cõi Ðại phạm thiên. Cũng vậy, ai chứng Nhị thiền và Tam thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Vô lượng quang thiên; một cách thù thắng, được sanh vào cõi Quang âm thiên. Ai chứng Tứ thiền một cách yếu ớt, được sanh vào cõi Thiểu tịnh thiên: một cách trung bình, được sanh vào cõi Vô lượng tịnh thiên; một cách thù thắng, được sanh vào cõi Biến Tịnh thiên. Ai chứng Ngũ thiền được sanh vào cõi Quảng quả thiên. Ai chứng thiền này mà không có chấp trước vào tưởng thời được sanh trong hàng vô tưởng hữu tình. Còn những vị chứng quả Bất Lai (A-na-hàm) được sanh vào Tịnh cư thiên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Hàng Dự lưu (Sotàpanna) và Nhứt lai (Sakadàgami) chứng Ðệ ngũ thiền được sanh vào cõi Quảng quả thiên nhưng nếu các vị này không có tha thiết gì đến cảnh giới có sắc, có thể sanh vào các Vô sắc giới thiên.
Các hàng Bắt-Lai (Anàgàmi) chứng Ðệ ngũ Thiền và có năm đức tánh tín, tấn, niệm, định, huệ đồng đều, được sanh vào Quảng Quả thiên. Những ai có lòng tin mãnh liệt, lấn át các đức tánh khác, được sanh vào cõi Avihà (vô phiến thiên); có tinh tấn (viriya) mãnh liệt, lấn át cácđức tánh khác, được sanh vào cõi Atappa (Vô nhiệt thiên), có niệm (sàti) mãnh liệt, lấn át cácđức tánh khác, được sanh vào cõi Sudassa (Thiện Kiến thiên); có định (Sanàdhi) mãnh liệt, lấn át các đức tánh khác, được sanh vào cõi Sudassi (Thiện hiện thiên); có Huệ (Pannà) mãnh liệt, lấn át các đức tánh khác, được sanh vào cõi Akanittha (Sắc cứu cánh thiên).
Các vị Bất Lai không có luật nhất định nói các vị này không sinh vào các cõi khác (Te pana annattha na nibbattantìti niyamonatthi Sớ giải).
Còn các vị A-na-hàm Sukkha-vipassaka (khổ quán) chứng thiền định trước khi chết được sanh vào cõi Tịnh cư thiên.
QUẢ CỦA VÔ SẮC GIỚI THIỆN NGHIỆP VÀ TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 32) Arùpàvacarakusalam ca yathàkkamam bhàvetvà pàkam arù-pesu uppajjanti.
33. Ittha mahaggatam punnam yathàbhùmi-vavatthitam. Jenetisadisam patisandhippavattiyam.

II. THÍCH VĂN.

- Mahaggatam: Ðại hành tâm. Vavatthitam: Ðược phân tích, định nghĩa, phân loại. Sadisam: Bằng nhau, giống nhau.

III. VIỆT VĂN.

- 32) Và đối với Vô sắc giới thiện tâm, tùy theo sự tu hành chứng các cõi Thiền, sẽ được sanh vào các cõi tương ưng.
33. Như vậy đại hành Thiện tâm, được phân định tùy theo cảnh giới, anh những dị thục tâm giống nhau khi thọ sanh và trong đời sống bình thường.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối với Vô sắc giới thiện tâm, nếu chứng được tâm nào thì sanh vào cõi Vô sắc giới tươngđương. Nói đế Ðại hành tâm là tâm ở cả Sắc giới và Vô sắc giới.
NGUYÊN NHÂN CỦA CHẾT
I. PÀLI VĂN.

- 34) Àyukkhayena, kammakkhayena, ubhayakkhayena, upacchedakkammunà ceti catudhà maranuppatti nàma.
II. THÍCH VĂN.

- Àyukkhaya: Tuổi thọ diệt. Kammakhaya: Nghiệp diệt. Ubhayakkhaya: Cả hai diệt. Upacchedakakamma: Sát nghiệp. Maranuppatti: Nguyên nhân của chết.
III. VIỆT VĂN.

- 34) Chết có bốn nguyên nhân: thọ diệt, nghiệp diệt, cả hai diệt và sát nghiệp.
IV. NGHĨA VĂN.
- Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết là sự diệt tận của mạng căn (Jìvitindriya), sức nóng (usna = Tejodhàtu) và thức (vinnàna) của một cá nhân. Chết không phải là đoạn diệt hẳn, chết tại chỗ này nghĩa là sanh tại chỗ khác, như mặt trời mọc một chỗ này nghĩa là mặt trời lặn một chỗ khác. Thọ diệt như khi một người chết vì tuổi già, Nghiệp diệt là thường khi chết, tư (cetanà) của con người rất mạnh và chi phối sự tái sanh của mình. Trong phút cuối cùng này, có sự có mặt của một năng lực đặc biệt, và khi năng lực của sanh nghiệp này tàn diệt, thời mọi hoạt động về sắc thân đình chỉ, cho đến trước khi tuổi già. Cả hai diệt, khi một người sinh ra với tuổi thọ 80, và người này chết lúc 80 tuổi do vì năng lực của sanh nghiệp diệt tận, như vậy người này chết do thọ diệt và nghiệp diệt. Sát nghiệp và nghiệp cắt đứt thình lình sức sống của sanh nghiệp. Ví dụ, một sức mạnh chống đối mạnh hơn có thể làm cho một mũi tên đang bay rơi xuống đất. Cũng vậy, một sức mạnh của nghiệp quá khứ có thể làm cho tiêu tan sanh nghiệp của một loài hữu tình và như vậy khiến loài hữu tình ấy bị chết. Ba loại chết trên gọi là Kàlamarana (chết đúng thời), và loại chết thứ tư gọi là Akàlamarana (chết phi thời hay bất đắc kỳ tử).
Một ngọn đèn có thể do bốn nguyên nhân sau đây: Hết tim, hết dầu, hết tim và dầu, do một ngoại duyên khác như bị gió thổi. Sự chết của con người cũng do 4 duyên như vậy.
NGHIỆP, NGHIỆP TƯỚNG VÀ THÚ TƯỚNG
I. PÀLI VĂN.

- 35) Tathà ca marantànam pana maranakàle yathàraham abhimukhìbhùtam bhavantare patisandhijanakam kammam và, tamkammakaranakàle rùpàdikamupaladdhapubbamupakaranabhùtam ca kammanimittam và, anantaramuppajjamànabhave upalabbhitabbam upabhogabhtùtam ca gatinimittam và kammabalena channam dvàrànam ànnatarasmim paccuppatthàti. Tato param tameva tathopatthitam àrammanam àrabbha vipaccamànakammànurùpam parisuddhamupakilittham và upalabbhitabbabhavànurùpam tatthonatam va cittasantànam abhinham pavattati bàhullena. Tameva và pana janakabhùtam kammamabhinavakaranavasena dvàrapavattam hoti.
II. THÍCH VĂN.

- Marantànam: Người đang lâm chung. Maranakàle: Trong khi lâm chung. Yathàraham: Tùy theo. Abhimukhìbhùtam: Trước mặt. Bhavantare: Trung hữu, sau khi chết. Patisandhijanakam: Sanh ra kiết sanh thức. Kammam: Nghiệp. Tam-kamma-karanakàle: Khi đang làm nghiệp ấy. Rùpàdikamupaladdhapubbamupakaranabhùtamca: Một vật đã được nhận lấy từ trước như sắc v.v... Kammanimittam: Nghiệp tướng. Anantaramuppajjamànabhave: Trong đời sống khởi lên tiếp sau (đời sống này). Upalabhitabbam: Cần phải lấy được. Upabhogabhùtam: Ðược hưởng thọ. Gatinimittam: Thú tướng. Kammabalena: Do sức mạnh của nghiệp. Paccupatthàti: Hiện khởi. Tato param: Tiếp theo. Vipaccamànakammànurùpam: Tùy thuộc theo nghiệp cần phải được thuần phục. Parisuddhamupakilittham: Thanh tịnh nhiễm ô. Upalabbihitabbabhavànurùpam: Tùy thuộc theo đời sống cần phải lãnh thọ. Tatthonatam: Biến theo, uốn theo về chỗ kia. Cittasantànam: Sự diễn tiến của tâm. Abhinham: Tiếp tục, luôn luôn. Bàhullena: Nhiều lần. Kammamabhinavakaranavasena: Do làm nghiệp mới.
III. VIỆT VĂN.

- 35) Ðối với những người sắp sửa chết, trong khi lâm chung, do sức mạnh của nghiệp, một trong những tướng sau đây được khởi ra trong một trong sáu cửa.
1. Một nghiệp có khả năng khiến cho tái sanh trong đời sau được khởi tùy theo trường hợp.
2. Hay là một nghiệp tướng là một vật như sắc v.v... mà trước kia đã từng được dùng trong khi làm nghiệp ấy.
3. Hay là một thú tướng phải được và phải thực nghiệm trong đời sống khởi lên ngay tiếp theo đó.
Liền theo đó, y cứ theo đối tượng được khởi lên, tùy theo với nghiệp cần phải được thuần thục, hoặc thanh tịnh hay nhiễm ô, và phù hợp với cảnh giới sẽ được tái sanh, dòng tiềm thức luôn luôn được trôi chảy, hướng phần lớn về cảnh giới ấy. Hay cái nghiệp có khả năng khiến cho tái sanh ấy hiện khởi đến với căn môn với tư cách là một tác động mới.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Khi một người sắp chết, một nghiệp thiện hay bất thiện hiện khởi ra trước người ấy, nghiệp ấy có thể là một cực trọng nghiệp (garuka) như các thiền (Jhàna) hay giết cha v.v... những nghiệp này quá mạnh đến nỗi lấn áp tất cả nghiệp khác và hiện khởi rõ rệt. Nếu không có cực trọng nghiệp, thời người ấy có thể lấy một cận tử nghiệp (àsanna kamma). Nếu là một quá khứ, thời chính là thiện hay bất thiện niệm khởi lên trước khi chết, niệm này, người ấy đã được kinh nghiệm trong khi làm nghiệp ấy. Kammanimitta (nghiệp tướng) là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gì mà người ấy nhận lãnh được, khi làm nghiệp ấy, như con dao đối với người đồ tể, các bệnh nhân đối với thầy thuốc, bông hoa đối với người tín nữ v.v... Gatinimitta (Thú tướng) là một hình tướng gì của cảnh giới mà người ấy sắp được tái sanh, một sự kiện luôn luôn xảy ra với người sắp chết. Nếu là một hình tướng không tốt đẹp, thời có thể thay đổi chúng bằng cách ảnh hưởng đến tư tưởng của người sắp chết, và như vậy thiện niệm của người ấy biến thành cận tử và thay thế cho sanh nghiệp của người ấy. Thú tướng này có thể là lửa địa ngục, rừng, núi, bào thai của người mẹ, thiên cung v.v...
Kamma hiện khởi ra tại ý căn. Kammanimitta hiện khởi ra tại một trong sáu căn, tùy theo trường hợp. Gatinimitta, luôn luôn là một sắc tướng, hiện khởi ra dưới hình thức chiêm bao.
LỘ TRÌNH TÂM CỦA MỘT NGƯỜI SẮP CHẾT
I. PÀLI VĂN.

- 36) Paccàsannamaranassa tassa vìthicittàvasàne bhavangakkhaye và cavanavasena paccuppannabhavapariyosànabhùtam cuticittam uppajjitvà nirujjhati. Tasmim niruddhàvasàse tassànantarameva tathàgahitamàrammanamàrabbha savatthukam avatthukameva và yathàraham avijjànusayaparikkhitena tanhànusayamùlakena sankhàrena janìyamànam sampayuttehi parigayhamànam sahajàtànamadhitthànabhàvena pubbangamabhùtam bhavantarapatisandhànavàsena patisandhisankhàtam mànasam uppajjamànameva patitthàti bhavantare.
II. THÍCH VĂN.

- Paccàsannamaranassa: Với người sắp chết. Vìthicittàvasàne: Trong giai đoạn cuối của lộ trình tâm. Bhavangakkhaye: Khi hữu phần bị diệt. Cavanavasena: Theo tử tâm. Paccuppannabhavapariyosànabhùtam: Giai đoạn cuối của đời sống hiện tại. Cuticittam: Tử tâm. Uppajjitvà: Sau khi khởi lên. Nirujhati: Biến diệt. Tasmimniruddhàvasàne: Ðến cuối sự biến diệt ấy. Tassànantarameva: Lập tức sau sự diệt trừ ấy. Tathàgahitamàrammanamàrabbha: Y cứ theo đối tượng đã nhận lãnh như vậy. Savatthukam avatthukameva: Có căn hay không có căn. Avijjànasayaparikkhittena: Bao trùm bởi vô minh tùy miên. Tanhànusayamùlakena: Căn cứ vào ái tùy miên. Sampayuttehi parigayhamànam: Câu hữu với những tâm sở tương ưng. Sahajàtànam adhitthànabhàvena pubbangamabhùtam: Làm thành tâm xung phong cho những tâm sở câu hữu, và nối liền các đời sống. Patisandhisankhàtam mànasam: Ý gọi là kiết sanh thức. Patitthàti: Ðược thiết lập.
III. VIỆT VĂN.

- 36) Ðối với người sắp chết, hoặc đến cuối lộ trình tâm của người ấy, hoặc khi hữu phần bị diệt, tử tâm, giai đoạn cuối cùng của đời sống hiện tại, khởi lên rồi diệt. Khi tâm ấy được diệt trừ, tiếp ngay sau tâm ấy, y-cứ trên đối tượng được thâu nhận như vậy, hoặc có tâm (hadaya) làm căn cứ địa hay không có, kiết sanh tâm khởi lên và được thiết lập trong đời sau, kiết sanh tâm này bị thúc đẩy bởi vô minh tùy miên, căn cứ vào ái tùy miên, sanh ra bởi nghiệp, câu hữu với những tâm sở tương ưng, hành động như tâm xung phong cho những tâm sở câu hữu, và tiếp nối những đời sống với nhau

IV. THÍCH NGHĨA.
- Lấy một trong ba tướng kể trên làm đối tượng, lộ trình của tâm tuần tự diễn tiến, dầu cho sự chết có đến hết sức bất thần và lập tức. Sau đây là lộ trình tâm của một người sắp chết và được sanh lên cõi người, và đối tượng của người này là một thiện nghiệp.
Tâm Bhavanga (hữu phần) dừng lại và rung động hai tâm sát-na rồi diệt, tiếp theo là Ý môn hướng tâm (manodvàràvajjana) khởi lên rồi diệt. Tiếp đến là Javana (tốc hành tâm) chỉ có năm tâm sát-na chớ không phải bảy như thường lệ vì yếu ớt. Vì vậy tâm này thiếu khả năng dẫn sanh mà chỉ có khả năng điều hành cho một đời sống mới Abhinavakarana. Ðối tượng trong trường hợp này là thiện, tâm của người này là thiện, không cần nhắc bảo hay phải được nhắc bảo, câu hữu với hỷ tương ưng hay không tương ưng với trí, tùy theo trường hợp. Tâm đồng sở duyên (Tadàlambana), có công tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na, đối tượng được nhận thức, có thể sanh hay không, tiếp đến là Tử tâm (cuticitta), sát-na tâm cuối cùng trong đời hiện tại. Có người hiểu lầm là đời sống kế tiếp bị định đoạt chi phối bởi Tử tâm cuối cùng này. Sự thật chính Tốc hành tâm mới chi phối đời sống đời sau. Khi tử tâm diệt, sự chết mới thiệt bắt đầu. Bắt đầu từ đây, không có một sắc nào do tâm tạo và do ăn uống tạo được tạo ra (cittaja và àhàraja rùpa). Chỉ có các sắc do khí nóng tạo ra (utuja) được tạo ra cho đến khi thi thể trở thành tro bụi.
Sau khi Tử tâm đã diệt, một Kiết sanh thức (Patisandhi) được sanh trong một đời sống mới. Tiếp theo là mười sáu tâm sát-na bhavanga. Tiếp đến là Ý môn hướng tâm (manodvàràvajjana) và năm tâm sát-na Javana (Tốc hành), phát sanh tâm ưa thích đối với đời sống mới (bhava-nikànti-Javana). Rồi tâm bhavanga khởi và diệt và dòng tâm thức trôi chảy như một dòng nước. Trong trường hợp Vô sắc giới, sẽ không có hadayavatthu (đoàn tâm).
KIẾT SANH THỨC VÀ ÐỐI TƯỢNG CỦA NGƯỜI SẮP CHẾT
I. PÀLI VĂN.

- 37) Maranàsannavìthiyam panettha mandapavattàni panceva javanàni pàtikankhitabbàni. Tasmà yadà paccuppannàrammanesu àpàthamàgatesu dharantesvevamaranam hoti, tadà patisandhibhavangànampi paccupannàrammanatà labbhatìti katvà kàmàvacarapatisandhiyà chadvàragahitam kammanimittam, gatinimittanca paccuppannamatìtàrammanam upalabbhati, kamman pana atìtameva. Tam ca manodvàragahitam. Tàmi pana sabbàni pi parittadhammabhùtànevàrammanàni.
II. THÍCH VĂN.

- Maranàsannavìthiyam: Trong lộ trình của tâm khi gần chết. Mandapavattàni: Diễn tiến mdột cách yếu ớt. Pàtikankhitabbàni: Trông đợi. Paccuppannàrammanesu àpàthàmàgatesu: Trong khi các đối tượng hiện tại vào trong khu vực nhận thức của căn. Dharantesu: Nhiếp trì. Parittadhammabhùtàni àrammanàni: Các đối tượng được xem là tiểu pháp (thuộc về Dục giới).
III. VIỆT VĂN.

- 37) Ở đây, trong lộ trình của tâm gần chết, chỉ có năm Tốc hành tâm yếu ớt được mong đợi. Do vậy, trong khi lâm chung, khi các đối tượng hiện tại vào trong khu vực nhận thức thời Patisandhi và Bhavanga cũng đều cùng một đối tượng.
Như vậy, khi tái sanh ở Dục giới, Kammanimitta (nghiệp tướng) nhận thức bởi một trong sáu căn môn hay gatinimitta (Thú tướng) có thể quá khứ hoặc hiện tại nhưng Kamma (nghiệp) được nhận thức bởi ý môn chỉ thuộc về một đối tượng quá khứ. Tất cả những đối tượng này phải được xem là thuộc về tiểu pháp (Dục giới).
Ở SẮC VÀ VÔ SẮC GIỚI
I. PÀLI VĂN.

- 38) Rùpàvacarapatisandhiyà pana pannattibhùtam kammanimittamevàrammanam hoti. Tathà àruppapatisandhiyà ca mahaggatabhùtam pannattibhùtam ca kammanimittameva yathàraham àrammanam hoti. Asannasattànam jìvitanavakameva patisandhibhàvena patitthàti. Tasmà te rùpapatisandhikà nàma. Arùpà arùpapatisandhikà. Sesà rùpà-rùpapatisandhikà.
II. THÍCH VĂN.

- Pannattibhùtam: Là một khái niệm. Jìvitanavakam: Mạng căn chín phần. Sesà: Những loài hữu tình còn lại.
III. VIỆT VĂN.

- 38) Khi tái sanh ở Sắc giới, đối tượng Kammanimitta (nghiệp tướng) thuộc về khái niệm. Khi tái sanh ở Vô sắc giới, đối tượng nghiệp tướng thuộc về Ðại hành và khái niệm (như hư không vô biên), tùy theo trường hợp. Ðời sống của các loài hữu tình vô tưởng, bắt đầu với một nhóm gồm có 9 sắc pháp gọi là Jìvitanavaka. (Mạng căn cửu phần). Do vậy sự tái sanh ở đây thuộc về sắc giới. Các loài hữu tình sanh ở Vô sắc giới thuộc về vô sắc. Những loại hữu tình còn lại thuộc sắc và vô sắc.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối tượng của Kamma nimittam khi tái sanh ở Sắc giới thuộc về khái niệm vì đây là patibhàganimitta (quan tướng). Jìvitanavaka gồm có Ðịa, thủy, hỏa, phong, sắc, hương, vị, ojà (Dưỡng chất) và mạng căn (Jìvitindriya).
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 39) Àruppacutiyà honti hetthimàruppavajjità.
Paramàruppasandhì ca tathà kàmatihetukà.
Rùpàvacaracutiyà aheturahità siyum.
Sabbà kàmatihetumhà, kàmesveva panetarà.

II. THÍCH VĂN.

- Hetthimàruppavajjità: Trừ vô sắc xứ thấp hơn. Paramàruppapatisandhì: Vô sắc giới Kiết sanh thức cao hơn. Kàmatihetukà: Dục giới ba nhân.
III. VIỆT VĂN.

- 39) Khi từ trần từ cõi vô sắc, sẽ được tái sanh ở cõi vô sắc hay một cõi cao hơn nhưng không ở một cõi thấp hơn, và có thể sanh ở cõi Dục giới với ba nhân. Khi từ trần từ cõi Sắc giới, sẽ không bị tái sanh làm thành một người vô nhân. Một hữu tình với ba nhân có thể tái sanh ở mọi cảnh giới. Những loài hữu tình khác (hai nhân hay không nhân) được sanh ở Dục giới.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Với ba nhân là với vô tham, vô sân và vô sĩ. Một người vô nhân là những người sinh ra ngu đần, sanh ra đã mù hay điếc hay sinh ra ở cõi ác thú.
DÒNG TÂM THỨC
I. PÀLI VĂN.

- 40) Iccevam gahitapatisandhikànam pana patisandhinirodhànantaratoppabhuti tamevàrammariamàrabbha tadeva cittam yàva cuticittuppàdà asati vìthicittuppàde bhavassa angabhàvena bhavangasantatisankhàtam mànasam abbhocchinnam nadìsoto viya pavattati. Pariyosàne ca cavanavasena cuticittam hutvà nirujjhati. Tato param ca patisandhàdayo rathacakkamiva yathàkkamam evameva parivattantà pavattanti.
II. THÍCH VĂN.

- Gahitapatisandhikànam: Những chúng sanh phải tái sanh. Pabhuti: Bắt đầu từ. Abbhocchinnam: Không gián đoạn. Nadìsoto viya: Như dòng sông. Pariyosàne: Ðến đoạn cuối. Rathacakkam: Bánh xe.

III. VIỆT VĂN.

- 40) Như vậy, những ai bị tái sanh, liền sau khi Kiết sanh thức diệt, một dòng tâm thức trôi chảy, y cứ trên một đối tượng, như dòng một con sông, luôn luôn tiếp tục, và chỉ bị chận đứng bởi lộ trình của tâm thức khi khởi lên, dòng tâm thức này trôi chảy cho đến chết. Dòng tâm thức này được gọi là Bhavanga vì là một thành phần của sự sống. Ðến cuối cùng đời sống, khi người ấy lâm chung, dòng tâm thức trở thành Tử tâm (cuticittam) rồi diệt. Tiếp theo đó, Kiết sanh thức và các tâm khác vẫn tiếp nối diễn tiến tùy theo trường hợp như bánh của một chiếc xe.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Patisandhi, Bhavanga và cuti của một đời sống là giống nhau vì chúng cùng một đối tượng. Các tâm sở của ba tâm này giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về danh từ và công tác. Liền sau đó, Kiết sanh thức (patisandhi). Hữu phần (bhavanga) khởi lên. Trong đời sống, khi không có sự diễn tiến lộ trình của tâm, Hữu phần tâm này tiếp tục trôi chảy. Trong một đời sống, vô số Bhavanga (Hữu phần tâm) được khởi lên.
SỰ LIÊN TỤC CỦA DÒNG TÂM THỨC
I. PÀLI VĂN.

- 41) Patisandhi-bhavangavìthiyo cuti ceha tathà bhavantare.
Puna sandhi bhavangamiccayam parivattati cittasantati.
Patisankhàya panetamaddhuvam adhigantvà padamaccutam budhà.
Susamucchinnasinehabandhanà samamessanti ciràya subbatà.

II. THÍCH VĂN.

- Cittasantati: Sự tiếp diễn của tâm. Patisankhàya: Sau khi suy tư. Budhà: Các vị sáng suốt. Addhuvam: Vô thường. Adhigantvà: Sau khi chứng. Padamaccutam: Trạng thái bất tử (Niết bàn). Susamucchinna: Khéo cắt. Sinehabandhanà: Triền ái hay sự trói buộc của ái. Samamessanti: Sẽ chứng được sự thanh tịnh. Ciràya: Trong một thời gian khá lâu. Subbatà: Khéo điều phục.

III. VIỆT VĂN.

- 41) Cũng như ở đây, cũng vậy ở đời kế tiếp, khởi lên Kiết sanh thức, Hữu phần, lộ trình của tâm và Tử tâm. Lại một lần nữa, với Kiết sanh thức và Hữu phần, dòng tâm thức trôi chảy.
Người có trí, tự khéo điều phục trong một thời gian lâu dài, suy tư đến lẽ vô thường, sẽ chứng ngộ sự bất diệt, và hoàn toàn cắt bỏ triền phược của tham ái, chứng ngộ thanh tịnh.


Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.
-ooOoo-

CHƯƠNG VI
RÙPA: SẮC
PHẦN MỘT - SAMUDDESA: TÓM LƯỢC
I. PÀLI VĂN

1) Ettàvatà vibhattà hi sappabhedappavattikà.
Cittacetasikà dhammà rùpam dàni pavuccati.

II. THÍCH VĂN:

Ettàvatà: Cho đến đây. Vibhattà: Ðã chia chẻ, phân biệt. Sappabhêdà: Với những phân loại. Sappavattikà: Với sự diễn tiến. Cittacetasikà: Tâm và Tâm sở. Rùpam: Sắc. Dàni: Nay. Pavuccati: Ðược nói đến.

III. VIỆT VĂN:

Từ trước cho đến đây, đã phân biệt các tâm và tâm sở pháp với những phân loại và các diễn tiến. Nay sẽ nói đến các sắc pháp.

IV. THÍCH NGHĨA:
Từ trước cho đến đây là chỉ chương I cho đến chương V đã phân tích các tâm (citta) và các tâm sở (Cetasikà). Với các phân loại là chỉ cho chương I, chương II và chương III đã phân tích các loại tâm và tâm sở một cách chi ly và rõ ràng. Với sự diễn tiến là chỉ cho chương IV đã nói đến 7 loại lộ trình của tâm trong khi đang sống, và chương V đã nói đến các cảnh giới và sự diễn tiến của tâm thức khi tái sanh (Patisandhicitta).

I. PÀLI VĂN

2) Samuddesà vibhàgà ca samutthànà kalàpato
Pavattikkamato càti pancadhà tattha sangaho.

II. THÍCH VĂN:

Samuddesà: Tổng kê. Vibhàgà: Các phân loại. Samutthànà: Sự sanh khởi. Kalàpa: Các tổng hợp. Pavattikkama: Hình thức diễn tiến. Pancadhà: Có 5 phần. Tattha: Ở đây. Sangaho: Tập yếu.

III. VIỆT VĂN:

Nay chúng ta bàn đến tổng yếu của sắc pháp theo 5 đề mục như sau: Tổng kê, Phân loại, Sự sanh khởi, các tổng hợp và hình thức diễn tiến của các sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA:
Một hòn đá có sắc trắng, cứng, tròn và nặng. Ðó là những đặc tánh của hòn đá. Chúng ta không thể tìm thấy một hòn đá mà không có những đặc tánh trên hay những đặc tánh khác. Nói một cách khác, chúng ta khó có thể nghĩ đến sự hiện hữu của một vật chất ngoài nhữngđặc tánh liên hệ của vật chất ấy. Nếu chúng ta loại trừ những đặc tánh của một thân thể thời thân thể tự dưng không còn tồn tại. Các sắc pháp thật sự chỉ là sự tổng hợp của những đức tánh luôn luôn biến động. Do vậy các sắc pháp được tên là Rùpa nghĩa là những gì luôn luôn biến động. Chữ Rùpa chỉ chung cho các sắc pháp và chỉ riêng cho những đối tượng con mắt thấy.
Chữ Samuddesà có nghĩa là giải thích sơ lược.
Samutthànà: bàn đến sự sanh khởi các phần tử của sắc phép như 10 phần tử sắc pháp tác thành con mắt v.v..., do 4 nguyên nhân tạo ra là Kamma (nghiệp), Citta (tâm), Utu (thời tiết) và Àhàrà (đồ ăn).
Kalàpa chỉ cho những tổng hợp tạo thành sắc pháp như thân thập pháp, mắt thập pháp v.v...
Pavattikkamà chỉ cho sự hiện thành các sắc pháp tùy theo sanh thú, thời gian và các loại chúng sanh.

I. PÀLI VĂN.

3) Cattàri mahàbhùtàni catunnam ca mahàbhùtànam upàdàya rùpam ti duvidhampetam rùpam ekàdasavidhena sangaham gacchati.
II. THÍCH VĂN:

Cattàri mahàbhùtàni: Bốn Ðại chủng Catunnam Mahàbhùtànam upàdàya rùpam: Tứ Ðại chủng sở tạo sắc. Duvidham: Hai loại. Ekàdasavidha: 11 thứ. Sangaham gacchati: gồm có.
III. VIỆT VĂN:

Sắc pháp có 2 loại: 4 Ðại chủng và những sắc do 4 Ðại tạo thành. Hai loại này gồm tất cả 28 sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA:
Mahàbhùtàni là 4 Ðại chủng tức là Ðịa, Thủy, Hỏa và Phong, bốn phần tử căn bản không thể rời nhau và tác thành mọi sắc pháp, từ nhỏ đến lớn, từ vi trần cho đến núi cao.
Upàdàya rùpàni là Tứ Ðại Sở tạo sắc, là các sắc do 4 Ðại họp lại tác thành. Cái gì cứng gọi là Ðịa đại, tánh cứng không thể tách rời Ðịa đại mà chính là căn tánh của Ðịa đại. Không có Ðịađại nào mà không cứng. Cũng vậy, cái gì ướt là Thủy đại, cái gì nóng là Hỏa đại và cái gìđộng là Phong đại. Các sắc pháp khác, do 4 Ðại chủng này tác thành gọi là 4 Ðại sở tạo sắc hay Upàdàya rùpàni.

I. PÀLI VĂN:

4. a) Pathavì - dhàtu, àpo - dhàtu, tejodhàtu, vàyo-dhàtu bhùtarùpam nàma. Cakkhu, sotam, ghànam, jivhà, kàyo, pasàda-rùpam nàma. Rùpam, saddo, gandho, raso, àpodhàtu-vajjitam bhùtattayasankhàtam photthabbam gocararùpam nàma. Itthattam purisattam, bhàva-rùpam nàma. Hadayavatthu hadayarùpam nàma. Jivitindriyam Jivita-rùpam nàma. Kabalinkàro àhàro àhàra-rùpam nàma.
b) Iti ca atthàrasavidhampetam rùpam sabhàvarùpam salakkhanarùpam, nipphanna-rùpam, rùpa-rùpam sammasana-rùpam ti ca sangaham gacchati.

II. THÍCH VĂN:

Pathavì-dhatu: Ðịa giới. Àpo-dhàtu: Thủy giới. Tejo-dhàtu: Hỏa giới. Vàyo - dhàtu: Phong giới. Bhùta-rùpam: Ðại chủng sắc. Cakkhu: Mắt. Sotam: Tai. Ghànam: Mũi. Jivhà: Lưỡi. Kàyo: Thân. Pasàda-rùpam: Tịnh sắc. Rùpam: Sắc. Saddo: Tiếng. Gandho: Hương. Raso: Vị. Àpovajjitam: Trừ thủy đại. Bhùtattayasankhàtam: Ðược gọi là ba Ðại chủng. Photthabbam: Xúc. Gocararùpam: Hành cảnh sắc. Itthattam: nữ tánh. Purisattam: Nam tánh. Bhàvarùpam: Bản tánh sắc. Hadayavatthu: Tâm cơ. Hadayarùpam: Mạng sắc, Tâm sở y. Jìvitindriyam: Mạng-căn.
Jìvitarùpam: Tâm sắc. Kabalinkàro àhàro: Ðoàn thực. Àhàra-rùpam: Thực sắc. Atthàrasavidham: 18 loại. Sabhàvarùpam: Tự tánh sắc. Salakkhana-rùpam: Tự tướng sắc. Nipphannarùpam: Sở-tạo-sắc. Rùpa-rùpam: Sắc sắc. Sammasanarùpam: Tư duy sắc.

III. VIỆT VĂN:

a) Ðịa giới, Thủy giới, Hỏa giới, Phong giới gọi là Ðại chủng sắc. Mắt, tai, mũi, lưỡi thân gọi là Tịnh sắc. Sắc, tiếng, hương, vị và xúc cũng gọi là ba đại chủng trừ Thủy đại, được gọi là Hành-cảnh sắc. Nữ tánh, nam tánh gọi là Bản tánh sắc. Tâm cơ gọi là Tâm sở y sắc. Mạng căn gọi là mạng sắc. Ðoàn thực gọi là thực sắc.
b) Như vậy, 18 loại sắc pháp được phân loại theo tự tánh, tự tướng của chúng, theo khả năng chịu sự chi phối, chịu sự biến đổi và theo khả năng có thể dùng để tu quán tưởng.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Dhàtu: Giới, có nghĩa là cái gì có mang theo đặc tướng của mình.
Pathavì dhàtu gọi là Ðịa giới, vì giống như đất, nó dùng để nâng đỡ và làm nền tảng cho các sắc khác cùng hòa hợp. Pathavì (Phạm văn Prthivi) cũng viết là Pathavi, puthavi, puthuvi, puthuvi, từ ngữ căn puth nghĩa là trương ra, dãn ra. Không có Ðịa giới, thời các vật không thể choán một chỗ nào.
Àpodhàtu: Thủy giới, từ ngữ căn Ap nghĩa là đến, hay từ à - ngữ căn pày nghĩa là lớn lên hay tăng lên. Theo đạo Phật, chính Thủy giới này làm dính lại các phần tử tạo thành các sắc pháp, khỏi phải phân tán.
Tejodhàtu: Hỏa-giới, từ ngữ căn Tej nghĩa là làm cho sắc bén, làm cho thành thục. Sự linh hoạt và thành thục của sự vật là nhờ ở Hỏa đại này. Cả lạnh và nóng là đặc tánh của Hỏa đại, chớ không phải lạnh là đặc tánh của Thủy đại như nhiều người đã hiểu lầm.
Vàyo dhàtu: Phong giới. Vàyo từ ngữ căn Vày nghĩa là rung động. Tánh của Phong đại làđộng, công năng của Phong đại là làm cho lớn.
Pasàdarùpa: Tịnh sắc là phần tử nhạy cảm của 5 căn như: con mắt thịt của chúng ta gồm 2 phần:
- Sasambhàra cakkhu: Phù trần căn gồm có bốn Ðại chủng (Ðịa, thủy hỏa, phong) bốn Ðại chủng sở tạo là sắc, hương, vị ojà (tư dưỡng tố) và jìvitindriya (mạng-căn).
- Phần thứ hai là Pasàda-rùpa (Tịnh-sắc) là phần ở chính giữa con ngươi và nhờ tịnh sắc này mà con mắt có thể thấy. Như vậy con mắt gồm có 10 phần và tịnh sắc là một phần trong ấy. Các Pasàdarùpa khác của tai, mũi, lưỡi, thân cần được hiểu tương tự. Riêng tịnh sắc của thân có mặt khắp cả thân thể, trừ ở nơi tóc, móng tay và da đã khô đét.
Gocararùpa: Hành-cảnh-sắc tức là đối tượng của các căn. Rùpa, chữ Rùpa đây chỉ cho cả màu sắc và hình tướng. Photthabba: xúc, chỉ cho ba Ðại, trừ Thủy đại, vì Thủy đại quá tế nhị nên xúc không thể cảm giác. Ví dụ nước chẳng hạn, lạnh thuộc về Hỏa đại, mềm dịu của nước thuộc Ðịa đại và áp lực của nước thuộc Phong đại.
Hadayavatthu: Tâm cơ hay là cứ điểm của tâm thức. Tập "Dhammasangani" (Pháp tụ) không nói đến sắc pháp này. Trong tập Atthasàlinì, Hadayavatthu được giải thích là Cittassa vatthu (cứ điểm của tâm-thức). Như vậy chúng ta thấy rõ đức Phật không chỉ rõ một cứ điểm nào cho tâm thức, hoặc là quả tim hay đầu não. Trong thời Ngài, theo truyền thống Upanishad, thời quả tim là cứ điểm của tâm thức. Theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa và Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim. Thật sự đức Phật chưa thấy chỉ rõ cứ điểm của tâm thức là chỗ nào và trong tập Patthàna, đức Phật nói đến cứ điểm của tâm-thức bằng danh từ chung yam rùpam nissàya (y cứ trên sắc-pháp này).
Jìvitindriya: Ðây chỉ cho sắc-mạng-căn, và trong 52 tâm-sở có nói đến Danh mạng căn là một trong bảy Biến-hành tâm-sở. Chính sắc mạng căn này đã khởi một lần với Patisandhicitta (Kiết-sanh-thức) khi đi đầu thai, cũng một lúc với sắc pháp tiên khởi.
Kabalìkàro àhàro: Ðoàn-thực, sở dĩ gọi vậy là các thức ăn thô cứng có thể viên thành từng miếng nhỏ. Sabhàvarùpa: Tự-tánh sắc, như tánh cứng, tánh ướt v.v... chỉ cho tánh của 4 Ðại-chủng.
Salakkhanarùpa: Tự-tướng-sắc, chỉ cho tướng vô thường, khổ, vô ngã của các sắc-pháp.
Nipphannarùpa: là các sắc-pháp do Kamma (nghiệp), Citta (tâm) v.v... tạo ra.
Rùparùpa: chữ rùpa đầu theo nghĩa của ngữ-căn là biến đổi.
Sammasanarùpa, vì các sắc-pháp có thể dùng để quán tưởng.

I. PÀLI VĂN.

5) Àkàsadhàtu pariccheda-rùpam nàma. Kàya-vinnatti, vacì - vinnatti vinnatti - rùpam nàma. Rùpassa lahutà, mudutà, kammannatà vinnatti-dvayam vikàra-rùpam nàma. Rùpassa upacayo, santati, jaratà aniccatà lakkhana-rùpam nàma Jàti-rùpameva panettha upacayasantatinàmena pavuccatìti. Ekàdasa - vidhampetam rùpam atthavìsatividham hoti sarùpavasena.
II. THÍCH VĂN.

- Àkàsadhàtu: Không-giới. Pariccheda-rùpam: Hạn-giới-sắc. Kàya-vinnatti: Thân-biểu. Vacì-vinnatti: Ngữ-biểu. Vinnatti-rùpa: Biểu-sắc. Lahutà: Khinh-khoái, lanh nhẹ. Mudutà: Nhu-nhuyến. Kammannatà: Kham-nhậm. Vinnatti dvayam: Hai biểu sắc. Vikàrarùpam: Biến-hóa-sắc. Upacaya: Sanh. Santati: Trú. Jaratà: Lão. Aniccatà: Tánh vô-thường. Lakkhanarùpam: Tướng-sắc. Sarùpavasena: Tùy theo đặc - tánh của chúng.
III. VIỆT VĂN.

- 5) Không giới được gọi là hạn-giới sắc. Thân biểu, ngữ biểu được gọi là Biểu sắc. Tánh kinh - khoái, nhu - nhuyến, kham-nhậm của sắc, hai biểu sắc được gọi là Biến-hóa sắc. Sanh-khởi, an-trú, lụn tàn và tánh vô thường của sắc được gọi là Tướng sắc. Ở đây tánh sanh-khởi và an-trú cũng được gọi là Sanh sắc. Như vậy 11 sắc-pháp này được xem như là 28, tùy theo đặc-tánh sắc pháp của chúng.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Chữ Àkàsadhàtu (Hư-không-giới) được xem là một trong 28 sắc-pháp, không phải hư không trên trời như thường được hiểu, mà cốt chỉ khoảng trống đã hạn chế và phân chia các sắc pháp với nhau, vì vậy nên mới gọi là Paricchedarùpa (Hạn-giới sắc). Abhidhamma xem Hư-không-giới được cấu-tạo bởi 4 pháp: Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn.
Vikàrarùpa chỉ cho tánh biến-hóa của sắc pháp.
Lahutà chỉ cho sức khỏe thân thể và được ví như một thanh sắt được nung đỏ cả ngày.
Mudutà được ví như một tấm da được đập nhồi thật nhu nhuyến và Kammannatà đối nghịch với tánh cứng rắn của thân thể và được ví như vàng khéo giũa, khéo mài.
Lakkhanarùpa: Tướng sắc được gọi vậy vì có những tướng sai khác trong các giai đoạn sanh (uppàda), trú (thiti) và diệt (bhanga).
Upacaya (sanh khởi) được xem là sự sanh khởi đầu tiên của ba thân thập pháp (kàyadasaka), tánh thập pháp (bhàvadasaka) và cơ thập pháp (vatthu dasaka), khi mới thác sanh. Sự sanh-khởi tiếp tục của ba thập pháp này, từ khi thác sanh cho đến mạng chung được xem là giai đoạn santati (an-trú). Cả giai đoạn up-acaya và santati đôi khi được xem như là jàti (sanh). Do vậy, số các sắc pháp chỉ còn 27 chớ không phải 28. Tuổi thọ của một sắc pháp hữu-vi thường là 17 tâm sát-na. Tâm sát na đầu là Upacaya, tâm sát-na cuối là Aniccatà và 15 tâm sát-na ở giữa là Jaratà (già, tàn lụn).
Aniccatà chỉ giai đoạn sắc bị hủy hoại. Trừ 5 rùpas (sắc-pháp) vinnatti, jàti, jarà và aniccatà, còn 23 sắc còn lại chỉ được tuổi thọ là 17 tâm sát-na.

I. PÀLI VĂN.

- 6. Bhutappasàdavisayà bhàvo hadayami-ccapi.
Jìvitàhàrarùpehi atthàrasavidham tathà.
Paricchedo ca vinnatti vikàro lakkhanantica.
Aniphannà dasà ceti attha-vìsavidham bhave.

II. THÍCH VĂN.

- Visaya đây giống như gocara là hành-cảnh-sắc. Aniphannà: Bất-hoàn-sắc hay phi-sở-tạo-sắc.
III. VIỆT VĂN.

- 6) Như vậy, tóm lại có tất cả là 28 sắc pháp: Ðại-chủng 4, Tịnh sắc 5, Hành-cảnh sắc 4, Bản - tánh sắc 2, Tâm-cơ hay Tâm-sở-y sắc 1, mạng sắc 1, Thực sắc 1, cộng là 18 sắc. Lại thêm 10 phi-sở-tạo sắc là Hạn-giới sắc 1, Biểu sắc 2, Biến-hóa sắc 3 và Tướng sắc 4.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðoạn này chỉ là đoạn tóm tắt đoạn trước mà thôi, kể rõ 18 và 10 sắc-pháp, cộng thành 28 sắc pháp tất cả.
PHẦN HAI - RÙPAVIBHÀGO: PHÂN LOẠI CÁC SẮC PHÁP
I. PÀLI VĂN.

- 7. Sabbam ca panetam rùpam ahetukam, sappaccayam, sàsavam, sankhatam, lokiyam, kàmàvacaram, anàrammanam, appahàtabbamevàti ekavidhampi ajjhattika-bàhiràdivasena bahudhà bhedam gacchati.
II. THÍCH VĂN.

- Sabbam: Tất cả. Ahetukam: Vô nhân. Sappaccayam: Hữu duyên. Sàsavam: Hữu lậu. Sankhatam: Hữu vi. Lokiyam: Thuộc thế gian. Kàmàvacaram: Thuộc dục-giới. Anàrammanam: Phi-sở-duyên. Appahàtabbam: Phi-sở-đoạn. Ekavidhampi: Chỉ có một. Ajjhattika: Nội sắc. Bàhirà: Ngoại sắc. Àdi: Vân vân. Bahudhà: Nhiều loại. Bhedam gacchati: Ðược phân chia.
III. VIỆT VĂN

- 7) Tất cả các sắc-pháp là vô nhân, hữu duyên, hữu lậu, hữu vi, thuộc thế gian, thuộc dục giới, thuộc phi-sở-duyên, phi-sở-đoạn. Như vậy, sắc-pháp chỉ có một. Nếu chia thành nội-sắc, ngoại-sắc v.v..., thì sắc pháp chia thành nhiều loại.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Vô-nhân vì các sắc-pháp không tương ứng với các nhân tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si, Hữu-duyên vì chỉ có sự hiện-hữu tương đối, liên hệ đến 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu và àhàra (Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn).
Hữu lậu, vì trở thành đối tượng của dục vọng. Hữu vi, vì bị chi phối bởi 4 nguyên nhân Kamma, citta, utu, àhàra. Thuộc thế gian, vì phụ thuộc vào 5 thủ uẩn. Thuộc Dục giới, vì nằm trong phạm vi của giới-vức Dục lạc.
Phi sở duyên, vì không nhận thức được đối tượng. Phi sở đoạn, vì các sắc pháp không bị tuần tự phải đoạn diệt như các phiền não. Ở đây, không có nghĩa là các sắc-pháp không bị vô thường chi phối.

I. PÀLI VĂN.

- 8) Pasàdasankhàtam pancavidhampi ajjhattika-rùpam nàma, itaram bàhira-rùpam.
Pasàda - hadaya - ankhàtam chabbidhampi vatthu - rùpam nàma, Itaram avatthu-rùpam.
Pasàdavinnattisankhàtam sattavidhampi dvàrarùpam nàma; Itaram advàrarùpam.
Pasàda-bhàva-jìvitasankhàtam atthavidham pi indriya-rùpam nàma; Itaram anindriya-rùpam.
Pasàda-visayasankhàtam dvàdasavidham pi olàrika rùpam, santike-rùpam sappatigharùpan ca; Itaram sukhuma-rùpam durerùpam, appatigha-rùpan ca.
Kammajam upàdinna-rùpam; Itaram anupàdinna - rùpam.
Rùpàyatanam sanidassana-rùpam; Itaram anidassana rùpam.
Cakkhadi-dvayam asampatta-vasena, ghànàdittayam sampattavasena ti panca-vidhampi gocaraggàhika-rùpam; Itaram agocaraggàhika-rùpam.
Vanno, gandho, raso, ojà, bhùta-catukkam ceti atthavi-dhampi avinibbhoga-rùpam; Itaram vinibbhoga-rùpam.

II. THÍCH VĂN.

- Sankhàtam: Ðược gọi là. Pancavi-dhampi: Có 5 loại. Chabbidhampi: Có 6 loại. Sattavidhampi: Có 7 loại. Dvàrarùpam: Môn sắc. Advàra-rùpam: Phi môn sắc. Atthavidhampi: Có 8 loại. Indriya-rùpam: Căn sắc. Anindriya-rùpam: Phi căn sắc. Dvàdasavidhampi: có 12 loại. Olàrika-rùpam: Thô sắc. Santike-rùpam: Cận sắc. Sappatigharùpam: Hữu đối-sắc. Sukkhuma-rùpam: Tế sắc. Dùre-rùpam: Viễn sắc. Appatigha-rùpam: Phi hữu đối sắc. Kammajam: Nghiệp sanh. Upàdinna-rùpam: Hữu chấp thọ sắc. Rùpàyatanam: Sắc nhập. Sanidassana-rùpam: Hữu kiến sắc. Anidassana-rùpam: Phi hữu kiến sắc. Cakkhàdi-dvayam: Hai nhãn căn v.v... Asampattavasena: Không cần đạt đến đối tượng. Gocaragg-àhikarùpam: Thủ cảnh sắc.
Agocaraggàhikarùpam: Bất thủ cảnh sắc. Vanno: Hiễn sắc. Gandho: Hương. Raso: Vị. Ojà: Thực tố. Avinibbhogarùpam: Bất-giản-biệt-sắc. Vinibbhogarù-pam: Giản biệt sắc.

III. VIỆT VĂN.

- 8) Năm loại Tịnh căn gọi là nội sắc; các sắc khác gọi là ngoại sắc.
Sáu loại Tịnh sắc, tâm sở y gọi là sở y sắc, các sắc khác gọi là Phi sở y sắc.
Bảy loại Tịnh sắc và biểu sắc gọi là môn sắc; các sắc khác gọi là Phi môn sắc.
Tám loại Tịnh sắc, Bổn tánh sắc và mạng sắc gọi là căn sắc; các sắc khác gọi là Phi căn sắc.
Mười hai loại Tịnh sắc, Hành cảnh sắc gọi là thô sắc, cận sắc, hữu đối sắc; các sắc khác gọi là tế sắc, viễn sắc và phi hữu đối sắc.
Các sắc do nghiệp sanh gọi là Hữu chấp thọ sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu chấp thọ sắc.
Sắc nhập gọi là Hữu kiến sắc; các sắc khác gọi là Phi hữu kiến sắc.
Hai nhãn căn và nhĩ căn không cần đạt đến đối tượng. Ba căn tỷ, thiệt và thân căn cần đạt đến đối tượng. Năm căn này gọi là thủ cảnh sắc; các sắc khác gọi là Bất thủ cảnh sắc.
Tám loại sắc, hiễn sắc, hương, vị, thực tố và bốn Ðại-chủng gọi là Bất giản biệt-sắc; các sắc khác gọi là giản biệt sắc.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Pasàdarùpa: Tịnh-sắc, sở dĩ gọi là căn sắc vì Tịnh sắc này chi phối 9 sắc còn lại trong 10 sắc. Upàdinnam: Hữu chấp thọ, vì 18 sắc do nghiệp sanh đều bị tham - ái và tà - kiến chấp thọ, chi phối. Gocaraggàhikarùpam: Thủ-cảnh sắc, sở dĩ gọi vậy vì các sắc này lấy 5 trần làm đối cảnh. Ojà: Thực-tố, được xem như một sắc-pháp và có khả-năng tạo ra các sắc khác. Avinibbhogarùpam: Bất giản biệt sắc, vì tám sắc này không thể rời nhau.

I. PÀLI VĂN.

- 9) Iccevamatthavìsati-vidhampi ca vicakkhanà
Ajjhattikàdibhedene vibhajanti yathàraham.

II. THÍCH VĂN.

- Atthavìsati: 28. Vicakkhanà: Vị sáng suốt. Vibhajanti: chia chẻ, phân biệt. Yathàraham: Tùy theo.
III. VIỆT VĂN.

- 9) Như vậy, các vị sáng suốt phân biệt có 28 sắc-pháp, tùy theo sự phân chia theo nội sắc v.v...PHẦN BA - RÙPASAMUTTHÀNA: SẮC SINH KHỞI
I. PÀLI VĂN.

- 10. Kammam, cittam, utu, àhàro ceti cattàri rùpasamutthànàni nàma.
II. THÍCH VĂN.

- Kammam: Nghiệp. Utu: Thời tiết.
III. VIỆT VĂN.

- 10) Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn là bốn nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðạo Phật không tìm kiếm nguyên nhân đầu tiên sinh khởi ra các pháp mà chỉ chấp nhận sự hiện hữu các sắc pháp và tìm kiếm những ảnh hưởng gì tác thành các sắc pháp. Theo luận Abhidhamma, có 4 nguyên nhân sanh khởi các sắc pháp: Nghiệp, Tâm, thời tiết và đồ ăn.

I. PÀLI VĂN.

- 11. Tattha kàmàvacaram rùpàvacaram ceti pancavìsa-tividhampi kusalàkusalakammamabhisankhatam ajjhattikasantàne kammasamutthànarùpam patisandhimupà-dàya khane samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.

- Kàmàvacaram: Dục-giới. Rùpàvacaram. Sắc-giới. Pancavìsati: 25. Kusalàkusalakammamabhi Sankhatam: Tạo ra bởi thiện và bất thiện nghiệp. Ajjhattikasantàne: Nội-tương-tục. Kammasamutthànarùpam: Sắc do nghiệp tác thành. Patisandhimupàdàya: Bắt đầu từ kiết-sanh-thức. Khane khane. Từng sát-na.

III. VIỆT VĂN.

- 11. Ở đây 25 tâm ở Dục-giới và sắc-giới, bị chi phối bởi thiện, bất thiện nghiệp (ở quá khứ) tác thành các sắc-pháp do nghiệp sanh trên tự thân người, trong từng sát na bắt đầu từ kiết-sanh-tâm, (Patisandhi).

IV. THÍCH NGHĨA.
- Kammaja: Do nghiệp sanh. Nghiệp đây chỉ các Thiện và bất-thiện-nghiệp trong quá khứ, thuộc Dục-giới và Sắc-giới vì chỉ những nghiệp này mới tạo ra Sắc-pháp. 25 tâm này gồm 12 Bất-thiện-tâm, 8 Thiện-tâm ở Dục-giới và 5 Thiện-tâm ở Sắc-giới. Một thiện, bất-thiện-nghiệp trong khi lâm chung khiến kiết-sanh-tâm (Patisandhicitta) khởi lên trong đời sau. Cùng với kiết sanh tâm này, các sắc-pháp do nghiệp quá khứ chi phối khởi lên trong từng sát-na, như ngọn lửa của cây đèn, cho đến tâm sát-na thứ 17, khi con người lâm chung.
Khi được thai sanh, do kết quả nghiệp quá khứ, ba loại thập pháp (dasaka) được sanh-khởi; Kàyadasaka (thân thập pháp), Bhàvadasaka (Tánh thập pháp) và Vatthudasaka (Tâm sở y thập pháp). Thân thập pháp gồm có 4 Ðại-chủng, 4 đại-sở-tạo (Hiển sắc, Hương, vị, thực tố) mạng-căn và Thân tịnh-sắc. Tánh thập pháp và Tâm-sở-y thập pháp cũng gồm các pháp tương tợ.

I. PÀLI VĂN.

- 12. (a) Arùpa-vipàka - dvipancavinnàna-vajjitam pancasattatividhampi cittam cittasamutthànarùpam pathama-bhavangamupàdàya Jàyantameva samutthàpeti.
(b) Tattha appanà-javanam iriyàpathampi sannàmeti. Votthapana-kàmàvacarajavanàbhinnà pana vinnattimpi samutthà-penti. Somanassajavanàni panettha terasa hasanampi janenti.

II. THÍCH VĂN.

- Arù pavipàka: Vô-sắc dị-thục. Dvipanc-avinnàna-vijjitam: Trừ 10 thức. Pancasattatividhampi cittam: 75 tâm. Cittasamutthànarùpam: Sắc-pháp do tâm sanh. Path-amabhavanganupàdàya: Từ bhavanga đầu tiên mới sanh. Jày-antam: Ðược sanh. Appanà-javanam: An-chỉ tốc-hành-tâm. Iriyàpatham: Uy-nghi, cử-chỉ. Sannàmeti: Làm cho cong xuống. Votthapana: Quyết-định-tâm. Àbhinnà: Thắng-trí, thần-thông trí. Vinnalti: Biểu-thị. Somanassajavana. Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ. Terasa: 13. Hasana: Tiếu sanh tâm. Janenti: Làm cho sanh.
III. VIỆT VĂN.

- 12. (a) 75 tâm trừ vô-sắc dị-thục-tâm và 10 thức-tâm, tạo thành các sắc-pháp do tâm sanh, từ khi hữu phần mới sinh khởi.
(b) Ở đây, an-chỉ tốc-hành-tâm điều-hòa uy-nghi của thân thể. Nhưng các quyết-định-tâm, Dục-giới-tốc-hành-tâm và thắng-trí tạo các (thân) biểu và (khẩu) biểu. Mười ba tốc-hành tâm câu-hữu với hỷ cũng tạo ra sự cười.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Cittaja: Do tâm sanh, tâm không có hành-tướng nhưng có khả năng tạo ra sắc-pháp (Rùpa). Nói một cách khác, thiện-tâm và bất-thiện-tâm tạo ra những sắc-pháp tốt đẹp hay không tốt đẹp. Ðiều này rất rõ ràng khi nhận xét các hiện tướng vật lý nơi con người thay đổi do tư tưởng người ấy thay đổi. Theo Abhidhamma, từ sát-na đầu tiên Bha-vanga khởi lên, nghĩa là liền sau khi kiết-sanh-thức khởi, các sắc pháp do tâm tạo đã bắt đầu được tạo ra. Kiết sanh thức không tạo ra các pháp do tâm tạo vì đã có nghiệp (kamma) tạo giúp và vì kiết sanh thức mới sanh vào một đời sống mới. Không một sắc pháp nào do tâm sanh được khởi lên, trong giai đoạn trú và diệt của Sát-na-tâm vì tâm sát-na khi ấy yếu đuối. Mười tâm thức không đủ khả năng để cấu tạo các sắc-pháp. Bốn vô-sắc Dị-thục không tạo sắc-pháp vì các thiền vô-sắc-giới được phát triển nhờ không tham ái sắc-pháp.
Các Thiền-tâm rất cần thiết để tạo các sắc-pháp do tâm tạo. Một người chứng cảnh Thiền có thể tạo những sắc-pháp rất mạnh mẽ khiến người tu thiền có thể sống không cần ăn uống. Những ai có hoạt động tâm linh mạnh đều có sức mạnh dưỡng sinh. Một người sống thọ hưởng an lạc Niết-Bàn có thể sống không ăn uống trong nhiều ngày. Như đức Phật, sau khi thành đạo, sống không ăn uống trong 19 ngày.
Trong 79 tâm, 26 Tốc hành-tâm (10 sắc-giới-thiện và Duy-tác-tâm, 8 Vô-sắc-thiện và Duy-tác-tâm cùng với 8 Siêu-thế-tâm) có thể tạo những cử chỉ thân thể như bay trên không, độn thổ, đi trên nước v.v...
Ở đây Votthapanacitta (Quyết-định-tâm) là ý-môn-hướng-tâm (manodvàràvajjana). Các Dục-giới Tốc-hành-tâm (29) là 12 Bất-thiện-tâm, 1 Tiếu-sanh-tâm và 16 Tịnh-quang-thiện và Duy-tác-tâm. Abhinnà Città (Thắng-trí-tâm) là 2 đệ-ngũ Thiền thiện và Duy-tác-tâm, câu-hữu với Xả và tương ưng với Trí.
13 Tốc-hành-tâm câu-hữu với Hỷ là 4 Bất-thiện-tâm và 8 Tịnh-Quang-thiện tâm và Duy-tác-tâm câu-hữu với Hỷ và 1 Tiếu-sanh-tâm câu-hữu với Hỷ.
Các người phàm phu khi cười lớn hay mỉm cười là kinh nghiệm 4 Bất - thiện - tâm và 4 Tịnh - quang - tâm ; các vị Sekha (Hữu - học) cũng kinh nghiệm các tâm tương tợ trừ 2 Bất thiện tâm tương ứng với tà kiến. Các vị A-La-Hán kinh nghiệm 4 Duy-tác-tâm và một Tiếu - sanh - tâm. Các đức Phật chỉ mỉm cười với 4 Tịnh-quang-Duy-tác-tâm.

I. PÀLI VĂN.

- 13) Sìtunhotusamannàtà tejodhàtu-thitippattà’va utusamutthàna-rùpam ajjhattam ca bahiddhà ca yathàraham samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.

- Sìtunhotusamannàtà: Gồm cả lạnh và nóng. Tejodhàtu: Hỏa-đại. Thitippattà: Ðạt đến trú vị. Utusamutthàna-rufpam: Các sắc-pháp do thời-tiết sanh. Ajjhattam ca bahiddhà ca: Nội và ngoại.
III. VIỆT VĂN.

- 13) Hỏa đại gồm cả lạnh và nóng, khi đạt đến trú-vị bắt đầu tạo ra, tùy theo trường hợp, các sắc-pháp nội và ngoại, do thời tiết sanh.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Chúng ta đã biết khi thác sanh, nghiệp tạo ra ba: thân thập pháp, tánh thập pháp và Tâm-sở y thập pháp. Hỏa-đại ở bên trong, gồm trong 3 loại thập pháp này cùng với hỏa-đại ở ngoài, tạo ra các sắc-pháp do thời-tiết sanh, tại trú-vị của kiết-sanh-thức. Tại sanh-khởi-vị, Hỏa-đại do Nghiệp sanh thay thế hỏa đại do tâm sanh. Utu ở đây được dùng theo nghĩa tejodhàtu (Hỏa-đại) gồm cả lạnh và nóng. Nói cho thật đúng, chính Hỏa-đại cả nội với ngoại, tạo ra sắc-pháp. Các sắc-pháp do thời-tiết chung tạo ra, cũng gồm vào loại do thời-tiết sanh.

I. PÀLI VĂN.

- 14) Ojà-sankhàto àhàto àhàrasamutthà-narùpam ajjho-haranakàle thànappatto samutthàpeti.
II. THÍCH VĂN.

- Ojà-sankhàto: Ðược gọi là thực-tố. Ajjhoharanakàle: Khi đang được tiêu hóa. Khànappatto: Khi đạt đến trú-vị.

III. VIỆT VĂN.

- 14) Món ăn, được gọi là thực tố, khi được tiêu hóa và đạt đến trú vị, tạo ra các sắc-pháp do các món ăn sanh.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Àhàra (món ăn) nghĩa là chất ăn trong các món ăn vật-chất và ojà (thực tố) chứa trong các sắc-pháp do nghiệp sanh, do tâm sanh và do thời tiết sanh. Nội ojà (thực tố), được ngoại thực tố giúp đỡ mới tạo ra các sắc pháp, khi đạt đến trú vị và trú vị này kéo dài đến 49 (tiểu) tâm sát-na. Các sắc-pháp khởi lên khi thực tố được tiêu hóa khắp thân thể. Nội thực tố một mình không thể tạo ra các sắc-pháp, nếu không có sự giúp đỡ của ngoại thực tố.

I. PÀLI VĂN.

- 15) Tatha hadaya - indriya - rùpàni kamajàneva. Vinnattidvayam cittajameva. Saddo cittotujo. Lahutàdittayam utu-cittàhàrehi sambhoti. Avinibbhoga - rùpàni ceva àkàsadhàtu ca catùhi sambhùtàni. Lakkhana - rùpàni na kutocijàyanti.
II. THÍCH VĂN.

- Hadaya: Quả tim hay tâm-sở-y. Indriya-rùpàni: Căn sắc. Sambhoti: Khởi lên. Avinibbhogarùpàni: Bất-giản-biệt-sắc. Àkàsadhàtu: Hư - không - giới. Sambhùtàni: Ðược sanh ra. Kutoci: Từ đâu. Jàyanti: Ðược sanh ra.
III. VIỆT VĂN.

- 15) Ở đây quả tim và (8) căn-sắc do nghiệp sanh. Hai (thân) biểu và (khẩu) biểu chỉ do tâm sanh. Tiếng do tâm và thời tiết sanh. Ba tánh khinh khoái, v.v... (nhu nhuyến, kham nhẫn) do thời tiết, tâm và các món ăn sanh. Bất giản-biệt-sắc và hư-không-giới do 4 nhân sanh. Các tướng sắc không do một nhân nào khởi ra (vì chúng là tánh tự nhiên của mọi đời sống).

IV. THÍCH NGHĨA.
- Quả tim hay sở-y-sắc và 8 căn-sắc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nam tánh, nữ tánh và mạng căn) hoàn toàn do nghiệp sanh. Như vậy Jìvitindriya (mạng căn) trong các động vật như người và các loài thú cần phải phần biệt với các bất - động - vật khác như cây và các vật chất, vô tri, vì chúng không phải do nghiệp sanh. Chúng vẫn có sự sống, nhưng khác với sự sống của con người và cây cối. Ðiều chú ý ở đây là hư - không - giới được xem là do cả 4 nhân sanh. Tiếng nói có giọng do tâm sanh, không có giọng do thời tiết sanh. Các điệu nhạc do người đánh hay thổi là do thời tiết sanh và bị chi phối bởi tâm.

I. PÀLI VĂN.

- 16) Atthàrasa pannarasa terasa dvàdasàti ca, kamma-cittotukàhàrajàni honti yathàkkamam. Jàyamànàdirùpànam sabhàvattà hi kevalam, Lakkhanàni na jàyanti kehicìti pakàsitam.
II. THÍCH VĂN.

- Kamma-cittotukàhàrajàni: Do nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn sanh ra. Sabhàvattà: Vì tự tánh thiên nhiên là vậy. Kevalam: Toàn diện.
III. VIỆT VĂN.

- 16) 18, 15, 13 và 12 sắc-pháp tùy thuộc khởi lên do Nghiệp, tâm, thời tiết và đồ ăn. Các tướng của sắc pháp khởi lên v.v... không do nhân gì tạo ra, vì tự tánh thiên nhiên là như vậy.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 18 sắc-pháp do nghiệp sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Sở-y-sắc 1 + Sắc-căn 8.
15 sắc-pháp do tâm sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không giới 1 + Tiếng 1 + Biến-hóa-sắc 3 + Biểu sắc 2.
13 sắc-pháp do thời tiết sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến - hóa sắc 3 + Tiếng 1.
12 sắc-pháp do đồ ăn sanh: Bất-giản-biệt-sắc 8 + Hư-không-giới 1 + Biến hóa sắc 3.
4 Lakkhana (Sắc tướng) là chung cho tất cả sắc pháp, không có sắc pháp nào không có 4 giới này.
PHẦN BỐN - KÀLAPA-YOJANÀ: TỔNG HỢP CÁC SẮC
I. PÀLI VĂN.

- 17) Ekuppàdà ekanirodhà ekanissayà sahavuttino ekavìsati rùpakalàpà nàma.
II. THÍCH VĂN.

- Ekuppàdà: Ðồng sanh. Ekanirodhà: Ðồng diệt. Ekanissayà: Ðồng y chỉ. Sahavuttino: Cùng sống với nhau.
III. VIỆT VĂN.

- 17) Có tất cả là 21 sắc tổng hợp, vì những sắc này đồng khởi, đồng diệt, đồng y-chỉ vàđồng sống với nhau.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Các sắc pháp chỉ là sự tổ hợp của nhiều đặc tánh, kết hợp lại dưới những hình thức và mứcđộ khác nhau. Sự tổng hợp của những đặc tánh này được gọi là Kalàpa. Có tất cả là 21 loại tổng hợp, 9 loại do nghiệp tạo, 6 bởi Tâm, 4 bởi thời tiết và 2 bởi đồ ăn.

I. PÀLI VĂN.

- 18) Tattha jìvitam avinibbhogarùpam ca cakkhunà saha cakkhudasakam ti pavuccati. Tathà sotàdìhi saddhim sota-dasakam, ghànadasakam, Jivhàdasakam, kàya-dasakam, itthibhàvadasakam, pumbhàvadasakam, vatthudasakam ceti yathàkkamam yojetabbam. Avinibbhoga-rùpamena jìvitena saha jìvitanavakanti pavuccati. Ime nava kamma-samutthànakalàpà.
II. THÍCH VĂN.

- Cakkhudasakam: Mắt thập pháp. Itthibhàvadasakam: Nữ tánh thập pháp. Pumbhàvadasakam: Nam tánh thập pháp. Yojetabbam: Cần phải được kết hợp.

III. VIỆT VĂN.

- 18) Ở đây, mạng căn, 8 vô giản biệt sắc và con mắt gọi là mắt thập pháp. Cũng vậy, với tai v.v... được gọi là tai thập pháp, mũi thập pháp, lưỡi thập pháp, thân thập pháp, nữ tánh thập pháp, nam tánh thập pháp, sở-y-chỉ thập pháp, được kết hợp tùy theo trường hợp, 8 vô giản-biệt-sắc cùng với mạng-căn được gọi là mạng-căn cửu pháp. Như vậy có chín tổng-hợp-sắc do nghiệp sanh.


I. PÀLI VĂN.

- 19) Avinibbhoga-rùpam pana suddhatthakam. Tadeva kàyavinnattiyà saha kàyavinnattinavakam, vacì-vinnattisaddehi ca saha vacìvinnattidasakam. Lahutàdìhi saddhim lahutàdekàdasakam. Kàya-vinnattilahutàdidvàdasakam, vacìvinnattisadda-lahutàditerasakam ceti cha cittasamutthànakalàpà.
II. THÍCH VĂN.

- Suddhatthaka: Thuần tám pháp. Kàyavinnattinavakam: Thân biểu cửu pháp.
III. VIỆT VĂN.

- 19) Tám vô-giản biệt-sắc gọi là thuần 8 pháp. Tám pháp này cùng với thân-biểu cộng thành thân-biểu cửu pháp. Cùng với khẩu-biểu và tiếng cộng thành khẩu-biểu 10 pháp. Cùng với khinh khoái tánh v.v... cộng thành khinh khoái-tánh v.v... 11 pháp. Cùng với thân biểu, khinh-khoái-tánh v,v... cộng thành thân-biểu, khinh-khoái-tánh v.v... 12 pháp: cùng với khẩu biểu, tiếng, khinh-khoái-tánh v.v... cộng thành khẩu biểu, tiếng, khinh khoái tánh v.v... 13 pháp. Như vậy có tổng hợp sắc do tâm sanh.

I. PÀLI VĂN.

- 20) Suddhatthakam, saddanavakam, lahutàdekàdasakam saddalahutàdi-dvàdasakam ceti cattàro utusamutthàna-kalàpà.
II. THÍCH VĂN.

- Suddhatthakam: Thuần bát pháp.
III. VIỆT VĂN.

- 20) Thuần 8 pháp, Tiếng cửu pháp, khinh khoái tánh v.v... 11 pháp; Tiếng, khinh-khoái-tánh v.v... 12 pháp. Như vậy có bốn tổng-hợp-sắc do thời tiết sanh.

I. PÀLI VĂN.

- 21) Suddhatthakam, lahutàdekàdasakam ceti dve àhàrasamutthàna-kalàpà.
II. VIỆT VĂN.

- 21) Thuần bát pháp, khinh khoái tánh v.v... 11 pháp. Như vậy có hai tổng hợp sắc do đồ ăn sanh.


I. PÀLI VĂN.

- 22) Tattha suddhatthakam, saddanavakam ceti dve utu-samutthàna-kalàpà bahiddhà pi labbhanti, avasesà pana sabbe pi ajjhattikameva.
II. THÍCH VĂN.

- Avasesà: Các tổng hợp sắc còn lại.
III. VIỆT VĂN.

- 22) Ở đây, thuần bát pháp, tiếng cửu pháp, hai tổng hợp sắc do thời-tiết sanh cũng được tìm thấy ở ngoài (thân). Nhưng tất cả tổng-hợp-sắc còn lại chỉ được tìm thấy trong nội (thân) mà thôi.

I. PÀLI VĂN.

- 23) Kamma - cittotukàhàra - samutthànà yathàkkamam.
Nava cha caturo dve-ti kalàpà ekavìsati.
Kalàpànam pariccheda-lakkhanattà vicakkhanà.
Na kalàpangamiccàhu àkàsam lakkhanàni ca.

II. THÍCH VĂN.

- Pariccheda: Hạn giới khu biệt. Vicakkhanà: Những vị có trí. Kalàpangam: Thành phần của tổng hợp. Àhu: Ðược gọi là. Àkàsam: Hư không.
III. VIỆT VĂN.

- 23) Có 21 loại tổng hợp sắc, 9, 6, 4, 2 tùy theo trường hợp, do nghiệp sanh, do tâm sanh, do thời tiết sanh và do đồ ăn sanh.
Vì hư không chỉ hạn giới và các tướng sắc chỉ nêu rõ tánh tự nhiên của các sắc, nên các vị có trí tuyên bố không thuộc về tổng hợp sắc.
PHẦN NĂM - RÙPAPAVATTIKÀMO: DIỄN BIẾN SẮC PHÁP
I. PÀLI VĂN.

- 24) Sabbàni pi panetàni rùpàni kàmaloke yathàraham anùnàni pavattiyam upalabbhanti. Patisandhiyam pana samsedajànan ceva opapàtikànan ca cakkhu-sota-ghànajivhàkàya-bhàva-vatthu-dasakasankhàtàni satta-dasakàni pàtubhavanti ukkatthavasena. Omakavasena pana cakkhu-sota-ghànabhàvadasakàni kadàci pi na labbhanti. Tasmà tesam vasena kalàpàhàni veditabbà. Gabbha-seyyaka-sattànam pana kàyabhàvavatthu-dasakasankhàtàni tìni dasakàni pàtubhavanti. Tatthàpi bhàvadasakam kadàci pi na labbhati. Tato param pavattikàle kamena cakkhudasakàdìni ca pàtubhavanti.
II. THÍCH VĂN.

- Anùnàni: Không thiếu sót. Pavattiyam: Trong khi chuyển khởi, trong đời sống hiện tại. Patisandhiyam: Trong khi gá thai. Samsedajànam: Ðối với hàng thấp sanh. Opapàtikànam: Ðối với hàng hóa sanh. Ukkatthavasena: Tối đa. Omakavasena: Tối thiểu. Kadàci: Có đôi khi. Kàlàpahàni: Không có các loại tổng-hợp-sắc. Gabbha-seyyakasattànam: Ðối với chúng sanh do thai sanh. Tato param: Từ đó trở đi. Kamma: Theo thứ tự.

III. VIỆT VĂN.

- 24) Tất cả các sắc pháp ấy, không thiếu sắc nào, tùy theo trường hợp, tìm kiếm được trong đời hiện sống tại cõi Dục-giới. Nhưng trong khi gá sanh, đối với các chúng sanh do thấp sanh và hóa sanh, tối đa sẽ được khởi lên bảy tổng hợp sắc là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tánh, tâm-sở-y thập pháp. Còn tối thiểu thời có đôi khi, mắt, tai, mũi, tánh thập pháp không khởi được. Do vậy, cần phải hiểu các chúng sanh kia như là không có các tổng hợp sắc ấy. Ðối với chúng sanh do thai sanh, ba thập pháp được khởi lên là thân, tánh và tâm-sở-y. Tuy vậy, đôi khi, tánh thập pháp không khởi lên. Từ khi gá sanh trở đi trong suốt đời sống, theo thứ tự, mắt thập pháp v.v... được khởi lên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Theo đạo Phật có bốn loại chúng sanh: Noãn sanh (andaja) do trứng sanh, thai-sanh (jalàbuja) do từ thai sanh ra, thấp sanh (samsedaja) từ chỗ ướt mà sanh và hóa sanh (opapàtika). Các chúng sanh sanh trưởng từ nơi ẩm ướt như một loại động vật hạ đẳng thuộc về thấp sanh. Một số loại thấp sanh thiếu một vài căn và thiếu nam hay nữ tánh, nhưng tất cả đều có tâm-sở-y là có tâm hay thức.

I. PÀLI VĂN.

- 25) Iccevam patisandhimupàdàya kammasamutthànà dutiyacittamupàdàya cittasamutthànà, thitikàlamupàdàya utusamutthànà ojàpharanamupàdàya àhàrasamutthànà ceti catusamutthànarùpakalàpasantati kàmaloke dìpajàlà viya nadìsoto viya ca yàvatàyukam abbocchinnam pavattati.
II. - THÍCH VĂN.

Patisandhimupàdàya: Từ khi tiết sanh thức khởi lên. Dutiyacittamupàdàya: Từ khi tâm thứ hai khởi lên. Thitikàlamupàdàya: Từ khi trú thời khởi lên. Ojapharanamupàdàya: Từ khi chất thực tố được tiêu thụ. Santati: Tương tục. Dìpajàlàviya: Giống như lửa ngọn đèn. Nadìsoto viya: Giống như dòng nước. Yàvatàyukam: Cho đến khi mệnh chung. Abbocchinnam: Không bị gián đoạn. Pavattati: Chuyển khởi.

III. VIỆT VĂN.

- 25) Như vậy sự tiếp tục của tổng hợp sắc được tạo ra do 4 cách: Do nghiệp sanh từ khi mới gá sanh, do tâm sanh từ tâm sát-na thứ hai, do thời tiết sanh từ khi trú thời, do đồ ăn sanh từ khi thực tố được tiêu thụ - tiếp tục trôi chảy không bị gián đoạn trong Dục giới cho đến khi mạng chung, như ngọn lửa của cây đèn hay dòng sông.
VI. THÍCH NGHĨA.
- Các vị hóa sanh thường vô hình, mắt thịt không thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời thai nghén. Thường thường, các vị Patas (ngạ quỷ), và Devas (chư Thiên) và Brahmà (Phạm Thiên) thuộc loại hóa sanh.

I. PÀLI VĂN.

- 26) Maranakàle pana cuticittopari-sattara-samacittassa thitikàlamupàdàya kammaja - rùpàni nuppajjanti. Puretaramuppannàni ca kammaja-rùpàni cuticittasamakàlameva pavattitvà nirujjhanti. Tato param cittajàhàrajarùpam ca vocchijjhati. Tato param utusamutthànarùpaparamparà yàva matakalevarasankhàtà pavattanti.
II. THÍCH VĂN.

- Maranakàle: Khi chết. Cuticittopari: Từ khi tử tâm bắt đầu. Sattarasamacittassa: Từ sát-na tâm thứ 17. Thitikàlamupàdàya: Kể từ trú thời. Puretaramuppannàni: Ðã sinh khởi ra trước. Cuticittasamakàlameva: Cho đến khi tử tâm. Nirujjhanti: Diệt mất. Vocchijjhati: Bị cắt đứt. Utusamutthànarùpaparamparà: Một sự tiếp tục các sắc pháp do thời tiết khởi lên. Matakalevarasankhàtà: Cái gọi là thân chết.
III. VIỆT VĂN.

- 26) Nhưng khi lâm chung, từ sát-na thứ 17 của tử tâm kể lui, bắt đầu từ trú thời của tâm, các sắc pháp do nghiệp sanh không hiện khởi nữa. Các sắc pháp do nghiệp sanh đã khởi từ trước tồn tại cho đến tử tâm rồi ngừng hẳn. Tiếp theo đó, một sự tiếp tục của các sắc pháp do thời tiết sanh được kéo dài, tùy theo sự tồn tại của thi thể.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Khi lâm chung, đến sát-na tâm thứ 17 của tử tâm, khi lộ trình tâm cuối cùng được chấm dứt với một trong ba đối tượng như sau: Kamma, kammanimitta và Gati-nimitta (nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng) thời sự diễn tiến các sắc pháp do nghiệp sanh được cắt đứt. Các sắc pháp do nghiệp sanh đến phút cuối cùng được chấm dứt với tử tâm. Rồi tâm và các món đồ ăn cũng chấm dứt sự phát sanh các sắc pháp. Chỉ còn thời tiết còn ảnh hưởng hoạt động cho đến khi thi thể bị tan rã hoàn toàn.

I. PÀLI VĂN.

- 27) Iccevam matasattànam punadeva bhavantare.
Patisandhimupàdàya tathàrupam pavattati.

II. THÍCH VĂN.

- Iccevam: Như vậy. Matasattànam: Ðối với người đã chết. Punadeva: Lại nữa. Bhavantare: Trong đời sống kế tiếp.

III. VIỆT VĂN.

- 27) Như vậy, đối với những người chết, lại nữa trong một đời sống tiếp theo, các sắc-pháp tương tự như vậy khởi lên, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðoạn này nói đến sự tiếp tục sanh khởi của các sắc-pháp, qua một đời sống khác, bắt đầu từ kiết-sanh-thức.

I. PÀLI VĂN.

- 28) a) Rùpaloke pana ghàna-jivhà-kàyabhàva-dasakàni ceva àhàrajakalàpàni ca na labbhanti. Tasmàtesam patisandhikàle cakkhu-sota-vatthuvasena tìni dasakàni jìvitanavakam ceti cattàro kammasamutthànkalàpà pavatti-yam cittotusamutthànà ca labbhanti.
Asannasattànam pana cakkhu-sota-vatthu-saddàni pi na labbhanti. Tathà sabbàni pi cittajarùpàni. Tasmà tesam pati-sandhikàle jìvitanavakameva. Pavattiyan ca saddavajjitam utu-samutthànarùpam atiricchati.
b) Iccevam kàmarùpàsannisankhàtesu tìsu thànesu patisan-dhipavattivasena duvidhà rùpapavatti veditabbà.

II. THÍCH VĂN.

- Asannasattànam: Ðối với hữu tình vô tưởng. Saddavajjitam: Trừ tiếng. Atiricchati: Tiếp tục.
III. VIỆT VĂN.

- 28) a) Ở sắc-giới, thập pháp thuộc mũi, lưỡi, thân, tánh, do đồ ăn sanh, không khởi lên. Do vậy, đối với những chúng sanh này, trong khi tái-sanh, chỉ khởi lên bốn nhóm sắc-pháp do nghiệp sanh, như ba loại thập pháp thuộc mắt, tai và tâm-sở-y, và một loại cửu pháp thuộc mạng-căn. Và trong tương-tục-sanh, các sắc-pháp do tâm và thời tiết sanh tiếp tục khởi lên. Nhưng đối với loài hữu tình vô-tưởng, mắt, tai, tâm-sở-y, tiếng không khởi lên. Cũng vậy, tất cả sắc-pháp do tâm sanh không khởi lên. Do vậy, đối với loại chúng-sanh này, trong khi tái sanh, chỉ có chín pháp thuộc mạng-căn khởi lên; và trong khi tương-tục-sanh, trừ tiếng, tất cả sắc-pháp do thời tiết sanh được khởi lên.
b) Như vậy trong Dục-giới, sắc-giới và vô-tưởng-giới, sự diễn tiến các sắc-pháp cần phải được hiểu theo hai phần vị, tái-sanh và tương-tục-sanh.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Một vài loại hóa-sanh ở Dục-giới không có nam hay nữ tánh. Nhưng các loại hóa sanh ở sắc-giới không những vô-tánh mà còn không có tịnh-sắc căn của mũi, lưỡi, thân, dầu vẫn có phù-trần-căn của những căn này. Tịnh-sắc-căn của các căn này bị mất đi vì không có sở-dụng cho các vị Phạm-Thiên.
Các loại noãn-sanh cũng được gồm vào với các loại thai-sanh. Khi tái sanh, các loại này đều có ba loại thập pháp thuộc thân, tánh và tâm-sở-y. Có khi chúng không có nam hay nữ tánh. Như vậy các loại trứng có tâm-sở-y tức là có tâm.

I. PÀLI VĂN.

- 29) Atthavìsati kàmesu honti tevìsa rùpisu
Sattaraseva - sannìnam arùpe natthi kinci pi
Saddo vikàro jaratà maranan c’opapattiyam
Na labbhanti pavattesu na kinci pi na labbhati.

II. THÍCH VĂN.

- Rùpisu: Ở sắc-giới. Asannìnam: Ðối với vô-tưởng chúng sanh. Opapattiyam: Khi tái-sanh.
III. VIỆT VĂN.

- 29) Tại Dục-giới, có được 28 sắc-pháp, ở Sắc-giới có 23. Ðối với loài vô-tưởng, chỉ có 17 và ở tại Vô-sắc-giới, không có một sắc-pháp nào.
Khi tái-sanh, tiếng, biến hóa sắc, già và chết không có được. Khi tương-tục-sanh thời không sắc-pháp nào là không có.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðây là bài kệ tóm tắt con số hiện diện của các sắc-pháp ở Dục-giới, Sắc-giới, Vô-sắc-giới và đối với hạng vô-tưởng chúng-sanh.
PHẦN SÁU - NIBBÀNA: NIẾT BÀN
I. PÀLI VĂN.

- 30) a) Nibbànam pana lokuttarasankhàtam catumagganànena sacchikàtabbam maggaphalànamàra-mmanabhùtam vànasankhàtàya tanhàya nikkhantattà nibbànam ti pavuccati.
b) Tadetam sabhàvato ekavidhampi sa-upàdi-sesanibbàna-dhàtu anupàdisesanibbànadhàtu ceti duvidham hoti kàranapa-riyàyena Tathà sunnatam animittam appanihitam ceti tividham hoti àkàrabhedena.

II. THÍCH VĂN.

- Lokuttarasankhàtam: Ðược gọi là siêu-thế. Catumagganànena: Do trí của 4 Ðạo. Sacchikàtabbam: Cần được chứng-đắc. Maggaphalànamàrammanabhùtam: Trở thànhđối tượng cho Ðạo và Quả. Vànasankhàtàya tanhàya: Ái được gọi là Vàna (rừng rậm). Nikkhantattà: Thoát ly. Sabhàvato: Về-tự-tánh. Ekavidhampi: Chỉ một loại Sa-upàdisesa nibbànadhàtu: Hữu-dư-y Niết-bàn giới. Anupàdisesanibbànadhàtu: Vô-dư-y Niết-bàn giới. Kàranapariayyena: Theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết. Sunnatam: Không, Animittam: Vô-tướng. Appanihitam: Vô-nguyện. Àkàrabhedena: Theo hành tướng.
III. VIỆT VĂN.

- 30) a) Còn Niết-Bàn được gọi là siêu-thế, và phải được chứng ngộ bởi trí của bốn Ðạo, thành một đối tượng cho 4 Ðạo và 4 Quả và được gọi là Nibbàna, vì là một sự thoát ly khỏi tham-ái xem như là rừng rậm (Vàna).
b) Niết-Bàn theo tự-tánh chỉ có một loại, theo phương thức tự kinh nghiệm trước và sau khi chết, có hai: Hữu-dư-y Niết-bàn giới và vô-dư-y Niết-bàn giới. Còn theo hành tướng thì có ba là: Không, vô-tướng, vô-nguyện.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Nibbàna hay Nirvàna (Phạm-văn) gồm có Ni và Vana, Ni có nghĩa là không. Vàna có nghĩa là dệt hay ái. Chính ái này tác dụng như một sợi dây nối liền các đời sống của một cá nhân, khi cá nhân này trôi lăn trong biển sanh-tử. Ni có nghĩa là không, Vàna: có nghĩa là thổi tắt. Nibbàna có nghĩa là thổi tắt lửa tham ái, sân-hận và si-mê. Niết-Bàn là nguyên lý cuối cùng (Vatthudhamma) thuộc về siêu thế, ra ngoài thế giới của tâm và sắc hay 5 uẩn.
Nibbàna được chứng ngộ nhờ trực giác (paccakkha: Hiện kiến hay Thông-đạt-trí (pativedhanàna) và Anumàna (Tỷ-lượng), hay Anubodhanàna (tùy-giác-trí). Ðể diễn đạt hai ý trên, Nibbàna được xem là cần phải chứng-ngộ bởi trí tuệ thuộc Bốn Thánh Ðạo và trở thành một đối tượng cho các Ðạo và Quả.
Về tự tánh (Sabhàvato), Nibbàna là an-tịnh (Santi) và như vậy chỉ có một (kevala). Niết Bàn này được xem là hai, tùy theo sự chứng nghiệm trước và sau khi chết. Trong chính văn có dùng danh từ Kàranapariyàyena, được các tập sớ Pàli ở Tích Lan giải thích là nguyên nhânđược gọi vậy vì có hữu dư y hay không có hữu dư y. Sa-upàdisesa: Sa: với; upàdi: 5 uẩn (thân và tâm); Sesa: còn dư sót lại. Upàdi từ nguyên ngữ upa + à + da, lấy nghĩa là 5 uẩn do tham ái và tà-kiến chấp chặt. Upàdi cũng có nghĩa là Kilesa (phiền não). Theo chánh bản và các tập sớ, Nibbàna do các vị Sotàpanna, Sakadàgami và Anàgami chứng ngộ thuộc Saupàdisesanibbàna-dhàtu vì còn thân và còn phiền não. Nibbàna của các vị A-La-Hán cũng vẫn là sa-upàdisesa Nibbàna vì các vị này vẫn còn thân. Chỉ có Niết Bàn của vị A-La-Hán sau khi chết mới gọi là anupàdisesa-Nibbànadhàtu, vì cả hai ngũ-uẩn và phiền não đã được vất bỏ dứt sạch.
Sunnata: không, có nghĩa là không có tham, sân, si hay mọi pháp hữu vi. Animitta: Vô-tướng, có nghĩa là không còn tướng tham, sân, si hay tướng các pháp hữu-vi. Appanihita: vô nguyện, nghĩa là không còn đèo bòng luyến ái gì nữa.

I. PÀLI VĂN.

- 31) Padamaccutamaccantam asankhata-manuttaram
Nibbànamiti bhàsanti vanamuttà mahesayo.

II. THÍCH VĂN.

- Accutapadam: Pháp bất-tử. Accantam: Vô biên. Asankhatam: Vô vi. Anuttaram: Vô thượng. Bhàsanti: gọi là. Vanamuttà: Thoát khỏi tham-ái. Mahesayo: Ðại ẩn sĩ.
III. VIỆT VĂN.

- 31) Các vị Ðại Ẩn sĩ đã giải thoát khỏi tham-ái gọi Niết-Bàn là pháp bất tử, pháp vô biên, pháp vô vi và pháp vô thượng.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðoạn này là những danh từ mà các vị Ðại Ẩn-sĩ gọi Niết-Bàn. Chữ Padam ở đây có nghĩa là pháp (Dhamma).

I. PÀLI VĂN.

- 32) Iti cittam cetasikam rùpam nibbànamiccapi.
Paramattham pakàsenti catudhà va Tathàgatà

II. THÍCH VĂN.

- Paramattham: Ðệ nhất nghĩa đế. Ca-tudhà: 4 loại
III. VIỆT VĂN.

- 32) Như vậy, các đức Như Lai nêu rõ bốn pháp đệ nhất nghĩa đế, tức là Tâm, tâm sở, sắc và Niết-Bàn.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Bản đồ sau đây nêu rõ những loại tâm nào làm sanh khởi những loại sắc pháp nào.
Chữ viết tắt:

K: Kammaja: Do nghiệp sanh
C: Cittaja: Do tâm sanh
I: Iriyapathà: Cử chỉ uy nghi
H: Hasituppàda: Tiếu-sanh-tâm
V: Vinnatti: Thân biểu và ngữ biểu
+ : Có; -- : Không.
KCIHV
4 Tham tâm câu hữu với Hỷ+++++
4 tham tâm câu hữu với Xả+++--+
2 Sân tâm và 2 si tâm+++--+
10 Thức tâm và 4 vô sắc Dị thục tâm----------
2 Tiếp thọ, 1 ngũ môn hướng tâm, 3 suy đạc--+------
1 Ý môn hướng tâm hay quyết-định-tâm--++--+
1 Tiếu sanh tâm--++++
5 Sắc giới Thiện-tâm+++--+
5 Sắc giới Dị-thục và 5 duy tác--++----
8 Vô sắc thiện và duy tác--++----
8 Siêu thế tâm--++----
4 Tịnh quang câu hữu với Hỷ+++++
4 Tịnh quang câu hữu với Xả+++--+
8 Tịnh quang dị-thục--++----
4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Hỷ--++++
4 Tịnh quang Duy tác, câu hữu với Xả+++--+

Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.
-ooOoo-
CHƯƠNG VII
SAMUCCAYA-SANGAHA-VIBHÀGO:
TẬP YẾU NHỮNG DANH TỪ ABHIDHAMMA
I. PÀLI VĂN.

- 1) Dvàsattatividhà vuttà vatthudhammà salakkhanà.
Tesam dàni yathàyogam pavakkhàmi samuccayam.
2. Akusalasangaho, missakasangaho, bodhipakkhiya - sangaho, sabbasangaho ceti samuccaya-sangaho catubbiddho veditabbo.

II. THÍCH VĂN.

- Dvàsattatividhà: Có 72. Salakkhanà: Hữu tướng. Yathàyogam: Tùy thuộc sự liên hệ. Pavakkhàmi: Tôi sẽ nói. Missakasangaho: Tạp loại tập yếu.
III. VIỆT VĂN.

- 1) 72 pháp đã được nói đến với các tướng của chúng. Nay tôi sẽ nói đến các loại pháp, tùy thuộc sự liên hệ của chúng.
2. Tập yếu các loại pháp cần phải được hiểu có bốn loại: Bất thiện tập yếu, tạp loại tập yếu, Bồ-đề-chi tập yếu, nhứt-thiết tập yếu.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Vatthudhammà, có tất cả là 72 = 1 + 52 + 18 + 1.
- Tất cả 89 tâm xem là 1 pháp, vì tất cả đều có đặc tướng ý thức.
- 52 Tâm-sở được phân biệt riêng, vì mỗi tâm sở có đặc tướng riêng.
- 18 Sắc-pháp được kể riêng, vì chúng sai khác về đặc tướng.
- Nibbàna xem là một vì đặc tánh của Niết-Bàn là an tịnh.

I. PÀLI VĂN.

- 3) Katham? Akusalasangahe tàva, cattàro àsavà: Kàmàsavo, bhavàsavo, ditthàsavo, avijjàsavo.
4) Cattàro oghà, kàmogho, bhavogho, ditthogho, avijjogho.
5) Cattàro yogà, kàmayogo, bhavayogo, ditthiyogo, avijjàyogo.
6) Cattàro ganthà, abhijjhà kàyagantho, byàpàdo kàyagantho, sìlabbataparàmàso kàyagantho, idamsaccàbhiniveso kàyagantho.
7) Cattàro upàdànà, kàmupàdànam, ditthupàdànam, sìlabbatupàdànam, attavàdupàdànam.

II. THÍCH VĂN.

- Àsavo: Lậu. Oghà: Bạo lưu. Yogà: Ách-phược. Ganthà: Hệ-phược. Upàdàna: Thủ.
III. VIỆT VĂN.

- 3) Như thế nào? Về bất thiện tập yếu, có 4 lậu hoặc tức là Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu
4) Có 4 Bạo lưu: Dục bạo lưu, Hữu bạo lưu, Kiến bạo lưu và Vô minh bạo lưu.
5) Có bốn Ách-phược: Dục ách-phược, Hữu ách-phược, Kiến ách-phược, Vô-minh ách-phược.
6) Có bốn Hệ-phược: Tham thân hệ-phược, Sân thân hệ-phược, Giới cấm-thủ thân hệ-phược, Thử-thực-chấp thân hệ-phược.
7) Có bốn Thủ: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Ngã kiến thủ.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Àsavà, từ-ngữ-nguyên à + su, là chảy. Các pháp này được gọi vậy là vì chúng tràn ngập tất cả đời sống hay vì chúng tồn tại cho đến Gotrabhù tâm (chuyển-tánh-tâm) trước khi chứng Dự-lưu. Dục lậu chỉ cho sự tham ái các dục vọng. Hữu-lậu chỉ cho tham-ái sắc và vô sắc giới. Kiến lậu: chỉ cho 62 tà kiến như đã kể trong kinh Brahmajàla (Phạm-Võng), và Vô minh lậu: là vô minh đối với Tứ Ðế, đời quá khứ, đời vị lai, cả hai đời và đối với Lý Duyên-Khởi. Ogha, từ ngữ nguyên ava + han, nghĩa là hại hay giết. Chúng sanh bị đại thủy trào lôi cuốn, trôi giạt ra ngoài biển khơi và nhận chìm xuống đáy sâu, hoặc bị thương nặng, hoặc bị chết chìm. Cũng vậy, các Oghà này cuốn phăng chúng sanh xuống vực thẳm của ác thú. Yoga, từ ngữ nguyên "yuj" nghĩa là mắc cột vào, những gì cột dính chúng sanh vào bánh xe luân hồi sanh - tử. Ganthà là những gì cột tâm với thân, hay thân này với thân các đời sống khác. Chữ kàya dùng có nghĩa là nhóm, chỉ cả thân và tâm. Upàdànàni, từ ngữ căn upa + à + dà, nghĩa là cho. Ái tột độ là thủ. Do Ái nên mới Thủ. Ái như tên trộm sờ soạng trong đêm tối, Thủ chính là lúc ăn trộm. Ngã-kiến-thủ có đến 20 loại đối với 5 uẩn như sau:

a) ngã với thân là một,
b) ngã là sở hữu của thân,
c) ngã ở trong thân,
d) thân ở trong ngã.

Cũng vậy, đối với 4 uẩn còn lại.

I. PÀLI VĂN.

- 8) Cha nìvaranàni: kàmacchandanìvaranam, byàpàdanìvaranam, thìna-middhanìvaranam, uddhacca-kukkuccanìvaranam, vicikicchànìvaranam, avijjànìvaranam.
9) Sattànusaya - kàmaràgànusayo, bhavaràgànusayo, patighànusayo, mànànusayo, ditthànusayo, vicikicchànusayo, avijjànusayo.

II. THÍCH VĂN.

- Nìvaranàni: Các triền-cái. Sattànusayà: Bảy tùy-miên.
III. VIỆT VĂN.

- 8) Có sáu triền-cái: Dục-lậu triền-cái, sân triền-cái, hôn trầm, thụy-miên triền-cái, trạo-hối triền-cái, nghi triền-cái, vô-minh triền-cái.
9) Có bảy Tùy-miên: Dục-ái tùy-miên, Hữu-ái tùy-miên, Sân tùy-miên, Mạn tùy-miên, Kiến tùy-miên, Nghi tùy-miên, vô minh tùy-miên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Nìvaranàni, từ ngữ-căn Nì + Var, nghĩa là ngăn che chướng ngại. Sở dĩ gọi vậy vì các pháp này chướng ngại trên con đường tiến tới Niết-Bàn an lạc. Thường chỉ có 5 triền-cái mà thôi, vô-minh triền-cái được bỏ ra ngoài. Dục-lậu được ví như nước có nhiều màu sắc, sân ví như nước sôi, thụy-miên được ví như nước có nhiều rong rêu, trạo-hối được ví như nước bị gió giao động và nghi được ví như nước đục. Các triền-cái này được các thiền làm cho tạm ngưng. Chúng chỉ được trừ diệt hoàn toàn khi chứng 4 quả Thánh. Nghi được trừ diệt khi chứng Dự-Lưu. Ái-Dục, Sân và Hối được trừ diệt khi chứng Bất-Lai. Thụy - miên, hôn-trầm, và trạo-cử được trừ diệt khi chứng quả A-La-Hán. Anusaya: Tùy-miên, từ ngữ - căn Anu + ssi, nghĩa là nằm xuống, ngủ nghỉ, những gì nằm yên và khi có nhân-duyên sẽ khởi lên vì chưa được diệt trừ. Tất cả phiền-não là Anusaya, nhưng chỉ có bảy là mạnh nhất.

I. PÀLI VĂN.

- 10. Dasa samyojanàni-kàmaràgasamyojanam, rùparàgasamyojanam, arùparàgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbata-paràmàsasamyojanam, vicikicchàsamyojanam, uddhaccasamyojanam, avijjàsamyojanam, suttante.
11) Aparàni dasa samyojanàni - kàmaràga - samyojanam, bhavaràgasamyojanam, patighasamyojanam, mànasamyojanam, ditthisamyojanam, sìlabbataparàmàsasamyojanam, vicikicchà-samyojanam, issàsamyojanam, macchariyasamyojanam, avijjàsamyojanam, Abhidhamme.
12) Dasa kilesà: lobho, doso, moho, màno, ditthi, vicikicchà, thìnam, uddhaccam, ahirikam, anottappam.

II. THÍCH VĂN.

- Samyojanam: Kiết-sử Kilesà: Phiền-não.
III. VIỆT VĂN.

- 10) Theo Kinh-Tạng, có 10 kiết-sử như sau: Dục ái kiết-sử, Sắc ái kiết sử, Vô sắc ái kiết-sử, Sân kiết sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới-cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Trạo-cử kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
11) Theo A-Tỳ-Ðàm Tạng, có 10 kiết-sử khác nữa như sau: Dục ái kiết-sử, Hữu ái kiết-sử, Sân kiết-sử, Mạn kiết-sử, Kiến kiết-sử, Giới cấm-thủ kiết-sử, Nghi kiết-sử, Tật kiết-sử, Xan kiết-sử, Vô minh kiết-sử.
12) Có 10 phiền não: Tham, sân, si, mạn, kiến, nghi, thụy miên, trạo-cử, vô tàm, vô quý.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Samyojana từ ngữ căn Sam + yuj, nghĩa là cột lại. Các pháp này trói buộc chúng sanh vào bánh xe luân-hồi sanh-tử. Kilesa: là những pháp làm ái-nhiễm và hành-hạ tâm trí. Ðồ-biểu sauđây sẽ nêu rõ các phiền-não được sắp loại theo các pháp bất thiện mới được đề cập.
(a)(b)(c)(d)(e)(f)(g)(h)(i)
1. Lobha (Tanhà): Ái9+++++++++
2. Ditthi: Tà kiến8++++++++
3. Avijjà (moha): Vô minh, si7+++++++
4. Patigha (Dosa): Hận, sân5+++++
5. Vicikicchà (Kankhà): Nghi4++++
6. Màna: Mạn3+++
7. Uddhacca: Trạo cữ3+++
8. Thìna: Thụy miên2++
9. Kukhucca: Hối quá1+
10. Middha: Hôn trầm1+
11. Ahirika: Vô tàm1+
12. Anottappa: Vô quý1+
13. Issà: Tật1+
14. Maccharya: Xan lẫn1+

(a) Àsava (Lậu hoặc)
(b) Ogha (Bạo lưu)
(c) Yogà (Ách phược)
(d) Ganthà (Hệ phược)
(e) Upàdàna (Thủ)
(f) Nìvarana (Triền cái)
(g) Anusaya (Tùy miên)
(h) Samyojana (Kiết sử)
(i) Kilesà (Phiền não)


I. PÀLI VĂN.

- 13) Àsavàdisu panettha kàmabhavanàmena tabbatthukà tanhà adhippetà, sìlabbataparàmàso, idamsaccàbhiniveso, attavàdo ti ca tathà pavattam ditthigatameva pavuccati.
14) Àsavoghà ca yogà ca tayo ganthà ca vatthuto,
Upàdàmà duve vuttà attha nìvaranà siyum,
Chalevànusayà honti nava samyojanà matà,
Kilesà dasa vuttoyam navadhà pàapasangaho.

II. THÍCH VĂN.

- Tabbatthukà: Y-cứ trên chúng. Adhippetà: Có nghĩa. Pavattam: Chuyển-khởi, liên-hệ. Ditthigatam: Tà-kiến. Vatthuto: Theo căn bản. Matà: Cần được hiểu.

III. VIỆT VĂN.

- 13) Ở nơi đây, đối với các loại ác pháp như lậu hoặc, hữu v.v... danh-từ Dục-ái và Hữu-ái có nghĩa là tham-ái y cứ trên chúng. Cũng như vậy, giới - cấm - thủ, thử-thực-chấp ngã-kiến có nghĩa là Tà kiến liên-hệ ở nơi đây.
14) Theo căn bản, chỉ có ba lậu hoặc, ba bạo lưu, ba ách-phược, ba hệ-phược. Thủ chỉ có hai và Triền-cái có tám. Tùy miên có sáu và kiết-sử cần hiểu chỉ có chín. Phiền-não có mười. Như vậy, các ác-pháp tổng-hợp có chín loại.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Trong danh-từ các ác-pháp, chữ kàma chỉ cho Dục-giới và Bhava chỉ cho Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Lobha gồm cả Dục-ái và Hữu-ái. Sắc-giới-ái và Vô-sắc-giới-ái là Bhavatanhà (Hữu-ái). Giới-cấm-thủ, Thử-thực-chấp và Ngã-kiến-thủ bao-hàm nghĩa tà-kiến. Cả Kàmàsava và Bhavàsava có nghĩa lobha. Sự thực, chỉ có ba àsavà, ba oghà, ba yogà và ba ganthà. Cũng vậy, chỉ có hai upàdànà theo nghĩa lobha và ditthi.
Khi thìna-middha và uddacca-kukkucca xem như là bốn tâm-sở, thời Nìvaranà có tám. Khi Kàmaràga và bhavaràga được hợp thành tanhà, thì anusayà chỉ có sáu. Mười samyojanà, theo Kinh Tạng chỉ còn bảy, khi Kàmaràga, rùparàga, arùparàga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàsa hợp lại thành ditthi. Mười sanyojanà được xem là tám khi kàmaràga và bhavaràga hợp lại thành lobha, và ditthi cùng sìlabbataparàmàso hợp lại trong ditthi. Các kilesà chỉ có 10. Như vậy, 14 loại Bất thiện tâm sở hiện ra theo mức độ khác nhau trong chín loại Bất thiện pháp. Lobha chung cho tất cả.
MISSAKO SANGAHO: TẠP LOẠI TẬP - YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 15) Missakasangahe cha hetù: Lobho, doso, moho, àlobho, adoso, amoho.
16) Satta jhànangàni: vitakko, vicàro, pìti, ekaggatà, somanassam domanassam, upekkhà,
17) Dvàdasa maggangàni: sammàditthi, sammàsan kappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammà-àjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi, micchà ditthi, micchàsankappo, micchàvàyàmo, micchàsamàdhi.

II. THÍCH VĂN.

- Missakasangahe: Trong tạp loại tập yếu. Maggangàni: Ðạo-chi.
III. VIỆT VĂN

- 15) Trong tạp loại tập yếu, có sáu nhân là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si.
16) Có bảy thiền-chi là tầm, tứ, hỷ, nhứt tâm, hoan-hỷ, ưu, xả.
17) Có 12 Ðạo-chi là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh-tấn, chánh niệm, chánh định, tà kiến, tà tư-duy, tà tinh-tấn, tà định.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Missakasangaho: Tạp loại tập-yếu. Sở dĩ gọi vậy vì ở đây, thiện (kusala), bất thiện (akusala) và vô ký (avyàkata) đều bao hàm tất cả.
Jhànanga: jhàna có nghĩa là đốt cháy sự đối kháng của các triền-cái hay chú tâm sát trên đối tượng. Cả hai nghĩa được áp dụng trong cảnh giới thiền, do chú tâm chứng được.
Maggangàni: Ðạo-chi, nghĩa là những pháp đưa đến Thiện-thú, ác-thú hay Niết-Bàn (Sugati-duggatìnam nibbànassa ca abhimukham pàpanto maggà). Trong 12 thiền-chi, 4 thiền-chi sau cùng đưa đến ác-thú. Các thiền-chi còn lại đưa đến Thiện-thú và Niết-Bàn. Khi nói đến 12 Ðạo-chi (maggangàni), thật sự chỉ nói đến 9 Tâm-sở đã khởi lên với một số Tâm. Trong 4 Bất-Thiện-đạo-chi, tà kiến có nghĩa là Bất-thiện ditthicetasika (kiến-tâm-sở); tà tư-duy, tà tinh-tấn, và tà nhứt-tâm có nghĩa là vitakka, vàyàma và ekaggatà cetasikà được tìm thấy trong các Bất thiện-tâm.
Chánh tri-kiến có nghĩa là Pannà cetasika; chánh tư-duy, chánh tinh-tấn, chánh niệm và chánh nhứt-tâm là Vitakka, vàyàma, sati và ekaggatà cetasika được tìm thấy trong thiện và vô-ký-tâm. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là ba Viriti (Thiết-chế tâm-sở), được tìm thấyđồng một lần trong các siêu-thế-tâm hay riêng biệt trong các Dục-giới Thiện-tâm và Dị-thục-tâm. Cả tám Ðạo-chi đều được tìm thấy đồng một lần chỉ trong tám Siêu-thế-tâm. Nói đến 8 chánh-đạo là nói đến tám thiện đạo chi ở đây.

I. PÀLI VĂN.

- 18) Bàvìsatindriyàni - cakkhundriyam, sotindriyam, ghànindriyam, jivhindriyam, kàyindriyam, itthindriyam, purisindriyam, jìvitindriyam, manindriyam sukhindriyam dukkhindriyam, somanassindriyam, domasassindriym upekkhindriyam, saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam, anannàtannassàmìtindriyam, annindriyam, annàtàvindriyam.
II. THÍCH VĂN.

- Anannàtannassàmìtindriyam: Vị trí đương-tri căn. Annindriyam: Dĩ-tri căn. Annàtàvindriyam: Cụ tri căn.

III. VIỆT VĂN.

- 18) Có 12 căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, miện căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Indriya: Căn, sở dĩ gọi vậy vì chúng có khả năng chi phối các đối tượng liên hệ. 5 căn đều thuộc 5 giác quan đã nói đến trước. Căn thứ 6 và căn thứ 7 gọi là bhavindriya hay tánh căn. Mạng căn gồm cả danh mạng căn và sắc mạng căn. Căn số 10, 11, 12, 13 và 14 thuộc 15 loại thọ. Căn số 15, 16, 17, 18 và 19 vừa là căn vừa là lực, vì chúng chi phối những pháp câu hữu, vừa điều phục các pháp đối lập. Ba căn cuối rất quan hệ và thuộc siêu-thế. Cụ-tri-căn chỉ Niết-Bàn. Khi chứng quả thứ nhất, Dự-Lưu, 4 Ðế được giác ngộ lần đầu tiên và vì vậy Dự-Lưu đạo trí được gọi là Vị tri đương tri căn. 6 trí chặng giữa từ Dự-Lưu quả-trí đến A la hán đạo trí được gọi là Dĩ-tri-căn. Vì trí-tuệ được tìm thấy trong tất cả 7 siêu-thế-tâm chế-ngự 37 trợ-đạo-phẩm câu-hữu, nên gọi là Indriya. Một vị A la hán được gọi là Annàtàvì, vì vị này đã giác ngộ hoàn toàn 4 Ðế. Căn cuối cùng chỉ cho trí-tuệ vô-thượng của A la hán quả.

I. PÀLI VĂN.

- 19) Nava balàni: saddhà-balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannà-balam, hiribalam, ottappabalam, ahirikabalam, anottappabalam.
20) Cattàro adhipati-chandàdhipati, cittàdhipati, viriyàhipati, vìmamsà-adhipati.
21) Cattàro àhàrà-kabalìkàro àhàro, phasso dutiyo, manosancetanà tatiyà, vinnànam catuttham.

II. THÍCH VĂN.

- Bala: Lực. Adhipati: Tăng-thượng. Àhàra: Thực.
III. VIỆT VĂN.

- 19) Có chín lực: Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, quý lực, vô tàm lực, vô quý lực.
20) Có bốn tăng-thượng: Dục tăng thượng, Tâm tăng thượng, Tinh tấn tăng thượng, Tư duy tăng thượng.
21) Có bốn đồ ăn: Ðoàn thực, xúc thực là thứ hai, tư thực là thứ ba, thức thực là thứ tư.

IV. THÍCH NGHĨA.
- 19) Chín lực (bala), được gọi vậy vì chúng không bị chi phối bởi những lực lượng đối lập và vì chúng tăng cường cho các pháp câu hữu. 7 pháp đầu thuộc thiện pháp, hai pháp sau thuộc bất thiện pháp.
Adhipati: Tăng thượng. Adhipati khác với căn. Tăng thượng có thể ví như một quốc vương, cầm đầu mọi bộ trưởng. Indiya (căn) được xem như các bộ trưởng cầm đầu bộ riêng của mình nhưng không can thiệp vào các bộ khác. Như nhãn căn chỉ chi phối các sắc pháp chớ không can thiệp vào đối tượng của nhĩ căn. Còn Ahipati thời chi phối mọi pháp câu hữu. Không hai Adhipati đồng khởi và chi phối một lần. Trái lại, các căn có thể đồng khởi.
Cittàdhipati chỉ cho Javana citta (tốc hành tâm).
Vìmamsàdhipati chỉ cho Tuệ căn (pannindriya).
Àhàra: Ðoàn thực nuôi dưỡng thân-thể, xúc thực nuôi dưỡng 5 món cảm thọ.
Tư thực chỉ cho các tư tâm sở có mặt trong 29 Thiện và bất thiện Dục giới, sắc giới, vô-sắc-giới tâm. Các tâm này nuôi dưỡng hay tạo ra tái-sanh trong ba giới.
Thức thực chỉ cho Patisandhi vinnàna (Kiết-sanh-thức) đã nuôi dưỡng nàmarùpa (Danh-sắc)đã khởi tiếp tục theo. Có 19 loại kiết sanh thức. Ðối với vô tưởng giới, thức thực chỉ nuôi dưỡng sắc pháp; Ðối với Vô sắc giới, chỉ nuôi dưỡng danh-pháp. Trong các đời sống có 5 uẩn, thức-thực nuôi dưỡng các tâm pháp, sắc pháp.

I. PÀLI VĂN.

- 22) Indriyesu panettha sotàpattimagganànam anannàtannassàmitindriyam, arahattaphalanànam annàtàvindriyam. Majjhe cha nànàni annindriyànìti vuccati. Jìvitindriyam ca rùpàrùpavasena duvidham hoti.
23) Pancavinnànesu jhànangàni, aviriyesu balàni, ahetukesu maggangàni na labbhanti. Tathà vicikicchàcitte ekaggatà maggindriyabalabhàvam na gacchati. Dvihetukatihetukajavanesveva yathàsambhavam adhipati ekova labbhati.

II. THÍCH VĂN.

- Dvihetuka: Nhị nhân. Tihetuka: Tam nhân. Ekova: chỉ có một.
III. VIỆT VĂN.

- 22) Nay trong các căn, vị tri đương tri căn tức là Dự lưu đạo trí, và Cụ tri căn tức là A la hán quả trí. Trong các căn ở giữa, Dĩ tri căn tức là 6 trí. Mạng căn gồm cả hai sắc mạng căn và Danh mạng căn.
23) Các Thiền chi không thể tìm được trong 5 thức, các lực không thể tìm được trong các tâm không tinh tấn, các Ðạo chi không thể tìm được trong các vô nhân tâm; cũng vậy, trong nghi tâm, nhứt tâm không thể trở thành Ðạo chi, căn hay lực. Trong 4 Tăng Thượng (Dục, tâm, tinh tấn, tư duy) chỉ một Tăng thượng được chứng một lần, tùy theo trường hợp, chỉ ở trong các tâm, thuộc nhị nhân hay tam nhân tâm.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Không có một Thiền chi nào trong 10 thức vì sự cảm thọ rất yếu và ý thức đối tượng không có. Các tâm không tinh tấn và 16, tức 10 thức tâm, 2 tiếp thọ tâm, 3 Suy đạc tâm, và ngũ môn hướng tâm. Nhứt tâm trong các tâm này không được cho mạnh. Vô nhân tâm có 18. Nhứt tâm trong Nghi tâm giúp tâm trí được thăng bằng, nhưng không mạnh. Không có Adhipati trong vô nhân tâm và nhứt nhân tâm. Sự thật, chỉ có 5 Thiền chi và 3 cảm thọ có thể xem như một; Ðạo chi chỉ có 9 vì tà tư duy, tà tinh tấn và nhứt tâm được gồm vào trong Tầm, tinh tấn và nhứt tâm. Các căn chỉ có 16 khi 5 cảm thọ xem như một và ba siêu thế tâm được nhập vào Tuệ căn.

I. PÀLI VĂN.

- 24) Cha hetù panca jhànangà maggangà nava vatthuto.
Solasindriyadhammà ca baladhammà naverit.
Cattàrodhipati vuttà tathàhàrà ti sattadhà.
Kusalàdisamàkinno vutto missakasangaho.

II. THÍCH VĂN.

- Vatthuto: Về sở-y. Samàkinno: Ðược kê-khai. Vutto: Nói đến. Naverità: (Nava) erità: Ðược diễn tả.
III. VIỆT VĂN

- 24) Trên thực tế, 6 nhân, 5 thiền chi, 9 Ðạo chi, 16 căn và 9 lực lượng diễn tả. Cũng vậy, 4 tăng thượng và 4 Thực được nói đến. Như vậy, Tạp loại tập yếu được kê khai theo bảy loại như thiện v.v...

I. PÀLI VĂN.

- 25) Bodhipakkhiyasangahe cattàro satipatthanà kàyànupassanà-satipatthànam, vedanànupassanà-satipatthànam, cittànupassanà-satipatthànam, dhammànupassanàsatipatthànam.
26) Cattàro samappadhànà-uppannànam pàpakànam dhammànam pahànàya vàyàmo, anuppannànam pàpakànam dhammànam anuppàdàya vàyàmo, anupannànam kusalànam dhammànam uppàdàya vàyàmo, uppannànam kusalànam dhammànam bhiyyobhàvàya vàyàmo.

II. THÍCH VĂN.

- Bodhipakkhiyasangahe: Bồ-đề-phần tập-yếu. Kàyànupassanà-satipatthànam: Thân quán niệm xứ Vàyàmo: Tinh-tấn. Bhiyyobhàvàya: Làm cho tăng trưởng.

III. VIỆT VĂN.

- 25) Trong Bồ-đề-phần tập yếu có bốn Niệm xứ tức là Thân quán niệm xứ, Thọ quán niệm xứ, Tâm quán niệm xứ, Pháp quán niệm xứ.
26) Có bốn chánh - cần tức là tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn không cho sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn làm cho sanh các thiện pháp chưa sanh và tinh tấn làm cho tăng trưởng các thiện pháp đã sanh.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Bodhipakkhiya: Bodhi là Bồ đề, nghĩa là giác ngộ. Pakkhiya: có nghĩa là phần, thuộc về. Satipatthàna: Niệm xứ. Sati là niệm, giác tĩnh hay chú tâm. Patthàna là đặt vào, áp vào, cơ bản, nền tảng. Các niệm xứ này hướng đến phát triển chỉ và quán. Mỗi niệm xứ có một mục đích riêng. Do quán bốn đối tượng này, các niệm bất tinh, khổ, vô - thường, vô - ngã được tăng - trưởng và các niệm tham - ái, cầu dục lạc, thường còn và hữu ngã được diệt trừ. Có thể chia các đối - tượng của Bốn Niệm xứ theo Danh (Nàma) và Sắc (Rùpa). Ðối tượng đầu thuộc Sắc, vì hơi thở cũng được xem là Sắc pháp. Ðối tượng thứ hai và thứ ba thuộc cảm thọ và tâm tư, thuộc Danh pháp. Và đối tượng thứ tư, Dhamma (Pháp) gồm cả Danh và Sắc. Sammappadhànà: 4 chánh - cần, tức là tinh - tấn.

I. PÀLI VĂN.

- 27) Cattàro iddhipàdà-chandiddhipàdo, cittiddhipàdo, viriyiddhipàdo, vìmansiddhipàdo.
28) Pancindriyàni-saddhindriyam, viriyindriyam, satindriyam, samàdhindriyam, pannindriyam.
29) Panca balàni - saddhà balam, viriyabalam, satibalam, samàdhibalam, pannàbalam.

II. THÍCH VĂN.

- Iddhipàdà: Như ý túc.
III. VIỆT VĂN.

- 27) Có 4 như ý túc: Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Cần như ý túc và Quán như ý túc.
28) Có 5 căn: Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Tuệ căn.
29) Có 5 lực: Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Ðịnh lực, Tuệ lực.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Iddhipàda là phương tiện để thực hiện mục đích của mình. Cả 4 như ý túc này thuộc Siêu thế giới. Chanda là Dục-tâm-sở. Cần như ý túc thuộc 4 chánh cần. Citta: thuộc Siêu thế tâm và Vìmansà là Tuệ tâm-sở thuộc Siêu thế-giới. 4 Tâm sở này chỉ được gọi là Như ý túc khi được khởi lên trong Siêu thế giới.

I. PÀLI VĂN.

- 30) Satta bojjhangà: Satisambojjhango, dhammavicayasambojjhango, viriyasambojjhango, pìtisambojjhango, passaddhisambojjhango, samàdhisambojjhango, upekkhàsambojjhango.
31) Attha maggangàni: Sammàditthi, sammàsankappo, sammàvàcà, sammàkammanto, sammààjìvo, sammàvàyàmo, sammàsati, sammàsamàdhi.
32) Ettha pana cattàro satipatthànà ti sammàsati ekà va pavuccati, tathà cattàro sammappadhànà tica sammàvàyàmo.

II. THÍCH VĂN.

- Bojjhango: Giác chi. Dhammavicaya: Trạch pháp.
III. VIỆT VĂN.

- 30) Có bảy giác chi: Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh-tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh-an giác chi, Ðịnh giác chi, Xả giác chi.
31) Có Tám Ðạo chi: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
32) Ở nơi đây, 4 Niệm xứ được xem là một chánh niệm; cũng vậy, 4 chánh cần được xem là chánh tinh-tấn.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Sambojjhanga: Sam là Thiện, tốt đẹp. Bodhi: Bồ-đề, giác. Anga: Chi-phần. Dhammavicaya: nghĩa là thấy Tâm và Sắc như chơn, đúng với sự thực. Passaddhi: là khinh-an, tâm khinh-an và tâm-sở khinh-an. Upekkhà, không có nghĩa là thản nhiên, mà có nghĩa là tâm trí bình tĩnh, thăng bằng đối với sự vật. Dhammavicaya, viriya và pìti chống với thìna-middha; passaddhi, Sàmàdhi và Upekkhà chống với Uddhacca. Sammàditthi: Chánh tri-kiến là sự hiểu biết về lý Tứ Ðế. Sammàsankappo: Chánh Tư-duy, đây là Vitakka (Tầm tâm-sở) đưa tâm hướng đến Niết-Bàn, diệt trừ Kàma (Dục lạc) Vyàpàda (Sân) và himsà (Hại tâm) bằng cách tu hành Nekkhamma (ly dục), Avyàpàda (vô sân) và Avihimsà (vô hại).

I. PÀLI VĂN.

- 33) Chando cittamupekkhà ca saddhàpassaddhipìtiyo.
Sammàditthi ca sankappo vàyàmo viratittayam
Sammàsati samàdhìti cuddasete sabhàvato
Sattatimsappabhedena sattadhà tattha sangaho.

II. THÍCH VĂN.

- Sabhàvato: Theo tự-tánh. Guddasa: 14. Sattatimsa: 37.
III. VIỆT VĂN.

- 33) Như vậy, Tập yếu chia theo 7 loại, gồm có 37 pháp, được chia thành 14 pháp như sau, theo tự tánh của chúng: Dục, Tâm, Xả, Tín, Khinh-an, Hỷ, Chánh kiến, Tư duy, Tinh-tấn, ba Tiết chế, Chánh niệm và Chánh định.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Như vậy, 37 danh từ nêu trên được diễn tả theo 7 loại như sau:
i) Satipàtthàna (Niệm xứ):4
ii) Sammappadhàna (Chánh cần):4
iii) Iddhipàda (Như ý-túc):4
iv) Indriya (Căn):5
v) Bala (Lực):5
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần):7
vii) Magganga (Ðạo-chi):8
Tổng cộng:37
Nay 4 Niệm xứ xem như 1 Chánh niệm, và 4 Chánh cần như 1 Chánh niệm, thành thử thật sự chỉ có 14 Pháp như sau:
i) Satipatthàna (Niệm xứ): Sammàsati (Chánh niệm):1
ii) Sammappadhàna (Chánh cần) = Sammàvàyàmo (Chánh tinh tấn):1
iii) Iddhipàda (Như ý túc) = Dục, Tâm, Quán:3
iv) Indriya (Căn) = Tín, Ðịnh:2
v) Bala (Lực) :0
vi) Bojjhanga (Bồ-đề phần) = Hỷ, khinh an, xả:3
vii) Magganga (Ðạo-chi) = Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tư duy:4
Tổng cộng:14

I. PÀLI VĂN.

- 34) Sankappa - passaddhi ca pìtupekkhà, Chando ca cittam viratittayan ca,
Navekatthànà viriyam navattha
Sati, samàdhi catu panca pannà;
Saddhà dutthànuttamasattatimsa,
Dhammànameso pavaro vibhàgo.
35) Sabbe lokuttare honti na và sankappapìtiyo
Lokiye piyathàyoyam chabbisuddhippavattiyam.

II. THÍCH VĂN.

- Nava: 9. Ekatthànà: Một lần. Dutthànà: Hai lần. Uttama sattatimsa: 37 thượng pháp. Pavaro: Tối thượng. Vibhàgo: Sự phân loại. Yathàgogam: Tùy theo trường hợp. Chabbisuddhi: 6 loại thanh tịnh. Pavattiyam: Trong khi thực hành, trong sự diễn tiến.
III. VIỆT VĂN.

- 34) Sự phân loại tối thượng của 37 pháp tối thượng này được chia như sau: Tư-duy, Khinh-an, Hỷ, Xả, Dục, Tâm và ba tiết chế, 9 pháp này được nói đến một lần; Tinh-tấn, 9 lần; Niệm 8 lần; Ðịnh, 4 lần; Tuệ, 5 lần và Tín 2 lần.
35) Tất cả những pháp này, trừ đôi khi Tư-duy và Hỷ, khởi lên trong Siêu thế tâm, và cũng trong Thế giới, tùy theo trường hợp, trong sự diễn-tiến của 6 loại Thanh tịnh (Visuddhi).

IV. THÍCH NGHĨA.
a). 9 pháp sau đây được nói đến một lần: Chánh Tư-duy, Khinh-an giác-chi, Hỷ giác-chi, Xả giác-chi, Dục như ý túc, Tâm như ý túc, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng.
b) Tinh-tấn được nói đến 9 lần: 4 chánh cần, Tinh-tấn như ý túc, Tinh-tấn căn, Tinh-tấn lực, Tinh-tấn giác chi, Chánh Tinh-tấn.
c) Niệm được nói đến 8 lần; 4 Niệm xứ, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác-chi, Chánh niệm.
d) Ðịnh được nói đến 4 lần: Ðịnh căn, Ðịnh lực, Ðịnh giác-chi, Chánh định.
e) Tuệ được nói đến 5 lần: Quán như ý túc, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp, Chánh tri-kiến.
f) Tín được nói đến 2 lần: Tín căn và Tín lực.
Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Ðệ Nhị thiền không có tầm (Vitakka). Khi chứng được Siêu-thế-tâm thuộc Ðệ Tam thiền, Ðệ Tứ thiền, thì không có Hỷ. 37 pháp này cùng khởi một lần trong Siêu-thế-tâm, nhưng trong các giới khác, chúng khởi lên riêng biệt.
(a)(b)(c)(d)(e)(f)(g)
1Viriya: Tinh-tấn9+4+++++
2Sati: Niệm8+4++++
3Pannà: Tuệ5+++++
4Samàdhi: Ðịnh4++++
5Saddhà: Tín2++
6Sankappa: Tư-duy1+
7Passaddhi: Khinh-an1+
8Pìti: Hỷ1+
9Upekkhà: Xả1+
10Chanda: Dục1+
11.Citta: Tâm1+
12Sammàvàcà: Chánh ngữ1+
13Sammàkammanto: Chánh nghiệp1+
14Sammà àjìvo: Chánh mạng1+

(a) 4 Satippatthàna: Niệm xứ
(b) 4 Sammappadhàna: Chánh cần
(c) 4 Iddhipàda: Như ý túc
(d) 5 Indriya: Căn
(e) 5 Bala: Lực
(f) 7 Bojjhangà: Bồ-đề phần
(g) 8 Maggangà: Ðạo chi
SABBASANGAHO - TỔNG QUÁT TẬP YẾU
I. PÀLI VĂN.

- 36) Sabbasangahe pancakkhandhà-rùpakkhandho, vedanàkkhandho, sannàkkhandho, sankhàrakkhandho, vinnànakkhandho.
37)Pancupàdànakkhandhà: Rùpupàdànakkhandho, vedanupàdànakkhandho, sannupàdànakkhandho, sankhàrupàdànakkhan dho, vinnànupàdànakkhandho.
38)Dvàdasàyatanàni - cakkhàyatanam, sotàyatanam, ghànàyatanam, jivhàyatanam, kàyàyatanam, manàyatanam, rùpàyatanam, saddàyatanam, gandhàyatanam, rasàyatanam, photthabbàyatanam, dhammàyatanam.

II. THÍCH VĂN.

- Sabbasangahe: Tập yếu tổng quát.
III. VIỆT VĂN.

- 36) Trong tập yếu tổng quát, có 5 uẩn: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
37) Có 5 thủ-uẩn: Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.
38) Có 12 xứ: Nhãn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Ý xứ, Sắc xứ, Thanh xứ, Hương xứ, Vị xứ, Xúc xứ, Pháp xứ.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Khandha: nghĩa là uẩn, nhóm họp. Ðức Phật chia chúng sanh thành 5 uẩn. Tất cả sắc-pháp quá khứ, hiện tại và vị lai đều chung gọi là Rùpakkhandha. Ở đây danh từ Sankhàra (Hành)được dùng theo nghĩa đặc biệt. Trong 52 tâm-sở, trừ thọ và tưởng-tâm-sở, còn lại 50 tâm-sở, được chung gọi là Hành (Sankhàra).
Upàdànakkhandha: Thủ uẩn, sở dĩ gọi vậy vì chúng trở thành đối tượng để nắm giữ, ôm ấp. Tám siêu-thế-tâm và các tâm-sở câu hữu, cùng 10 sắc-pháp không do nghiệp sanh, khôngđược xem là Thủ uẩn.
Cakkhàyatana: nhãn xứ, chỉ cho tịnh sắc căn của con mắt.
Manàyatana: Ý xứ đây không có một căn đặc biệt cho ý như các căn khác. Chữ ý xứ đây chỉ cho manadvàràvajjana (ý môn hướng tâm) cùng với Bhavangupaccheda (Hữu phần dừng nghỉ).

I. PÀLI VĂN.

- 39) Atthàrasa dhàtuyo: Cakkhudhàtu, sotadhàtu, ghànadhàtu - jivhàdhàtu, kàya-dhàtu, rùpa-dhàtu, saddadhàtu, gandha-dhàtu, rasa-dhàtu, phottabba-dhàtu, cakkhuvinnàna-dhàtu, sotavinnànadhàtu, ghànavinnànadhàtu, jivhàvinnàna-dhàtu, kỳyavinnànadhàtu, manodhàtu, dhammadhàtu, manovinnàna-dhàtu.
40) Cattàri ariyasaccàni: dukkham ariyasaccam, dukkhasamudaya ariyasaccam, dukkhanirodham ariyasaccam, dukkhanirodhagàminìpatipadà ariyasaccam.
41. Ettha pana cetasika - sukhumarùpa - nibbànavasena ekùnasattati dhammà dhammàyatanam, dhammadhàtù ti ca sankham gacchanti. Manàyatananameva sattavinnànadhàtu-vasena bhijjati.

II. THÍCH VĂN.

- Sukkhumarùpa: Tế sắc. Ekùnasattati: 69. Bhijjati: Chia chẻ, bị đổ bể.

III. VIỆT VĂN.

- 39) có 18 giới. Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới, Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới, Ý giới, Pháp giới, Ý thức giới.
40) Có 4 Thánh-đế: Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, Khổ diệt đạo thánh đế.
41) Ở đây 69 pháp gồm có tâm-sở, tế-sắc và Niết-Bàn được xem họp thành pháp-xứ và pháp-giới. Chỉ có ý xứ được chia thành 7 thức giới.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Dhàtu có nghĩa là cái gì mang theo đặc tánh của mình. Dhammadhàtu đồng nghĩa với dhammàyatana nhưng khác với Dhammàrammana (Pháp-sở-duyên), vì không gồm có citta (tâm), pannatti (giả danh, thi thiết) và pasàdarùpa (Tịnh-sắc-căn). Manovinnànadhàtu: Ý-thức-giới. Trong 89 tâm, 76 tâm được xem là ý thức, trừ 10 thức tâm và ba ý giới (2 tiếp-thọ-tâm và ngũ môn hướng tâm).

I. PÀLI VĂN.

- 42) Rùpam ca vedanà sannà sesà cetankà tathà,
Vinnànamiti pancete pancakkhandhà ti bhàsità,
Pancupàdànakkhandhàti tathà tebhùmakà matà,
Bhedàbhàvena nibbànam khandhasangahanissatam,
Dvàràlambanabhedena bhavantàyatanàni ca,
Dvàràlambanataduppanna-pariyàyena dhàtuyo.
43. Dukkham tebhùmakam vattam tanhà samùdayobhave,
Nirodho nàma nibbànam maggo lokuttaro mato.
Maggayuttà phalà ceva catusaccavinissatà,
Iti pancappabhedena pavutto sabbasangaho.

II. THÍCH VĂN.

- Tebhùmakà: 3 giới. Matà: Ðược biết, được hiểu. Bhedàbhàvena: Vì thiếu sự phân biệt (thành quá khứ, hiện tại, vị lai). Khandhasangahanissatam: Không thuộc vào tập yếu (năm) uẩn. Dvàràlambanabhedena: Do sự sai biệt giữa cửa và sở duyên. Bhavantàyatanàni: Có 12 xứ. Taduppannapariyàyena: Do thức y nơi chúng khởi lên. Vattam: Sự có mặt. Maggayutà phalà: Các tâm-sở tương tứng với Ðạo và Quả. Catusaccavinissatà: Ðược trừ ra khỏi Tứ Ðế.
III. VIỆT VĂN.

- 42) Sắc, Thọ, Tưởng và các tâm-sở còn lại và các thức gọi năm uẩn, cũng vậy những pháp gì liên hệ đến ba giới được xem là năm thủ uẩn.
Vì Niết-Bàn thiếu sự phân biệt (như quá khứ, hiện tại, vị lai), Niết-Bàn được đặt ra ngoài 5 uẩn.
Do sự sai khác giữa căn môn và đối tượng nên có 12 xứ. Do sự phân biệt giữa căn môn, đối tượng và thức, y nơi chúng khởi, nên có các giới.
43) Sự có mặt trong ba giới là khổ. Tham-ái là nguyên nhân của chúng. Khổ diệt gọi là Niết-Bàn. Ðạo là con đường siêu thế.
Các tâm sở tương ưng với Ðạo và Quả được đặt ra ngoài 4 Ðế. Như vậy tập yếu tổng kết được giải thích theo 5 đề mục.


Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.
-ooOoo-
CHƯƠNG VIII
PACCAYA SANGAHO: TRỢ DUYÊN TẬP YẾU
PHẦN MỘT - PATICCASAMUPPÀDA: DUYÊN-KHỞI
I. PÀLI VĂN.

- 1) Yesam sankhatadhammànam ye dhammàpaccayà yathà,
Tam vibhàgam’ih’ edàni pavakkhàmi yathàraham.
2) Paticcasamuppàdanayo, patthànanayo ceti paccayasangaho duvidho veditabbo.
3) Tattha tabbhàvabhàvibhàvàkàramattopalakkhito paticcasamuppàdanayo. Patthànanayo pana àhaccapaccayatthiti-màrabbha pavuccati. Ubhayam pana vomissitvà papancenti Àcariyà.

II. THÍCH VĂN.

- Sankhatadhammà: Các pháp hữu-vi. Vibhàga: Phân chia. Iha: Ở nơi đây. Idàni: Nay. Naya: Phương pháp, định - pháp. Patthàna: Phát thú, phát khởi, Duyên-hệ. Upalakkhito: Ðược phân biệt, chia chẻ. Tabbhàva-bhàvibhàva: Cái này sanh, dựa vào cái kia. Àkàra: Cách thức, điều kiện. Matta: Chỉ có. Àhacca: Có thể di động. Sau khi va chạm. Dẫn dụng. Àrabbha: Bắt đầu. Thito: Sự có mặt. Vomissitvà: Lẫn lộn, Papancenti: Trình bày, giải thích. Àcariyà: Các vị Luận sư.
III. VIỆT VĂN.

- 1) Nay, tôi sẽ giảng ở nơi đây, một cách thích hợp, như thế nào một pháp liên hệ với một pháp khác trong thế giới hữu vi.
2) Sự liên hệ ấy cần được hiểu theo hai cách: Duyên-khởi-pháp và Duyên-hệ-pháp (Phát thú pháp).
3) Ở đây, Duyên-khởi-pháp là sự liên hệ bị chi phối bởi định luật "Cái này sanh khởi, duyên vào cái kia". Duyên-hệ-pháp nói đến sự hiện hữu các điều kiện liên hệ với nhau. Các bậc Luận-sư giải thích xen lẫn hai pháp này.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Paticcasamuppàda: Duyên - khởi. Paticca: Duyên, do vì, dựa vào. Samuppàda: Khởi. Ðây nói đến sự liên hệ giữa 12 pháp được gọi là paccaya và paccayuppanna (Nhân duyên và Duyên-khởi-pháp). Patthànanayo: Duyên hệ pháp. Theo các sớ Tích Lan, Pa: có nghĩa là nànappakàra (sai khác). Ngài Ledi Sayadaw (Miến Ðiện) giải thích là chính yếu (padhàna). Thàna: nghĩa là Paccaya (Duyên), và Upakàra-kadhamma, các điều kiện thêm vào hay ủng hộ. Các nhân duyên chính hay sai biệt này được diễn tả đầy đủ trong tập Patthàna (Duyên - Hệ) một trong bảy tập A-Tỳ-Ðàm của Thượng-Tọa-Bộ. Sự sai khác giữa hai định lý trên như sau:

i) Do duyên với A, B khởi lên. Do duyên với B, C khởi lên. Khi không có A, B không có. Khi B không có, C cũng không. Nói một cách khác, "Cái này có, cái kia có; Cái này không, cái kia không (Imasmim sati, idam hoti; Imasmim asati, idam na hoti). Ðó là định lý Paticcasamuppmàda.
ii) Khi chúng ta nói A liên hệ với B theo định lý câu sanh hay câu hữu, tức chúng ta nói đến Duyên-hệ-pháp.

- Tabbhàvabhàvìbhàvàkàramatta:
Bhàvàkàramatta: Riêng sự hiện hữu của một pháp.
Tabbhàvabhàvì: Tùy thuộc đến một pháp đã khởi ra trước.

I. PÀLI VĂN.

- 4) Tattha avjjàpaccayà sankhàrà. Sankhàra-paccayà vinnànam. Vinnànapaccayà nàmarùpam. Nàmarù-papaccayà salàyatanam. Salàyatanapaccayà phasso. Phassapaccayà vedanà. Vedanà-paccayà tanhà. Tanhà-paccayà upàdànam. Upàdànapaccayà bhavo. Bhava-paccayà jàti. Jàtipaccayà jaràmarana - soka parideva-dukkha-domanassupàyàyà sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakhandhassa samudayo hotì ti. Ayamettha paticcasamuppàdanayo.
II. THÍCH VĂN.

- Avijjà: Vô-minh. Sankhàrà: Hành. Soka-parideva dukkha-domanassa-upayàsà: Sầu-bi-khổ-ưu-não.
III. VIỆT VĂN.

- 4) Ở nơi đây, vô - minh duyên hành. Hành duyên thức. Thức duyên danh-sắc. Danh sắc duyên lục nhập. Lục nhập duyên xúc. Xúc duyên thọ. Thọ duyên ái. Ái duyên thủ. Thủ duyên hữu. Hữu duyên sanh. Sanh duyên lão-tử-sầu-bi-khổ-ưu-não. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ-uẩn.
IV. THÍCH NGHĨA.
Avjjà: Vô-minh, nghĩa là không rõ 4 Ðế. Vô minh cũng có nghĩa là cái gì khiến chúng sanh trôi lăn trong bể khổ sanh tử bất tận (Antavirahite samsàre satte javàpeti).
Paccaya: nghĩa là do duyên này mà quả sanh. Ðây chỉ cho nhân.
Sankhàrà: Hành, có nhiều nghĩa. Ở đây chỉ cho các cetanà (tư), thiện, bất thiện và bất động (ànenjà), tạo thành các
Nghiệp (kammà) phát sinh tái sanh. Bất thiện nghiệp gồm trong 12 Bất thiện tâm. Thiện nghiệp gồm 8 thiện nghiệp ở Dục giới và 5 thiện nghiệp ở sắc giới. Còn bất động nghiệp gồm 4 thiện nghiệp ở vô sắc giới. Vô minh có mặt trong bất thiện nghiệp nhưng tiềm tàng trong thiện nghiệp. Do vậy, cả thiện và bất thiện nghiệp do vô minh duyên sanh.
Vinnàna (thức) đặc biệt chỉ cho 19 Patisandhi vinnàna (kiết sanh thức), được nói đến trong chương V. Tất cả 32 loại vipàkacitta (Dị-thục-tâm), được kinh nghiệm trong đời sống, cũng bao hàm trong danh từ này.
Nàmarùpa: Danh-sắc cần phải hiểu riêng nàma, riêng rùpa và cả hai nàma và rùpa một lần. Khi nói đến vô sắc giới, thời chỉ có nàma khởi lên. Khi nói đến chúng sanh vô tưởng (asanna), thì chỉ có rùpa khởi lên. Khi nói đến Dục giới và sắc giới, thời khởi lên cả Danh và Sắc. Chữ nàma ở đây chỉ cho Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn cùng khởi một lần với Kiết sanh thức. Chữ Rùpa ở đây chỉ cho 3 mười pháp: Thân 10 pháp, tánh 10 pháp và tâm sở y 10 pháp (kàya- bhàva vatthu), cùng khởi một lần với Kiết sanh thức bị kamma quá khứ chi phối. Pháp thứ hai và thứ ba thuộc quá khứ và hiện tại. Pháp thứ hai và thứ tư trái lại đồng khởi một lần.
Tanhà: Ái có ba kàmatanhà (Dục ái), Bhavatanhà: Hữu ái, Vibhavatanhà: Vô hữu ái. Hữu ái là Dục ái tương ưng với thường kiến. Vô hữu ái là Dục ái tương ưng với đoạn kiến. Hữu ái cũng được xem là Sắc ái và vô hữu ái là vô sắc ái. Ái có 6, tương ưng với 6 trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ái trở thành 12 nếu được chia nội trần ngoại trần. Ái trở thành 36 nếu chia thành quá khứ, hiện tại và vị lai. Khi nhân với ba loại ái trên, ái trở thành 108.
Upàdàna: Thủ từ upa + à + dà, nghĩa là cho, tức là cường ái, kiên thủ. Tanhà như rờ mò trong bóng tối để ăn cắp một vật gì. Upàdàna là cử chỉ ăn cắp vật ấy.
Bhava: Hữu, được giải thích cả hai nghĩa Kammabhava (Nghiệp hữu) chỉ cho những hoạt động thiện và bất thiện và upapatthibhava (sanh hữu), chỉ cho cảnh giới được tái sanh sau này. Sự sai khác giữa sankhàra (Hành) và Kammabhava là sankhàra chỉ cho quá khứ còn kammabhava là hiện tại. Jati (sanh) chỉ cho sự sanh khởi các uẩn (Khandhànam pàtubhàvo).

I. PÀLI VĂN.

- 5) Tattha tayo addhà, dvàdasangàni, vìsatàkàrà, tìsandhi, catusankhepà, tìni vattàni, dve mùlàni ca veditabbàni.
6) Katham? Avijjà-sankhàrà atìto addhà. Jàti jaràmaranam anàgato addhà. Majjhe attha paccuppanno addhà tì tayo addhà,
7) Avijjà, sankhàrà, vinnànam, nàmarùpam, salàyatanam, phasso, vedanà, tanhà, upàdànam, bhavo, jàti, jaràmarananti dvàdasangàni. Sokàdivacanam panettha nissandaphalanidassanam.

II. THÍCH VĂN.

- Addhà: Thời gian. Dvàdasangàni: 12 chi. Vìsatàkàrà: 20 hành tướng. Tisandhi: Ba liên kiết. Catusankhepà: Tứ lược, tứ trùng. Tìnivattàni: Ba luân chuyển, Nissandaphala: Ðẳng lưu quả.
III. VIỆT VĂN.

- 5) Ở nơi đây cần phải hiểu có ba thời, 12 chi, 20 hành tướng, 3 liên kết, 4 lược, 3 chuyển, 2 căn.
6) Như thế nào? Vô minh, hành thuộc thời quá khứ, sanh lão, tử thuộc thời vị lai, 8 pháp ở giữa thuộc thời hiện tại.
7) Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là 12 chi. Chữ sầu v.v... được nêu lên như Ðẳng lưu quả.



I. PÀLI VĂN.

- 8) Avijjàsankhàraggahanena panettha tan-hùpàdàna-bhavàpi gahità bhavanti. Tathà tanhùpàdàna - bha - vaggahanena ca avijjàsankhàrà, Jàtijarà-marana-ggahanena ca vinnànàdiphala-pancakameva gahitanti katvà.
Atìte hetavo panca, idàni phalapancakam.
Idàni hetavo panca, àyatim phalapancakanti.
Vìsatàkàrà, tisandhi catusankhepà ca bhavanti.
9)Avijjà-tanhùpàdànà ca kilesavattam; Kamma-bhavasankhàto; bhavekadeso sankhàrà ca kammavattam; upapattibhavasankhàto bhavekadeso avasesà ca vipàkavattam ti tìni vattàni. Avijjàtanhàvasena dve mùlàni ca veditabbàni.
10) esameva ca mùlànam nirodhena nirujjhati
Jaràmaranamucchàya pìlitànamabhinhaso,
Àsavànam samuppàdà avijjà ca pavattati.
Vattamàbandhamiccevam tedhùmakamanàdikam
Paticcasamuppàdo ti patthapesi mahàmuni.

II. THÍCH VĂN.

Kilesavattam: Phiền não luân chuyển. Kammabhavasankhàto: Ðược xem là nghiệp hữu. Bhavekadeso: Một phần của hữu. Kammavattam: Nghiệp luân chuyển. Upapattibhavasankhàto: Ðược xem là sanh hữu. Avasesà: Còn lại. Vipàkavattam: Dị thục luân chuyển. Nirodhena: Với sự diệt trừ. Nirujjhati: Ðược trừ diệt. Jaràmaranamucchàya: Bị cọ xát bởi già và chết. Pìlitànamabhinhaso: Luôn luôn bị áp bức hành hạ. Vattamàbandhamiccevan: Như vậy bị trói buộc phải làm luân chuyển. Tebhùmakamanàdikam: Ba giới vô thỉ. Patthapesi: Giới thiệu, giải thích. Mahàmuni: Ðại Mâu ni.
III. VIỆT VĂN.

- 9) Vô minh, ái, thủ thuộc về phiền não luân; một phần của hữu được gọi là nghiệp hữu và hành thuộc nghiệp luân; phần còn lại của hữu được gọi là sanh hữu thuộc Dị thục luân. Như vậy là ba luân chuyển. Vô minh và Ái là 2 căn. Cần phải hiểu như vậy.
10) sự diệt trừ những căn nguyên ấy mà sự luân chuyển chấm dứt.
Vô minh được tiếp diễn, phát sinh do các lậu hoặc, luôn luôn bị bức bách bởi già và chết.
Vị Ðại Mâu ni như vậy trình bày giải thích đời sống vô thỉ và buộc ràng này trong ba giới, dưới hình thức định lý Duyên khởi.
PHẦN HAI - PATTHÀNAPACCAYO: DUYÊN HỆ DUYÊN
I. PÀLI VĂN.

- 11) Hetu-paccayo, àrammana-paccayo, adhipati paccayo, anantarapaccayo, samanantara-paccayo, sahajàta paccayo, annamanna - paccayo, nissayapaccayo, upanissayapaccayo, purejàtapaccayo, pacchàjàtapaccayo àsevana - paccayo, kamma-paccayo, vipàkapaccayo, àhàra-paccayo, indriyapaccayo, jhànapaccayo, maggapaccayo, sampayuttapaccayo, vippayutta-paccayo, atthi-paccayo, natthi-paccayo, vigata-paccayo, avigatapaccayo ti ayamettha patthànanayo.
12)Chaddhà nàmam tu nàmassa, pancadhà nàmarùpinam.
Ekadhà puna rùpassa rùpam nàmassa cekadhà
Panntti-nàma rùpàni nàmassa duvidhà dvayam
Dvayassa navadhà ceti chabbidhà paccayà katham.

II. THÍCH VĂN.

- Hetupaccayo: Nhân duyên. Àrammanapaccayo: Sở duyên duyên. Adhipatipaccayo: Tăng thượng duyên. Anantarapaccayo: Vô gián duyên. Samanantara-paccayo: Ðẳng vô gián duyên. Sahajàtapaccayo: Câu sanh duyên. Annamannapaccayo: Hỗ tương duyên. Nissayapaccayo: Y chỉ duyên Upanissayapaccayo: Thân y duyên. Purejàtapaccayo: Tiền sanh duyên. Pacchàjàtapaccayo: Hậu sanh duyên. Àsevanapaccayo: Tập hành duyên. Àhàrapaccayo: Thực duyên. Sampayuttapaccayo: Tương ưng duyên. Atthipaccayo: Hữu duyên. Natthipaccaya: Vô hữu duyên. Vigatapaccaya: Ly khứ duyên. Avigatapaccayo: Bất ly khứ duyên. Pannatti: Giả danh, thi thiết.
III. VIỆT VĂN.

- 11) Ðịnh lý Duyên hệ như sau: Nhân duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, Vô gián duyên, Ðẳng vô gián duyên, Câu sanh duyên, Hỗ tương duyên, Y chỉ duyên, Thân y duyên, Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên, Tập hành duyên, Nghiệp duyên, Dị thục duyên, Thực duyên, Căn duyên, Thiền duyên, Ðạo duyên, Tương ưng duyên, Bất tương ưng duyên, Hữu duyên, Vô hữu duyên, Ly khứ duyên, Bất ly khứ duyên.
12) Danh liên hệ với danh theo 6 cách. Danh liên hệ với sắc theo một cách; sắc liên hệ với danh theo một cách; thi thiết và danh sắc liên hệ với danh theo một cách; danh sắc liên hệ với danh sắc theo chín cách. Như vậy sự liên hệ được đặt theo 6 loại. Như thế nào?

IV. THÍCH NGHĨA.
- Paccayadhamma (Duyên pháp) là một pháp giúp đỡ, một pháp khác gọi là Paccayuppanna-dhamma (Duyên khởi pháp) khởi lên. Hay pháp sau được khởi lên nhờ duyên với pháp trước. Sự liên hệ giữa giữa 2 pháp này được gọi là Paccaya và Paccaya này được đặt tên tùy thuộc theo đặc tánh của Paccaya Dhamma (Duyên pháp).
Một ví dụ: Một Àrammana (Sở duyên pháp) là một Paccaya-dhamma (duyên pháp), liên hệ với tâm và các tâm sở khởi lên từ đối tượng này. Tâm và các tâm sở này được gọi là Paccayuppanna dhamma (Duyên khởi pháp), đối với các sở duyên pháp và sự liên hệ giữa hai pháp này được gọi là Àrammana paccaya (Sở duyên duyên), vì Paccaya dhamma trong trường hợp này hoạt động như một Àrammana của Paccayuppanna-dhamma. Như vậy nếu một tín đồ khởi lên thiện tâm khi thấy hình ảnh đức Phật, thời có thể nói "Buddharùpam upàsakassa kusalacittassa àrammana paccayena paccayo hoti". Hình ảnh đức Phật (Paccaya dhamma) liên hệ với thiện tâm của người tín đồ (Paccayuppanna-dhamma) bởi định lý Àrammana paccaya (Sở duyên duyên), vì Paccaya dhamma trong trường hợp này hoạt động như một Àrammana của Paccayuppanna dhamma (Duyên khởi pháp). Theo tập Patthàna, thời có tất cả là 24 định lý Paccaya như vậy, được đặt tên theo các Paccaya dhamma liên hệ.
1. Hetupaccaya: nhân duyên. Hetu ở đây dùng theo nghĩa căn (rễ). Như rễ nâng đỡ và nuôi dưỡng cây, cũng vậy Duyên pháp nâng đỡ và nuôi dưỡng Duyên khởi pháp. Các Hetu ở đây có sáu: Tham, sân, si, vô tham, vô sân và vô si. Các duyên khởi pháp là những tâm và tâm sở khởi lên, tương ưng với những nhân này, và các tập sắc câu hữu với các tâm sở này.
2. Àrammana paccaya: Sở duyên duyên. Ðây là một sự liên hệ, trong ấy Paccaya-dhamma là một đối tượng của Paccayuppanna, pháp này phải là một tâm thức hay tâm sở. Mọi tâm, tâm sở, sắc pháp. Niết Bàn, mọi quan niệm đều có thể là Paccaya dhamma trong sự liên hệ này. Sự thật, không có một pháp nào mà không thể thành một Àrammana (Sở duyên) cho tâm và tâm sở. Àrammana có sáu, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
3. Adhipatipaccaya: Tăng thượng duyên. Ðây là một sự liên hệ trong ấy, Paccayuppanna có một ảnh hưởng tăng thượng đối với Paccayupanna. Có hai loại Tăng thượng duyên. Àrammnanàdhipati-Paccaya: Sở duyên tăng thượng duyên và Sahàjàtàdhipatipaccaya: Câu sanh tăng thượng duyên.

a) Sở duyên tăng thượng duyên là một liên hệ trong ấy. Paccaya dhamma có một ảnh hưởng tăng thượng đối với Paccayuppannadhamma. Paccayadhamma ở đây là một Àrammana và Duyên khởi pháp là một tâm hay tâm sở. Ðối tượng phải là một đối tượng rất dễ thương và khả ái. Hai sân tâm, hai si tâm; thân thức câu hữu với khổ và các tâm sở câu hữu không thể là Paccayadhamma của liên hệ này vì các tâm ấy không khả ái. Các tâm còn lại với các tâm sở câu hữu có thể là những Paccayadhamma, nếu chúng rất khả ái. Ledi Sayadaw dùng câu chuyện tiền thân Sutasoma để giải thích liên hệ này. Vua Porisàda, vì tham ăn thịt người đã bỏ cung điện, đi lang thang đó đây để thỏa mãn sự thèm khát của mình. Ở đây thịt người là Paccayadhamma của sở duyên Tăng thượng duyên. Tâm thức của Vua, dựa trên tham căn là Paccayuppannadhamma. Trái lại Sutasoma rất tôn trọng sự thật, bỏ cung điện, gia đình và cả thân mạng để tôn trọng sự thật cho đến vui lòng nạp mình cho Porisàda. Sự thật ở đây là Paccayadhamma và thiện tâm của Vua Sutasoma là Paccayuppannadhamma.
b) Câu sanh tăng thượng duyên: Ở đây Paccayadhamma có ảnh hưởng tăng thượng trên Paccayuppannadhamma, pháp này câu sanh với pháp trên và có thể là tâm, tâm sở hay những sắc pháp do các tư tưởng tăng thượng chi phối. Những pháp câu sanh ở đây, đóng vai Paccayadhamma là 4: Chanda: Dục, Citta: tâm, Vìriya: tinh tấn và Vimansa: Quán huệ.

4. Anantarapaccaya: Vô gián duyên. Trong liên hệ này, Paccayadhamma đi liền trước, Paccayuppannadhamma theo sau. Trong một lộ trình của tâm thức, tâm khởi trước vừa diệt đi liên hệ với tâm sau tiếp nối liền, theo định lý vô gián duyên này. Như vậy, vô gián duyên này chi phối hoàn toàn đời sống của một cá nhân, từ vô thỉ đến vô chung, trừ phi chứng quả vô dư y Niết Bàn.
5. Samanantarapaccaya: Ðẳng vô gián duyên, như định lý trước.
6. Sahajàtapaccaya: Câu sanh duyên. Ở đây, Paccayadhamma đồng sanh với Paccayuppannadhamma. Cả hai đồng sanh, đồng trú và đồng diệt một lần. Ở đây.

a) Các loại tâm đối với các tâm sở câu sanh.
b) 4 Danh uẩn của Patisandhi với sở y của tâm (quả tim).
c) 4 Ðại đối với nhau.


7. Annamannapaccaya: Hỗ tương duyên. Như cây chống ba chân, ba chân liên hệ với nhau trong hỗ tương duyên này. Ở đây câu sanh duyên và hỗ tương duyên không giống nhau. Như các sắc pháp do tâm sanh không có liên hệ hỗ tương với câu sanh tâm. Các pháp tứ đại sở tạo không có liên hệ hỗ tương với 4 Ðại chủng. Thường, tâm và sắc liên hệ theo hỗ tương duyên.
8. Nissayapaccaya: Y chỉ duyên. Ở đây Paccayadhamma là một chỗ sở y, chỗ nâng đỡ cho Paccayuppanna dựa vào, như cây mọc trên đất, như bức vẽ dựa trên khung vẽ. Các pháp sau đây bị chi phối bởi liên hệ này.

a) Giống như số 6 và 7
b) 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, quả tim) đối với 6 thức khởi lên.

9. Upanissayapaccaya: Thân y duyên. Có ba loại: a) Àrammanùpanissaya: Sở duyên thân y, b) Anantarùpanissaya: Vô gián thân y và Pakatùpanissaya: Tự nhiên thân y. Sở duyên thân y giống như sở duyên tăng thượng duyên và vô gián thân y giống như vô gián duyên. Tự nhiên thân y duyên là sự liên hệ trong ấy Paccayadhamma là một thân y tự nhiên đối với Paccayuppanna, pháp này là một tâm hiện tại với các tâm sở câu hữu.
Tất cả mọi tâm quá khứ, hiện tại, vị lai, một ngoại với các tâm sở câu hữu, tất cả các sắc pháp. Nibbàna và Pannatti (quan điểm) đều là tự nhiên tân y duyên, liên hệ nhiều mặt tùy theo trường hợp cho tất cả tâm thức hiện tại với các tâm sở câu hữu.
10. Purejàta-paccaya: Tiền sanh duyên. Sáu căn và 5 trần liên hệ với các tâm thức được khởi lên theo Tiền sanh duyên. Nói một cách khác, nhãn thức v.v... không thể khởi lên nếu không có sự hiện hữu về trước của các căn và trần. Tuy vậy khi kiết sanh thức khởi, thì ý thức và tâm sở y (quả tim) cùng khởi một lần.
11. Pacchà-jàtapaccaya: Hậu sanh duyên. Trong liên hệ này. Paccayadhamma là tâm và tâm sở câu hữu, khởi lên sau Paccayuppannadhamma, thân của con người. Ở đây, Paccayadhamma giúp đỡ cho Paccayuppanna khởi lên, nhưng pháp này có mặt trước pháp kia. Như nước mưa của những năm kế tiến giúp đỡ cho cây cỏ đã mọc trước được tươi nhuận lớn lên.
12. Àsevana-paccaya: Tập hành duyên. Ở đây, Paccaya-dhamma, lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp cho Paccayuppanna được mạnh hơn và điêu luyện hơn. Như một sinh viên hiểu và nhớ một đoạn văn nhiều hơn, nếu đọc đi đọc lại đoạn văn ấy nhiều lần.
Tập hành duyên này chi phối một sát-na đến một sát-na tâm khác trong 47 Tốc hành tâm (Bất thiện tâm 12 + thiện tâm 8 + Ðại Hành tâm 9 + Duy tác tâm 18 = 47). Trong những tâm này, mỗi sát-na tâm giúp cho các tâm kế tiếp được mạnh hơn và điêu luyện hơn.
13. Kammapaccaya: Nghiệp duyên. Trong liên hệ này, Paccayadhamma là Cetanà (Tư tâm sở) đã hướng dẫn và điều hòa hành động; và Paccayuppanna là những tâm thức, các tâm sở và những sắc pháp do Nghiệp và Tâm tạo ra.
14. Vipàkapaccaya: Dị thục duyên. Trong liên hệ này, Paccayadhamma là 36 Dị thục tâm và các tâm sở câu hữu. Các Paccayuppanna dhamma cũng là những pháp Dị thục ấy khi chúng liên hệ hỗ tương, cũng như các sắc pháp do nghiệp và tâm sanh. Như đã nói: "4 tâm uẩn khi chúng là Dị thục tâm tương quan với nhau theo Dị thục duyên này". Như gió mát làm dịu lòng một người ngồi dưới gốc cây, cũng vậy các Dị thục tâm liên hệ các tâm và các sắc pháp câu hữu bởi liên hệ Dị thục duyên, vì đặc tánh thuần tịnh của chúng.
15) Àhàrapaccaya: Thực duyên, ở đây, Paccaya dhamma là 4 loại đồ ăn: Ðoàn thực, xúc thực, Tư thực (manosancetanà) và thức thực. Những món ăn này nuôi dưỡng các Tâm pháp và sắc pháp để chúng được duy trì, phát triển và trưởng thành.
16) Indriyapaccaya: Căn duyên, liên hệ này có 3 loại: Câu sanh, tiền sanh và mạng căn. Trong loại câu sanh, các Paccayadhamma là 15 căn câu sanh: mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn. Còn Paccayuppanna là những pháp câu sanh cả tâm pháp và sắc pháp. Trong loại thứ hai, tiền sanh, Paccayadhamma là 5 căn, mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Còn các Paccayuppanna là 5 thức với các tâm sở câu hữu. Trong loại thứ ba, mạng căn, Paccayadhamma đây là mạng căn. Paccayuppanna dhamma là những sắc pháp do nghiệp sanh, trừ mạng căn.
17) Jhàna-paccaya: Thiền duyên. Chữ Jhàna hiểu theo nghĩa rộng, không phải chỉ thuộc sắc giới, vô sắc giới và siêu thế giới. Paccayadhamma ở đây là 7 Thiền chi - Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc (Somanassa), ưu, xả, và nhứt tâm. Và Paccayuppanna là mọi tâm, trừ 5 thức, các tâm sở câu hữu và các sắc pháp câu sanh với 7 thiền chi.
18) Maggapaccaya: Ðạo duyên. Con đường chánh đưa đến Niết bàn. Con đường bất chánh đưa đến địa ngục. 12 Ðạo chi là những Paccaya Dhamma trong liên hệ này. Các Paccayuppanna dhamma là những tâm và tâm sở chi phối bởi các Hetu (nhân) và tất cả sắc pháp câu sanh với các Hữu nhân tâm (Sahetuka).
19) Sampayuttapaccaya: Tương ứng duyên. Tất cả tâm đều liên hệ với các tâm sở câu hữu theo định lý Tương ứng duyên này.
20) Vippayutta-paccaya: Bất tương ưng duyên. Ở đây Paccaya dhamma không tương ưng với Paccayuppanna. Như các tâm pháp liên hệ với các sắc pháp theo định lý này.
21 - 22) Atthipaccaya - natthipaccaya - vigatapaccaya. Avigatapaccaya: Hữu duyên, vô hữu duyên, Ly khứ duyên, Bất ly khứ duyên. Atthipaccaya giống với Avigatapaccaya. Natthipaccaya giống với Vigatapaccaya. Trong liên hệ đầu, Paccayadhamma có mặt với sự hiện hữu của Paccayuppanna. Trong liên hệ thứ hai, Paccayadhamma phải vắng mặt khi Paccayuppanna có mặt.

I. PÀLI VĂN:

13) Anantara - niruddhà cittacetasikà dhammà paccuppannànam cittacetasikànam dhammànam anantara-samanantara-natthi-vigatavasena, purimàni javanàni pacchimànam javanànam àsevanavasena, sahajàtà cittacetasikà dhammà annamannam, sampayuttavaseneti ca chaddhà nàmam nàmassa paccayo hoti.
14) Hetu-jhànanga-maggangàni sahajàtànam nàmarùpànam hetàdivasena.
Sahajàtà cetanà sahajàtànam nàmarùpànam, nànàkkhanikà cetanà kammàbhinibbattànam nàmarùpànam kammavasena. Vipàkakkhandhà annamannann, sahajàtànam rùpànam vipàkavaseneti ca pancadhà nàmam nàmarùpànam paccayo hoti.
15) Pacchà-jàtà cittacetasikadhammà purejàtassa imassa kàyassa pacchàjàtavaseneti ekadhà va nàmam rùpassa paccayo hoti.

II. THÍCH VĂN.

- Purimàni: trước. Nànàkkhanikà: Dị sát na.
III. VIỆT VĂN.

- 13) Danh liên hệ với Danh theo 6 cách: Tâm và Tâm sở vừa mới diệt liên hệ với tâm và tâm sở hiện tại theo Vô gián duyên, Ðẳng vô gián duyên, Vô hữu duyên, Ly khứ duyên. Tốc hành tâm trước liên hệ với tốc hành tâm sau theo Tập hành duyên. Tâm và tâm sở câu hữu liên hệ với nhau theo Hỗ tương duyên.
14) Danh liên hệ với danh sắc theo 5 cách: Nhân, Thiền và Ðạo chi liên hệ với danh và sắc câu hữu theo Nhân duyên, Thiền duyên và Ðạo duyên. Câu sanh Tư (Cetanà) liên hệ với Danh và Sắc câu hữu và Dị sát na Tư liên hệ với Danh và Sắc do nghiệp sanh theo Nghiệp duyên. Các Dị thục uẩn (tâm pháp) liên hệ với nhau, và liên hệ với các sắc pháp câu sanh theo Dị thục duyên.
15) Danh liên hệ với Sắc chỉ theo 1 cách: Tâm và tâm sở được sanh khởi sau khi thân đã sanh, liên hệ với thân ấy theo Hậu sanh duyên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Dị sát na tư: (Nànàkkhanikà cetanà) là Tư tâm sở không cùng một thời gian với kết quả, nghĩa là thời gian Cetanà khởi lên khác với thời gian các quả khởi lên.

I. PÀLI VĂN.

- 16) Cha vatthùni pavattiyam sattannam vinnànadhàtùnam, pancàrammanàni ca pancavinnàna - vìthiyà purejàtavaseneti ekadhà va rùpam nàmassa paccayo hoti.
17) Àrammanavasena upanissayavaseneti dvidhà pannattinàma-rùpàni namasseva paccayà hoti. Tattha rùpàdivasena chabbidham hoti àrammanam.
18) Upanissayo pana tividho hoti. Àrammanùpanissayo anantarùpanissayo, pakatùpanissayo ceti.
19). Tattha àrammanameva garukatam àrammanùpanissayo anantaraniruddhà cittacetasikà dhammà anantarùpanissayà. Ràgàdayo pana dhammà, saddhàdayo ca, sukham dukkham, puggalo, bhojanam, utu, senàsanam ca yathàraham ajjhatam ca bahiddhà ca kusalàdidhammànam, kammam vipà kànam ti ca bahudhà hoti pakatùpanissayo.

II. THÍCH VĂN.

- Pannatti: Thi thiết, khái niệm, giả danh, giả pháp. Pakatùpanissayo: Tự nhiên thân y.
III. VIỆT VĂN.

- 16) Sắc liên hệ với Danh chỉ theo một cách: 6 sở y pháp trong khi chuyển khởi, liên hệ với bảy thức giới, và năm sở duyên pháp, liên hệ với năm lộ trình của thức theo Tiền sanh duyên.
17) Các khái niệm, danh và sắc liên hệ với danh theo hai cách, tức là Sở duyên duyên và Thân y duyên, ở đây, sở duyên có 6, sắc, thanh v.v...
18) Nhưng thân y duyên có ba loại. Sở duyên thân y duyên, Vô gián thân y duyên và tự nhiên thân y duyên.
19) Ở nơi đây, sở duyên mạnh mẽ thuộc Sở duyên thân y duyên, các tâm và tâm sở mới diệt thuộc vô gián thân y duyên. Và tự nhiên thân y duyên có nhiều loại như các pháp tham v.v... Tín v.v... lạc, khổ, con người, món ăn, thời tiết, chỗ lưu trú v.v... - các pháp nội ngoại tùy theo trường hợp v.v... liên hệ với các pháp thiện v.v... Nghiệp cũng liên hệ với Nghiệp quả.

I. PÀLI VĂN.

- 20) Adhipati-sahajàta-annamannanissay-àhàrindriya-vippayutta-atthi - avigatavaseneti yathàraham navadhà nàmarùpàni nàmarùpànam paccayà bhavanti.
21) Tattha garukatamàrammanam àrammanàdhi-pativasena nàmànam, sahajàtàdhipati catubbidho pi sahajàtavasena sahajàtànam nàmarùpànam ti ca duvidho hoti adhipatipaccayo.
22) Cittacetasikà dhammà annamannam sahajàtarùpànamca, mahàbhùtà annamannam upàdàrùpànanca, patisandhikkhane vatthuvipàkà annamannam ti ca tividho hoti sahajàtapaccayo.
23) Cittacetasikà dhammà annamannam, mahàbhùtà annamannam patisandhik khane vatthu-vipàkà annamannam ti ca tividho hoti annamanna-accayo.

II. THÍCH VĂN.

- Upàdàrùpa: Sở tạo sắc. Vatthuvipàka: Sở y và dị thục tâm. Patisandhikkhane: Kiết sanh sát na.
III. VIỆT VĂN.

- 20) Danh sắc liên hệ với Danh sắc theo 9 cách sau đây: Tăng thượng duyên, câu sanh duyên, hổ tương duyên, y chỉ duyên, thực duyên, căn duyên, bất tương ưng y duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên.
21) Ở đây, Tăng thượng duyên có hai loại: Sở duyên mạnh mẽ liên hệ với Danh theo Sở duyên tăng thượng; 4 câu sanh tăng thượng (Dục, tâm, tấn, quán hệ, (Chanda, Citta, Viriya, Vìmamsa) liên hệ với các danh sắc câu sanh theo câu sanh tăng thượng duyên.
22) Câu sanh duyên có ba loại: Các tâm và tâm sở liên hệ với nhau và với các sắc pháp câu sanh; 4 Ðại chủng liên hệ với nhau và với các sở tạo sắc (Upàdà-rùpa); Trong kiết sanh sát na, tâm sở y và các Dị thục tâm liên hệ với nhau theo câu sanh duyên.
23) Hổ tương duyên có ba loại: Các tâm và tâm sở liên hệ với nhau; 4 Ðại chủng liên hệ với nhau; trong kiết sanh sát na, tâm sở y (Hadayavatthu) và các Dị thục tâm liên hệ với nhau theo hỗ tương duyên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- 4 Câu sanh tăng thượng đây chỉ cho: Dục, tâm, tinh tấn và quán huệ. 4 Ðại chủng là địa, thủy, hỏa, phong.

I. PÀLI VĂN.

- 24) Cittacetasìkà dhammà annamannam sahajàtarùpànam ca, mahabhùtà annamannam upàdàrùpànam ca, cha vatthùni sattannam vinnàna-dhàtùnam ti ca tividho hoti nissayapaccayo.
25) Kabalìkàro àhàro imassa kàyassa, arùpino àhàrà sahajàtànam nàmarùpànam ti ca duvidho hoti àhàrapaccayo.
26) Panca pasàdà pancannam vinnànànam, rùpajìvitindriyam upàdinnarùpànam, arùpino indriyà sahajàtànam nàma-rùpànam ti ca tividho hoti indriyapaccayo.

III. VIỆT VĂN.

- 24) Y chỉ duyên có ba loại: Các tâm và tâm sở liên hệ với nhau và với các sắp pháp câu sanh; Bốn Ðại chủng liên hệ với nhau và với các sắc sở tạo, sáu tâm sở y liên hệ với bảy thức giới theo y chỉ duyên.
25) Thực duyên có hai loại: Ðoàn thực liên hệ với thân này, các vô sắc thực (xúc thực, tư duy thực và thức thực) liên hệ với các danh sắc câu xanh theo căn duyên.
26) Căn duyên có ba loại: 5 tịnh sắc căn liên hệ với 5 thức, chấp sắc mạng căn liên hệ với chấp thọ sắc, các vô sắc căn liên hệ với các danh sắc câu sanh theo căn duyên.

I. PÀLI VĂN.

- 27) Okkantikkhane vatthu vipàkànam, cittacetasikà dhammà sahajàtarùpànam sahajàtavasena; pacchàjàtà cittacetasikà dhammà purejàtassa imassa kàyassa pacehà-jàtavasena; cha vatthùni pavattiyam sattannam vinnàna-dhàtùnam purejàtavaseneti ca tividho hoti vippayuttapaccayo.
28) Sahajàtam purejàtam pacchàjàtam ca sabbathà.
Kabalìkàro àhàro rùpajìvitamiccayanti. Pancavidho hoti atthi-paccayo avigatapaccayo ca.

II. THÍCH VĂN.

- Okkantikkhane: Nhập thai sát na.
III. VIỆT VĂN.

- 27) Bất tương ưng duyên có ba loại: Trong sát na nhập thai, tâm sở y liên hệ với các Dị thục tâm, các tâm và tâm sở liên hệ với các sắc pháp câu sanh theo câu sanh bất tương ưng duyên.
Các tâm và các tâm sở hậu sanh liên hệ với thân tiền sanh này theo hậu sanh bất tương ưng duyên; Sáu căn sở y trong khi chuyển khởi liên hệ với bảy thức giới theo tiền sanh bất tương ưng duyên.
28) Hữu duyên và Bất ly khứ duyên có 5 loại: câu sanh, tiền sanh, hậu sanh, đoàn thực và sắc mạng căn trong mọi cách thuộc hữu duyên và Bất ly khứ duyên này.


I. PÀLI VĂN.

- 29) Àrammanùpanissaya-kammatthipaccayesuca sabbe pi paccayà samodhànam gacchanti.
30) Sahajàtarùpam ti panettha sabbathà pi pavatte cittasamutthànànam, patisandhiyam katattàrùpànam ca vasena duvidham hoti veditabbam.
31) Iti tekàlikà dhammà kàlamuttà ca sambhavà
Ajjhattam ca bahiddhà ca sankhatàsankhàtà tathà.
Pannatti-nàma-rùpànam vasena tividhà thità
Paccayà nàma patthàne catuvìsati sabbathà.

II. THÍCH VĂN.

- Samodhànam gacchanti: Ðều gồm vào. Katattàrùpànam: Nghiệp tạo sắc. Tekàlikà: Ba thời. Kàlammuttà: Vượt ngoài thời gian. Sambhavà: Sự sanh khởi.
III. VIỆT VĂN.

- 29) Tất cả các nhân duyên có thể gồm trong Sở duyên duyên, thân y duyên, nghiệp duyên và hữu duyên.
30) Ở đây, câu sanh sắc cần phải được hiểu theo hai cách: Trong sự diễn tiến cuộc sống, cần phải hiểu là những sắc do tâm sanh; và trong khi kiết sanh cần phải hiểu như là những sắc do nghiệp quá khứ tạo ra.
31) Như vậy các pháp sanh khởi thuộc ba thời gian hay vượt ngoài thời gian, nội và ngoại, hữu vi và vô vi, chia thành ba loại. Khái niệm danh và sắc.
Tất cả, có 24 duyên trong Phát thú (Duyên hệ).


I. PÀLI VĂN.

- 32) Tattha rùpadhammà rùpakkhandho va. Cittacetasika-sankhatà cattàro arùpino khandhà, nibbànam ceti pancavidhampi arùpam ti ca nàmam ti ca pavuccati. Tato avasesà pannatti pana pannàpiyattà pannatti, pannàpanato pannattì ti ca duvidhà hoti.
33) Katham? Tam-tam - bhùta - viparinàmàkàramupàdàya tathà tathà pannattà bhùmipabbatàdikà, sambhàra-sannivesà-kàramupàdàya geha-ratha-sakatàdikà, khandhapancakamupàdàya purisapuggalàdikà, candavattanàdikamupàdàya disàkà-làdikà, asamphutthàkàramupàdàya kùpa-guhàdikà, tam tam bhùtanimittam bhàvanàvisesam ca upàdàya. Kasinanimittàdikà ceti evamàdippabhedà pana paramatthato avjjamànàpi atthacchàyàkàrena cittuppàdanamàrammanabhùtà tam tam upàdàya upanidhàya kàranam katvà tathà tathà parikappiyamànà sankhàyati samannàyati vohariyati pannàpiyatìti pannattìti pavuccati. Ayam pannatti pannàpiyattà pannatti nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Pannàpiyattà: Một khái niệm được hiểu đến. Pannàpanato: Một danh từ diễn đạt khái niệm ấy. Tam tam bhùta-viparinàmàkàramupàdàya: Khởi lên vì thể thức biến chuyển của các đại chủng. Tathà tathà pannattà: Ðược trình bày, xứng danh như vậy. Sambhàra-sannivesàkàramupàdàya: Khởi lên vì thể thức kết hợp các vật dụng (nguyên nhân). Geha-ratha-sakatàdika: Nhà, xe ngựa, xe bò v.v... Candavattanàdikamupàdàya: Khởi lên do sự vận chuyển của mặt trăng v.v... Disàkàlàdikà: Phương hướng, thời gian v.v... Asamphutthàkàramupàdàya: Khởi lên do thể thức không xúc chạm. Kùpaguhàdikà: Giếng, hang, v.v... Tam tam bhùtanimittam: Theo tướng sai biệt của các đại chủng. Bhàvanàvisesam: Sự sai khác của pháp tu tập. Kasinànimittadikà: Biến xứ tướng, v.v... Evamàdippabhedà: Những sự chia chẻ như vậy. Avijjamànà: Không xảy ra. Atthacchàyàkàrena: Dưới hình thức hình bóng của sự vật. Cittuppàdanamàrammanabhùtà: Trở thành đối tượng của tâm. Upàdàya: Chấp thủ. Upanidhàya: So sánh với. Kàranamkatvà: Làm bổn phận, trách nhiệm Parikappiyamànà: Ðược sửa soạn, được dụng ý. Sankhàyati: Suy nghĩ chín chắn. Samannàyati: Ðược hiểu. Vohariyati: Ðược trình bày, diễn đạt. Pannàpiyati: Ðược thấu hiểu.
III. VIỆT VĂN.

- 32) Ở nơi đây, sắc pháp tức là sắc uẩn. Tâm, tâm sở pháp, được gồm trong 4 vô sắc uẩn, và Niết bàn là 5 vô sắc pháp, và cũng được gọi là Danh. Ngoài ra các pháp còn lại được gọi là Pannatti (khái niệm) gồm có 2 phần: Ðược biết đến, bị biết đến gọi là khái niệm; hay danh xưng làm cho biết đến gọi là khái niệm.
33) Như thế nào? Có những danh từ như Ðất, núi, v.v... được gọi như vậy vì thể thức di chuyển của các đại; những danh từ như nhà, xe cộ v.v... được gọi như vậy vì thể thức kết hợp các vật dụng; những danh từ như người, hữu tình, được gọi vậy vì 5 uẩn; những danh từ như phương hướng, thời gian v.v... được gọi như vậy vì thể thức vận chuyển của mặt trăng v.v...; những danh từ như giếng, hang v.v... được gọi như vậy vì thể thức không bị xúc chạm v.v... Những danh từ như biến xứ tướng v.v... được gọi vậy vì sự sai khác của các pháp tu tập và vì tướng sai biệt của các đại chủng. Tất cả sự sai biệt như vậy, theo Ðệ nhất nghĩa đế, thật sự không có nhưng trở thành những đối tượng của tâm dưới hình thức hình bóng của sự vật. Chúng được gọi là "khái niệm" vì chúng được suy tưởng, được ý thức, được nhận hiểu, được biểu lộ, vì lý do, vì nguyên nhân, vì đối với thể thức này, thể thức khác. Khái niệm được gọi vậy vì chúng được biết, (được hiểu) là như vậy.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Có 2 loại Pannatti (khái niệm): Atthapannatti: Nghĩa khái niệm, và Nàmapannatti: Danh khái niệm. Nghĩa khái niệm là làm cho được biết, nghĩa là vật thể, đối tượng do khái niệm diễn đạt. Danh khái niệm là làm cho biết, nghĩa là những tên đặt cho vật thể hay đối tượng. Ðất, núi, v.v... được gọi là Santhànà-pannatti, Hình sắc khái niệm, vì chúng diễn đạt hình tướng của sự vật. Xe, làng, nhà, được gọi là Samùha-pannatti: Tổng hợp khái niệm, vì chúng diễn đạt sự tổng hợp một số sự vật. Ðông, Tây v.v... được gọi là Disà-pannatti, Phương hướng khái niệm vì chúng diễn đạt địa phương. Sáng, trưa v.v... được gọi là kàlapannatti: Thời gian khái niệm vì chúng diễn đạt thời gian. Giếng, hang, v.v... được gọi là Àkàsapannatti: Hư không khái niệm vì chúng diễn tả hư không. Các hình ảnh tưởng tượng, quan niệm được gọi là nimitta-pannatti: Hình tướng khái niệm vì chúng diễn đạt những hình tướng do tu thiền định chứng được.

I. PÀLI VĂN.

- 34) Pannàpanato pannatti pana nàmanàmakammà-dinàmena paridìpità. Sà vijjamàna-pannatti, avijjamàna-pannatti, vijjamànena avijjamàna-pannatti, avijjamànena vijjamànapannatti, vijjamàneva vijjamàna-pannatti, avijjamànena avijjamàna-pannatti ceti chabbidhà hoti.
35) Tattha yadà pana paramatthato vijjamànam rùpa-vedanàdim etàya pannàpenti, tadàyam vijjamànapannatti. Yadà pana paramatthato avijjamànam bhùmipabbatàdim etàya pannapenti, tadàyam avijjamàna-pannattì ti pavuccati. Ubhinnam pana vomissakavasena sesà yathàkkamam chalabhinno, itthisaddo, cakkhu-vinnànam ràjaputto ti ca veditabbà.
36) Vacì-ghosànusàrena sotavinnàna-vìthiyà
Pavattànantaruppannamanodvàrassa gocarà,
Atthà yassànusàrena vinnàyanti tato param,
Sàyam pannatti vinneyyà lokasanketanimmità.

II. THÍCH VĂN.

- Pannàpanato: Làm cho biết. Paridìpità: Làm cho rõ, giải thích. Vijjamàna-pannatti: Khái niệm thật có Avijjamàna-pannatti: Khái niệm không thật có. Vijjamànena avijjamàna-pannatti: Khái niệm một vật không thật có với một vật thật có. Vomissakavasena: Do lẫn lộn cả hai. Vacìghosànusàrena: Do tùy theo tiếng nói. Sotavinnàna-vìthiyà. Do theo lộ trình của nhĩ thức. Pavattà-nantaruppannamanodvàrassa gocarà: Do phương tiện các khái niệm khởi lên nhờ ý môn, tiếp tục khởi lên. Gocara: Hành xứ, hành cảnh. Atthà vinnàyanti: Ý nghĩa được hiểu. Lokasanketanimmità: Như đã được quan niệm bởi thế tục.

III. VIỆT VĂN.

- 34) Vì làm cho biết, nên được gọi là Pannatti (khái niệm), được giải thích là Danh hay do Danh làm ra. Danh khái niệm có 6 loại: 1) Khái niệm một vật thật có, 2) Khái niệm một vật không thật có, 3) Khái niệm một vật không thật có với một vật thật có, 4) Khái niệm một vật thật có với một vật không thật có, 5) Khái niệm một vật thật có với một vật thật có, 6) Khái niệm một vật không thật có với một vật không thật có.
35) Ở đây, khi dùng danh từ để chỉ sắc, thọ v.v... những sự vật thật có, như vậy gọi là khái niệm một vật thật có. Khi dùng danh từ để chỉ đất, núi v.v... những sự vật không thật có, như vậy gọi là khái niệm một vật không thật có. Các khái niệm còn lại cần phải hiểu phối hợp cả hai, ví như một vị chứng 6 thắng trí, tiếng nói của người đàn bà, nhãn thức, hoàng tử v.v...
36) Khi một tiếng được nói lên, các lộ trình của nhĩ thức được khởi lên cho mỗi tiếng nói, và từ đó khởi lên các khái miệm ngang qua ý môn và nhờ đó các ý nghĩa được nhận hiểu. Các khái niệm ấy cần phải được hiểu như đã quan niệm bởi thế tục.

IV. THÍCH NGHĨA.
- 6 loại danh khái niệm được trình bày như sau:

1. Sắc, thọ v.v.... có thực theo chơn đế.
2. Ðất, núi không có thực theo chơn đế.
3. Người chứng 6 thắng trí. Người không thực có theo chơn đế, nhưng 6 thắng trí có là thực có.
4. "Tiếng nói của người đàn bà", tiếng nói là thực có, nhưng người đàn bà không thực có.
5. Nhân thức cả con mắt và thức đều thực có.
6. Con Vua: Cả hai đều không thực có theo nghĩa chơn đế.



Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.
-ooOoo-
CHƯƠNG IX
KAMMATTHÀNA: NGHIỆP XỨ hay ÐỐI TƯỢNG TU HÀNH
PHẦN MỘT - SAMATHA KAMMATTHÀNA: CHỈ NGHIỆP XỨ
I. PÀLI VĂN.

- 1) Samathavipassanànam bhàvanànam ito param, Kammatthànam pavakkhàmi duvidham pi yathàkkamam.
2 - 5) Tattha samatha-sangahe tàva, dasa kasinàni, dasa asubhà, dasa anussatiyo, catasso appamannàyo, ekà sannà, ekam vavatthànam cattàro àruppà ceti sattavidhena samathakammatthàna-sangaho. Ràgacarito, dosacarito, mohacarito, saddhàcarito, buddhi-carito, vitakkacarito ceti chabbidhena caritasangaho. Parikamma-bhàvanà, Upacàra-bhàvanà, appanàbhàvanà, ceti tisso bhàvanà. Pari-kammanimittam, uggahanimittam, patibhàganimittanceti tìni nimittàni ca veditabbàni.

II. THÍCH VĂN.

- Samatha: Chỉ. Vipassanà: Quán. Itoparam: Từ đây trở đi. Sangaho: Tập yếu. Kasina: Biến xứ quán pháp. Asubhà: Bất tịnh. Vavathànam: Sai biệt (Huệ) Kammatthàna: Nghiệp xứ, Hành xứ, công án. Ràgaccarito: Tham hành giả. Dosacarito: Sân hành giả. Mohacarito: Si hành giả. Saddhàcarito: Tín hành giả. Buddhicarito: Giác hành giả. Vitakkacarito: Tầm hành giả. Parikammabhàvanà: Dự bị tu tập. Upacàrabhàvanà: Cận hành tu tập. Appanà bhàvanà: An chỉ tu tập. Uggahanimitta: Thủ tướng (hay thô tướng). Patibhàganimitta: Tợ tướng (hay quang tướng).
III. VIỆT VĂN.

- 1) Từ nay tôi sẽ giảng về hai nghiệp xứ tu tập, chỉ tu tập và quán tu tập.
2 - 5) Ở nơi đây, về chỉ tập yếu, cần phải hiểu các pháp như sau: 10 biến xứ quán pháp, 10 bất tịnh pháp, 10 niệm pháp, 4 vô lượng pháp, 1 tưởng pháp, 1 sai biệt huệ pháp, 4 vô sắc pháp, như vậy chỉ nghiệp xứ tập yếu có bảy loại.
Tham hành giả, Sân hành giả, Si hành giả, Tín hành giả, Giác hành giả và Tầm hành giả. Như vậy có tất cả sáu loại hành giả.
Dự bị tu tập, Cận hành, tu tập, An chỉ tu tập như vậy có tất cả ba loại tu tập. Chuẩn bị tướng, Thủ tướng (hay thô tướng), và Tợ tướng (hay quang tướng), như vậy có tất cả ba tướng.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Có 5 pháp làm trở ngại cho sự tu thiền và tu quán là 5 Triền cái: Kàmacchanda: Dục ái, Vyàpàda: Sân, Thìna - middha: Thụy miên, Uddhaccakukkucca: Trạo cử, Vicikicchà: Nghi. Do ảnh hưởng 5 Triền cái, chúng ta không thể tu thiền định hay quán ba pháp ấn; khổ, vô thường và vô ngã. Các phương pháp tu hành dẫn đến diệt trừ 5 Triền cái này gọi là Samathabhàvanà, chỉ tu tập và chỉ chứng được khi đạt đến Sắc Thiền và Vô Sắc Thiền, và cácđối tượng dùng để thực hiện các thiền định trên gọi là Samatha-kammatthàna: Chỉ nghiệp xứ. Người tu hành chỉ có thể diệt trừ hoàn toàn các Triền cái ở Siêu Thế Giới bằng cách quán tưởng thực tánh khổ, vô thường và vô ngã của sự vật. Các phương pháp tu hành quán tưởngđược gọi là Vipassanàbhàvanà (Quán tu tập) và các đối tượng để tu hành gọi là Vipassanà Kammatthànà: Quán nghiệp xứ.

I. PÀLI VĂN.

- 6) Pathavì-kasinam, àpo-kasinam, tejokasinam, vàyo-kasinam, nìla-kasinam, pìta-kasinam, lohitakasinam, odàtakasinam, àkàsa-kasinam, àlokakasinanceti imànidasa kasinàni nàma.
7) Uddhumàtakam, vinìlakam, vipubbakam, vicchiddakam, vikkhàyitakam, vikkhittakam, hatavikkhittakam, lohitakam, puluvakam, atthikanceti ime dasa asubhà nàma.
8) Buddhànussati, dhammànussati, sanghànussati, sìlànussati, càgànussati, devatànussati, upasamànussati, maranànussati, kàyagatàsati, ànàpànasati ceti imà dasa anussatiyo nàma.
9) Mettà, karunà, mudità, upekkhà ceti imà catasso appamannàyo nàma brahmavihàrà ti pi vuccanti.
10) Àhàre patikkùlasannà ekà sannà nàma,
Catudhàtuvavatthànam ekam vavatthànam nàma.
11) Àkàsànancàyatanàdayo cattàro àruppànàmàti sabbathà pi samathaniddese cattàlìsa kammathànàni bhavanti.

II. THÍCH VĂN.

- Uddhumàtakam: Bành trướng tướng. Vinìlakam: Thanh ứ tướng. Vipubbakam: Nồng lạn tướng. Vicchiddakam: Ðoạn hoại tướng. Vikkhàyitakam: Thực hám tướng. Vikkhittakam: Tán loạn tướng. Hata - vikkhittakam: Chiết đoạn tán loạn tướng. Lohitakam: Huyết đồ tướng. Puluvakam: Trùng tụ tướng. Atthikam: Hài cốt tướng Upasamànussati: Tịch tịnh tùy niệm.
III. VIỆT VĂN.

- 6) Ðịa biến xứ quán pháp, Thủy biến xứ quán pháp, Hỏa biến xứ quán pháp, Phong biến xứ quán pháp, Thanh biến xứ quán pháp, Hoàng biến xứ quán pháp, Huyết biến xứ quán pháp, Bạch biến xứ quán pháp, Không biến xứ quán pháp, Quang biến xứ quán pháp, như vậy là 10 biến xứ quán pháp.
7) Bành trướng tướng, Thanh ứ tướng, Nồng lạn tướng, Ðoạn hoại tướng, Thực hám tướng, Tán loạn tướng, Chiết đoạn tán loạn tướng, Huyết đồ tướng, Trùng tụ tướng, Hài cốt tướng, như vậy là 10 bất tịnh quán.
8) Phật niệm, Pháp niệm, Tăng niệm, Giới niệm, Thí niệm, Thiên niệm, Tịch tịnh niệm, Tử niệm, Thân niệm, Sổ tức niệm. Như vậy là 10 niệm,
9) Từ, Bi, Hỷ, Xả, như vậy là 4 vô lượng tâm hay gọi là Phạm Trú.
10) Yếm nghịch tưởng đối với các thức ăn gọi là nhứt tưởng. Bốn giới sai biệt gọi là nhứt sai biệt.
11) Hư không vô biên v.v... gọi là 4 vô sắc pháp.
Như vậy có tất cả là 40 nghiệp xứ trong chỉ Tu tập.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Kammatthàma: Kamma là nghiệp, đây chỉ Thiền, hay đúng hơn hành động tu thiền. Thàma có nghĩa là xứ, Căn cứ hay thời cơ, đây chỉ cho đối tượng hay sự hành trì. Kammatthàna như vậy có nghĩa là các đối tượng để tu thiền và có 40 Kammatthàna tất cả.
Samatha: Sam nghĩa là nhiếp phục, trạng thái an chỉ khi nhiếp phục được các triền cái. Samatha đồng nghĩa với Samàdhi (Ðịnh), đưa đến tu hành Thiền (Jhàna). Với định, các phiền não chỉ được nhiếp phục, chớ không đoạn trừ hẳn.
Vipassanà: Vi + dis nghĩa là thấy nhiều cách, tức là tánh khổ, vô thường và vô ngã của sự vật. Mục đích của vipassanà (Quán) là thấy sự vật đúng thực tánh của nó.
Carita: Hành chỉ cho bản tánh hồn nhiên của con người khi không bị chi phối hay suy tư về điều gì. Có 6 tánh: Người tham căn, người sân căn, người si căn, người tín căn, người trí căn và người tầm căn. Các loại tánh này phối hợp thành 63 tánh và cộng thêm Ditthacarita thành có tất cả 64 tánh.
Tu tập có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là Parikammabhàvanà (Dự bị tu tập); giai đoạn thứ hai, từ khi tạo được hình ảnh đối tượng, tạm ngăn trừ các triền cái cho đến khi chứng được gotrabhù (Chuyển tánh) trong lộ trình của Tốc hành tâm (Javana). Giai đoạn này gọi là Upacàrabhàvanà hay Cận hành tu tập. Giai đoạn thứ ba tiếp theo Gotrabhù được gọi là Appanàbhàvanà (An chỉ tu tập), sở dĩ gọi vậy vì Vitakka (Tầm) một Thiền chi, vẫn gắn chặt trên đối tượng tu tập.
Lộ trình của Thiền như sau: Manodvàràvajjana (Ý môn hướng tâm), Parikamma (Chuẩn bị tâm), Upacàra (Cận hành tâm), Anuloma (Thuận thứ tâm), Gotrabhù (Chuyển tánh tâm), Appanà (An chỉ tâm) và Bhavanga (Hữu phần).
Mọi đối tượng, như Kasina dùng để tu tập gọi là Parikammanimitta (Chuẩn bị tướng). Cùng một đối tượng ấy, khi được thấy với mắt nhắm gọi là Uggahanimitta (Thủ tướng hay thô tướng), và cũng hình ảnh ấy, khi không còn các tỳ vết, được gọi là Patibhàganimitta (Tợ tướng hay quang tướng), khi dùng như một đối tượng của Upacàra và Appanà bhàvanà.
Kasina có nghĩa là khắp tất cả, toàn thể. Sở dĩ gọi vậy vì ánh sáng phát sanh từ Thủ tướng hay Tợ tướng đều chiếu khắp tất cả, không bị hạn chế.
Kàyagatàsati quán thân là quán 32 bộ phận của thân thể như sau: Tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, trái cật, tim, gan, hoành cách mạc, tỳ tạng (splun), phổi, màng da mỏng, ruột, bao tử, phẩn, mật, niêm dịch, mũ, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt, mỡ, nướng miếng, nước đàm, nước nhớt và nước tiểu.
Anàpànasati: Sổ tức, Àna là thở vô. Apàna là thở ra. Có nhiều sách giải thích ngược lại. Phương pháp này có thể đưa đến nhứt tâm và cuối cùng đưa đến quán và A La Hán quả. Phương pháp này được giải thích rõ ràng trong kinh Satipatthànasutta và trong tập Visuddhimagga.
Brahmavihàra: Phạm trú hay 4 vô lượng tâm, Brahma ở đây có nghĩa là cao thượng Vihàra có nghĩa là Trú hay một thái độ, một lối sống. Sở dĩ gọi là vô lượng tâm Appamannà vì các tâm tư này phóng ra tất cả chúng sanh, không có giới hạn.
Mettà (Phạm văn Maitrì): Từ được định nghĩa là cái gì làm mủi lòng, làm cho tâm mềm dịu lại. Ðây không phải tình yêu xác thịt hay tình cảm cá nhân. Ðối nghịch trực tiếp của Mettà là Hận thù, hằn học. Ðối nghịch gián tiếp là tình cảm cá nhân (pema). Mettà bao trùm tất cả chúng sanh, không có hạn chế, thượng đỉnh của Mettà là tự hòa mình với tất cả chúng sanh, nghĩa là tha thiết muốn toàn thể chúng sanh được hạnh phúc. Ðặc tánh của từ là một thái độ từ hòa. Từ diệt trừ Sân hận.
Karunà: Bi là cái gì làm cho tâm của người thiện rung động khi thấy các người khác đau khổ hay cái gì làm cho người khác bớt đau khổ. Ðặc tánh của Bi là diệt trừ sự đau khổ của những người khác. Kẻ thù trực tiếp của Bi là himsà (Hại) và kẻ thù gián tiếp là domanassa (ưu), Bi bao trùm mọi chúng sanh đau khổ và diệt trừ độc ác.
Mudità: Hỷ, không phải chỉ cảm tình suông mà còn có nghĩa hoan hỷ. Kẻ thù trực tiếp là ganh ghét và kẻ thù gián tiếp của hoan lạc, (Pahàsa). Ðặc tánh của Hỷ là vui sướng trước sự giàu sang và thành công của người khác. Hỷ bao trùm những chúng sanh giàu sang, diệt trừ sự bực bội (arati) và là một cử chỉ tán thán.
Upekkhà: xả, nghĩa là không tham không sân. Không phải là một sự thản nhiên vô tri, mà chính là một thái độ trầm tĩnh tuyệt diệu hay một tâm hồn khéo thăng bằng. Chính là một trạng thái tâm linh thăng bằng trầm tĩnh trước những thành bại của cuộc đời như khen chê, vui khổ, lời lỗ, có danh không danh. Kẻ thù trực tiếp là tham ái (ràga) và kẻ thù gián tiếp là sự vô tình. Upekkhà loại bỏ mọi tham đắm, giận ghét. Thái độ vô tư là đặc tánh của Upakkhà. Ởđây, upekkhà không phải là một cảm giác vô lạc vô khổ, mà chính là một đức tánh tối thượng có nghĩa một sự thăng bằng tâm trí. Xả bao gồm cả Thiện ác, thương, ghét, thích hay không ưa thích.
Àhàre patikkùlasannà: Yểm nghịch tưởng đối với thức ăn khi phải đi tìm, khi ăn v.v... Catudhàtuvavatthànam: Bốn giới sai biệt tức là quán sát 4 Ðại, Ðịa, thủy, hỏa, phong về tướng đặc biệt của mỗi Ðại chủng.

I. PÀLI VĂN.

- 12) Caritàsu pana dasa asubhà, kàya-gatà satisankhàtà kotthàsabhàvanà ràgacaritassa sappàyà. Catasso appamannàyo, nìlàdìni ca cattàri kasinàni dosacaritassa, ànàpànam mohacaritassa, vitakkacaritassa ca. Buddhànussatiàdayo cha saddhàcaritassa, maranùpasama-sannàvavatthànàni buddhicaritassa. Sesàni pana sabbàni pi kammatthànàni sabbesampi sappàyàni. Tatthàpi kasinesu puthulam mohacaritassa, khuddakam vitakkacaritassevàti.
13) Bhàvanàsu pana sabbatthàpi parikamnna-bhàvanà labbhateva. Buddhànussati àdisu atthasu, sannàvavatthànesu càti dasasu kammatthànesu upacàra-bhàvanà va sampajjati, natthi appanà. Sesesu pana samatimsa kammatthànesu appanàbhàvanà pi sampajjati.

II. THÍCH VĂN.

- Kotthàsabhàvanà: Quán tưởng các phần của thân. Puthulam: Lớn.
III. VIỆT VĂN.

- 12) Ðối với tánh tình, 10 bất tịnh quán và thân hành niệm, như quán các thân phần, hợp với tham hành giả. 4 vô lượng tâm và bốn xứ biến xứ như xanh v.v... hợp với Sân hành giả. (Vì đối tượng quá sâu và rộng lớn). Pháp sổ tức hợp với Si hành giả và Tầm hành giả. Lục niệm như niệm Phật v.v... hợp với Tín hành giả. Tử niệm, Tịch tịnh niệm, Yểm nghịch tưởng đối với thức ăn, hợp với Giác hành giả. Tất cả các nghiệp xứ còn lại hợp với tất cả tánh tình. Ở nơi đây, đối với các biến xứ quán pháp (Kasina) thứ lớn hợp với si hành giả, và thứ nhỏ hợp với Tầm hành giả.
13) Ðối với các loại tu tập (bhàvanà), chuẩn bị tu tập có thể do tất cả nghiệp xứ pháp chứng được. Trong mười nghiệp xứ pháp, như 8 niệm bắt đầu Phật niệm v.v... Nhứt tưởng và nhứt sai biệt, chỉ chứng được Cận hành tu tập, nhưng không chứng được an chỉ tu tập (vì đối tượng quá thô và cần Tầm tâm sở để quán). Trong các nghiệp xứ pháp còn lại, an chỉ tu tập có thể chứng được. (10 Kasinà + 10 Asubha + 2 Anussati + 4 Appamannà + 4 Aruppà).


I. PÀLI VĂN.

- 14) Tatthàpi dasa kasinàni, ànàpànanca pancakajjhànikàni, dasa asubhà, kàyagatàsati ca pathamajjhànikà, mettàdayo tayo catukkajjhànikà. Upekkhà pancamajjhànikà ti chabbìsati rùpàvacarajjhànikàni kammatthànàni. Cattàro àruppà pana àruppajjhànikàti.
II. VIỆT VĂN.

- 14) Ở nơi đây, 10 Biến Xứ quán pháp và Sổ tức giúp chứng được 5 Thiền, 10 pháp Bất Tịnh và Thân hành niệm giúp chứng được Sơ Thiền. Ba vô lượng tâm đầu như Từ v.v... giúp chứng được bốn Thiền. Xả giúp chứng được Thiền thứ năm. Như vậy 26 Nghiệp xứ giúp chứng Sắc Thiền. Còn Bốn vô sắc giúp chứng Vô sắc Thiền.
III. THÍCH NGHĨA.
- Sở dĩ ba vô lượng tâm đầu không giúp chứng được Thiền thứ năm vì Xả chỉ tìm thấy ở Thiền thứ 5, và bốn Thiền đầu không thể nhờ Xả mà tu chứng được.

I. PÀLI VĂN.

- 15 - 19) Nimittesu pana parikammanimittam, uggahanimittana ca sabbathàpi yathàraham pariyàyena labbhanteva. Patibhàganimittam pana kasinàsubha-kotthàsànàpànesveva labbhati. Tattha hi patibhàganimittamàrabbha upacàrasamàdhi, appanàsamàdhi ca pavattanti. Katham? Àdikammikassa hi pathavìmandalàdisu nimittam ugganhantassa tam àlambanam parikammanimittanti pavuccati. Sà ca bhàvanà parikammabhàvanà nàma.
Yadà pana tannimittam cittena samuggahitam hoti, cakkhunà passantasseva manodvàrassa àpàthamàgatam, tadà tameva àrammanam uggahanimịttam nàma. Sà ca bhàvanà samàdhìyati. Tathà samàhitassa panetassa tato param tasmim uggahanimitte parikammasamàdhinà bhàvanamanuyunjantassa yadà tappatibhàgam vatthudhammavimuccitam pannattisankhàtam bhàvanàmayamàlambanam citte sannisinnam samappitam hoti, Tadà patibhàganimittam samuppannanti pavuccati. Tato patthàya patibandhavippahìnà kàmàvacarasamàdhisankhàtà upacàrabhàvanà nipphannà nàma hoti. Tato param tameva patibhàganimittam upacàrasamàdhinà samàsevantassa rùpàvacara pathamajjhànamappeti. Tato param tameva pathamajjhànam, àvajjanà samàpajjanà adhitthànà; vutthànà paccavekkhanà ceti imàhi pancahi vasìtàhi vasìbhùtam katvà vitakkàdikamolàrikangam pahànàya, vicàràdisukhumanguppattiyà padahato yathàkkamam dutiyajjhànàdayo yathàrahamappenti.
20) Iccevam pathavì kasinàdisu dvàvìsati kammatthànesu patibhàganimittamupalabbhati. Avasesesu pana appamannà sattapannattiyam pavattanti.

II. THÍCH VĂN.

- Àdikammika: Người mới tập. Pariyàyena: Theo phương tiện. Patibhàganimittàrabbha: Dựa trên tợ tướng. Cittena samuggahitam: Ðược tâm chấp nhận. Cakkhunà passantasseva: Giống như được mắt thấy. Bhàvanamanuyunjantassa: Với người đang tu tập. Vatthudhammavimuccitam: Giải thoát khỏi những tỳ vết. Pannatti: Thi thiết, khái niệm, giả danh, giả pháp, Bhàvanàmayamàlambanam: một đối tượng nhờ định sanh. Sannissinnam: Khéo an trú. Samappitam: khéo tập trung. Nipphanna: Ðược tạo ra, làm ra. Samàsevati: Khéo liên hệ, khéo thực hành. À-vajjanà: Sự chuyển hướng. Samàpajjanà: Sự nhập định. Aditthànà: Sự trú định Vutthànà: Sự xuất định. Paccavekkhanà: Sự quán sát. Pancavasità: 5 pháp tự tại. Padahati: Cố gắng, chấp nhận,đối mặt. Sattapannatti. Lấy khái niệm chúng sanh.

III. VIỆT VĂN.

- 15 - 19) Trong ba tướng, chuẩn bị tướng, thủ tướng có thể chứng được trong mọi trường hợp, tùy theo đối tượng. Nhưng tợ tướng chỉ có thể chứng được với các biến xứ quán pháp, bất tịnh pháp, thân phần pháp và sổ tức mà thôi.
Chính nhờ tợ tướng mà cận hành định và an chỉ định được thực hiện như thế nào? Dầu đối tượng nào trong các biến xứ quán pháp như địa biến xứ v.v... mà một người mới tập sự dùng, đối tượng ấy được gọi là chuẩn bị tướng. Sự tu tập ấy được gọi là chuẩn bị tu tập. Khi tướng ấy được tiếp nhận bởi ý và vào trong ý môn, như là được thấy bởi con mắt, tướng ấy được gọi là thủ tướng (uggahanimittam). Sự tu tập ấy được trở thành kháđịnh tĩnh.
Cũng vậy, khi một tợ tướng, nhờ định sanh ra, thoát khỏi các tỳ vết ban sơ, được chấp nhận như một khái niệm; được khéo an trú và tập trung trong tâm trí của một người khéo định tĩnh, người này tu thiền trên thủ tướng nhờ chuẩn bị định, như vậy khi ấy có thể nói rằng tợ tướng đã sanh.
Sau đó, cận hành định, thoát ly khỏi các ràng buộc, thuộc Dục giới khởi lên. Rồi vị tu tập tợ tướng với cận hành định, chứng được sơ thiền của các giới. Bắt đầu từ đây, do đặt Sơ Thiền này dưới sự kiểm soát của mình bằng năm pháp tự tại - chuyển hướng, nhập định, trú định, xuất định, quán sát - vị ấy tinh cần tu tập, do loại bỏ các thô pháp như tầm v.v... và do phát triển các tế pháp như tứ v.v..., chứng được, theo thứ lớp, tùy theo trường hợp, nhị thiền và các thiền kế tiếp.
20) Như vậy, với 22 nghiệp xứ (hay tu pháp) như đất v.v... chứng được tợ tướng. Nhưng trong 18 nghiệp xứ còn lại, các vô lượng tâm dùng khái niệm chúng sanh làm đối tượng tu hành.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Kammatthànà nghiệp xứ, hành xứ hay công án. Danh từ này ở đây dùng theo nghĩa chuyên môn Kamma: hành động, đây chỉ hành thiền, Thàna: là xứ, đây chỉ đối tượng tu hành. Kammatthànà chỉ cho 40 đối tượng tu hành.
Samatha: chỉ, từ ngữ nguyên Sam, làm cho nhiếp phục, an chỉ, do nhiếp phục các triền cái. Với chỉ hay định, các phiền não chỉ được nhiếp phục tạm thời.
Vipassanà: Quán, từ ngữ căn vi + dis, thấy nghĩa là thấy sự vật là vô thường, khổ và vô ngã. Mục đích của quán là thấy sự vật cho đúng với thật tánh để có thể giải thoát.
Carita: Hạnh nghĩa là bẩm tánh của một cá nhân, được phát lộ một cách hồn nhiên, khỏi phải bị lo lắng chút gì. Bẩm tánh con người khác nhau vì hành động mỗi người khác nhau. Có người tánh tham nặng (Ràgacarita), có người tánh sân nặng (dosacarita), có người tánh si nặng (mohacarita) - Vitakkacarita là người tánh hay giao động. Saddhàcarita là người nặng lòng tin, và Buddhacarita là hạng người thông minh. Như vậy có 6 loại tánh, phối hợp lại với nhau có đến 63 tánh, cộng thêm ditthicarita, kiến hành giả, có tất cả là 64 tánh.
Những giai đoạn sơ khởi trong sự tu hành được gọi là Parikammabhàvanà, chuẩn bị tu tập. Từ khi chứng được tợ tướng và tạm nhiếp phục các triền cái đến Gotrabhù (chuyển tánh) trong lộ trình Jhàna Javana (Thiền tốc hành) được gọi là Upacàrabhàvanà hay Cận hành tu tập. Tâm sát-na liền sau chuyển tánh được gọi là Appanà hay An chỉ tâm, vì tầm tâm sở (vitakka), thiền chi thứ nhất an trú mạnh và chắc vào đối tượng.
Lộ trình thiền tâm như sau: Ý môn hướng tâm - chuẩn bị tâm - Cận hành tâm - Thuận thứ tâm - Chuyển tánh tâm - An chỉ tâm - Hữu phần.
Mọi đối tượng tu hành như Kasina (Biến xứ quán pháp), dùng để chuẩn bị tu tập gọi là Parikammanimitta (chuẩn bị tướng). Cùng một đối tượng ấy, khi tâm thấy với hai mắt nhắm gọi là Uggahanimitta (Thủ tướng). Hình ảnh tưởng tượng của đối tượng ấy, thoát khỏi mọi tỳ vết, được gọi là Patibhàganimitta (Tợ tướng), khi được dùng để tu tập cho Cận hành tu tập và An chỉ tu tập.
Kasina: Biến xứ quán pháp, nghĩa là hoàn toàn, đầy đủ, khắp tất cả, sở dĩ gọi vậy vì ánh sáng phát xuất từ tợ tướng chiếu khắp tất cả không có hạn chế.
Sự diễn tiến toàn diện trong sự tu tập Samatha (chỉ) từ khi ban sơ cho đến chứng quả sơ thiền được diễn tả sơ lược như sau:
Người tu hành lựa một đối tượng (Kammatthàna) tùy theo tánh tình của mình, và nếu được, nên hỏi ý kiến vị Thiền sư. Rồi người tu tập hạn chế mọi tư tưởng phiêu lưu và chú tâm vào đối tượng được đặt tên chuyên môn là Parikammanimitta (Chuẩn bị tướng).
Vị này ngó đối tượng với cặp mắt đều đặn và hoàn toàn chú tâm vào đối tượng ấy. Khi người ấy hoàn toàn chú tâm như vậy, một hình ảnh của đối tượng hiện ra, dầu hai mắt vẫn nhắm.Ðây là quả chứng đầu tiên trong diễn tiến tu hành. Hình ảnh này có đủ các tỳ vết của đối tượng và được gọi là Uggahanimitta hay Thủ tướng.
Người tu hành cảm thấy tâm đã an bài, tâm hoan hỷ chú tâm vào thủ tướng. Sau khi vẫn tiếp tục tu hành, các tỳ vết của thủ tướng bị tiêu diệt và trở thành một hình tròn thật sáng suốt. Hình ảnh này được gọi là Patibhàganimitta hay tợ tướng. Ðây cũng là một thành quả quan trọng nữa của vị tu hành. Nhưng điều nên nhớ là Tợ tướng chỉ có thể khởi lên khi tu hành với 22 Kammatthàna hay nghiệp xứ, tức là 10 Kasina (Biến xứ quán pháp), 10 Bất tịnh quán, Kàyagatasati (thân phần niệm) và Ànàpànasati (Sổ tức quán).
Chuẩn bị tướng và Thủ tướng có thể chứng được với tất cả Kammatthàna (nghiệp xứ).
Khi tợ tướng hiện ra, cận hành định trở thành rất mạnh và mọi triền cái được diệt trừ và 5 thiền chi: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm được hiện khởi, sơ thiền chứng được và đạt đến An-chỉ định (Appanà).
Ðến đây, người tu hành thận trọng không muốn chứng các cảnh giới thiền cao hơn, trước khi huấn luyện, cảnh giới thiền mới chứng được cho thuần thục. Có 5 phương pháp huấn luyện cho cảnh giới thiền được thuần thục:

i) người tu hành phải có thể chứng cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là àvajjanàvasì hay chuyển hướng tự tại.
ii) Người tu hành phải có thể nhập thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là Samàpajjanà vasì hay nhập thiền tự tại.
iii) Người tu hành phải có thể an trú cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào, và lâu dài hay ngắn hạn tùy theo ý muốn. Như vậy gọi là Adhitthànà vasì hay an trú tự tại.
iv) Người tu hành phải có thể xuất định bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là Utthàna vasì hay xuất định tự tại.
v) Người tu hành phải có thể quán sát trở lại cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và tại chỗ nào, lâu mau tùy theo ý muốn. Như vậy gọi là Paccavekkhanà vasì hay quán sát tự tại.

Cách làm Pathavikasina (Ðịa biến xứ) như sau. Làm một hình tròn, một gang bốn ngón tay đường kính, trét đất sét màu hồng trời bình minh, ấn xuống cho bằng phẳng. Nếu không có đủ đất sét màu hồng, có thể dùng đất sét khác đặt ở dưới. Vòng tròn ấy được gọi là Kasina mandala hay pari-kammanimitta (Chuẩn bị tướng). Người tu hành đặt hình tròn ấy cách xa mình khoảng 2 1/2 cubits (18 đến 22 inches - 1 inch = 2,54 phân), rồi chú tâm vào đối tượng ấy, vừa nói thầm Pathavi v.v... Sau một thời gian tu tập, người tu hành có thể nhắm mắt nhưng vẫn thấy đối tượng. Ðối tượng ấy được gọi là Uggahanimitta hay thủ tướng. Rồi vị ấy chú tâmđến thủ tướng cho đến khi chứng được tợ tướng, không còn những tỳ vết cũ. Tướng ấy được gọi là Patibhàganimitta hay Tợ tướng. Khi người tu hành luôn luôn chú tâm trên tợ tướng, vị ấy chứng được cận hành định. Ðến đây 5 triền cái được nhiếp phục và cuối cùng chứng được An chỉ định.
Ðối với thủy biến xứ (àpokasina), có thể dùng một chậu đầy nước không có màu, tốt hơn là nước mưa và chuyên chú trên đối tượng ấy và nói thầm "àpo, àpo", cho đến khi chứng được nhất tâm. Muốn làm Hỏa biến xứ (tejokasina) thời đốt lửa lên rồi ngồi nhìn đống lửa ấy ngang qua một lỗ tròn, trên một tấm thảm, một miếng da hay một miếng vải khoảng một gang bốn ngón đường kính và nói thầm "tejo, tejo". Muốn tu Phong biến xứ (vàyokasina), chú tâm vào gió thổi ngang qua khung cửa sổ hay một lỗ trong vách và nói thầm "vàyo, vàyo". Muốn làm sắc biến xứ (Rùpakasina), người ta dùng hình tròn theo đúng kích tấc rồi bôi màu xanh, vàng, đỏ hay trắng, và chú tâm vào màu ấy và thầm đọc tên màu mình đang dùng để tu hành. Người ta dùng các bông hoa có màu xanh, vàng, đỏ để tu tập. Quang biến xứ (àlokakasina) có thể dùng mặt trăng hay ánh sáng đèn không rung động hay trên vòng sáng chiếu trên tường do mặt trăng hay mặt trời chiếu vào ngang qua lỗ vách v.v..., và vừa nói thầm "àloka v.v..." Àkàsakasina, không biến xứ có thể dùng một lỗ hổng, một gang tay và 4 ngón tay đường kính, trong một ngôi nhà đóng kín, hay một miếng da hay bức tường v.v... và nói thầm "akàsa, akàsa".
Ànàpànasati (Sổ tức) là tĩnh niệm trên hơi thở, một phương pháp tu hành hiện rất phổ thông. Àna nghĩa là thở vào, apàna nghĩa là thở ra, có thể hiểu trái ngược. Sau đây là một vài chỉ dẫn sơ lược về pháp môn này.
Sau khi lựa một thế ngồi thích hợp, thở ra rồi ngậm miệng. Xong thở vào thong thả nhẹ nhàng ngang qua lỗ mũi rồi đếm một. Rồi thở ra và đếm hai, chú tâm theo hơi thở ra vào. Như vậy đếm cho đến 10, luôn luôn chú tâm vào hơi thở. Ban đầu rất dễ tán loạn tâm nên quên đếm thường xảy ra. Không có gì đáng ngại điều đó, chịu khó đếm lại và hết sức chú tâm vào hơi thở. Dần dần con số có thể tăng thêm, nhiều lần 10 số. Sau có thể không cần đếm khi đã thuần thục. Có người thích đếm, có người không, tùy theo căn cơ. Ðiểm cần là chú tâm, chớ không phải đếm. Sau khi tu pháp môn này, thâm tâm cảm thấy nhẹ nhàng và an tịnh, như bay nổi trên hư không. Phương pháp này có thể khiến con người nhận chân được tánh vô thường của sự vật, vì thấy thân thể tùy thuộc vào hơi thở. Hơi thở ngưng thì thân chết.

I. PÀLI VĂN.

- 21) Àkàsavajjitakasinesu pana yam kinci kasinamugghàtetvà laddhamàkàsam anantavasena parikammam karontassa pathamàruppamappeti. Tameva pathamàruppavinnànam anantavasena parikammam karontassa dutiyàruppamappeti. Tameva pathamàruppavinnànabhàvam pana natthi kinci ti parikammam karontassa tatiyàruppamappeti. Tatiyàruppam santametam panìtametanti parikammam karontassa catutthà-ruppamappeti.
22) Avasesesu ca dasasu kammatthànesu buddhagunàdi-kamàlambanamàrabbha parikammam katvà tasmim nimutte sàdhukamuggahite tatth’eva parikammam ca samàdhiyati, upacàro ca sampajjati.

II. THÍCH VĂN.

- Ugghàteti: mở ra, loại trừ. Bhàva: sự hiện hữu. Buddhagunà: các đức tánh của Ðức Phật. Sàdhukamuggahite: khéo nắm giữ.
III. PÀLI VĂN.

- 21) Nay, đối với vị tu định lấy hư không làm đối tượng, loại trừ tất cả biến xứ pháp chỉ trừ hư không biến xứ pháp và suy nghĩ "hư không là vô biên", thời sơ thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu định lấy sơ thiền vô sắc giới làm đối tượng, suy nghĩ "Thức là vô biên", thời đệ nhị thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu định lấy sự không có của sơ thiền vô sắc giới làm đối tượng, và suy nghĩ "không có vật gì tất cả", đệ tam thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu hành, lấy đệ tam thiền vô sắc giới làm đối tượng và suy nghĩ "tâm này an tịnh, tâm này cao thượng", đệ tứ thiền vô sắc giới khởi lên.
22) Trong 10 nghiệp xứ (đối tượng tu hành) còn lại, khi sự chuẩn bị tu tập hướng đến các đối tượng như các đức tánh của Ðức Phật v.v... và khi tướng ấy được nắm giữ chặt chẽ, khi ấy vị tu hành được định tĩnh, và cận hành định được thành tựu.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Brahmavihàra: hay 4 vô lượng tâm, Từ, Bi, Hỷ, Xả. Brahma: Phạm, chỉ những vị trí cao thượng. Vihàra: Trú, phương pháp, lối sống. Cũng dùng danh từ Appamannà hay vô lượng tâm. Sở dĩ gọi vậy vì tâm này mở rộng cho tất cả chúng sanh.
i) Mettà, (sanskrit: Maitri): Từ, được định nghĩa làm cho lòng mềm lại. Ðây không phải ái tình xác thịt hay tình thương riêng biệt. Kẻ thù trực tiếp của Từ là sân hận (kodha), kẻ thù gián tiếp là pema (ái tình). Từ bao trùm tất cả chúng sanh, không trừ một ai. Tột đỉnh của Từ là sự thể nhập cá thể với toàn thể chúng sanh, tha thiết muốn tất cả chúng sanh được hạnh phúc. Thái độ thương tưởng là cử chỉ chính của Từ.
ii) Karunà: Bi, được định nghĩa như cái gì làm cho tâm rung động khi thấy người khác đau khổ hay khiến làm cho người khác đỡ đau khổ. Ðặc tướng chính là lòng ao ước muốn các người khác hết đau khổ. Kẻ thù trực tiếp của Bi là lòng độc ác (hinsà) và kẻ thù gián tiếp là ưu (domanassa). Bị bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ và diệt trừ độc ác.
iii) Mudità: Hỷ. Ðây không phải cảm tình suông mà cả một niềm hoan hỷ khi thấy người khác thành công hay phú quý. Kẻ thù trực tiếp là ganh ghét và kẻ thù gián tiếp là Pahàsa (hỷ tiếu). Ðặc tướng của Hỷ là sự vui vẻ khi thấy người khác được giàu sang và thành công. Hỷ bao trùm các chúng sanh được giàu sang. Hỷ trừ diệt arati (không hoan hỷ) và là thái độ tán thưởng của con người.
iv) Upekkhà (Xả) là xem một cách vô tư, không thích không ghét. Không phải là thản nhiên, nhưng chính là tâm trí thăng bằng, thái độ thăng bằng giữa những thành công thất bại của đời, giữa khen chê, khổ lạc, đắc thất, có danh không danh. Kẻ thù trực tiếp là ràga (tham) và kẻ thù gián tiếp là lòng sắt đá, tàn nhẫn. Xả diệt trừ chấp thủ và ghét bỏ. Thái độ vô tư là đặc tướng của Xả. Xả không phải là cảm giác trung lập mà chính là một đức tánh tốt đẹp. 10 Nghiệp xứ chỉ cho 8 niệm + 1 sanna + 1 vavatthana. Với 10 nghiệp xứ này, không chứng được An chỉ định.

I. PÀLI VĂN.

- 23 - 24) Abhinnàvasena pavattamànam pana rùpàvacarapancamajjhànam abhinnàpàdakapancamajjhànà vutthahitvà adhittheyyàdikamàvajjetvà parikammam karontassa rùpàdisu àlambanesu yathàrahamppeti.
Abhinnà ca nàma
Iddhividham dibbasotam paracittavijànanà,
Pubbenivàsànussati dibbacakkhù ti pancadhà.

II. THÍCH VĂN.

- Abhinnà pàdakapancamajjhànà: Thần thông cơ sở đệ ngũ thiền. Adhittheyyàdikamàvajjetvà: Sau khi hướng tâm về sự phát nguyện v.v... Iddhividham: Thần túc thông. Dibbasotam: Thiên nhĩ. Paracittavijànanà: Tha tâm thông. Pubbenivàsànussati: Túc mạng thông. Dibbacakkhù: Thiên nhãn thông.
III. VIỆT VĂN.

- 23 - 24) Thoát ra khỏi thiền thứ năm (dùng làm) cơ sở cho thắng trí, và hướng tâm về sự phát nguyện v.v... khi người tu hành tu tập thiền định với các sắc pháp v.v..., thiền thứ năm ở sắc giới sẽ khởi lên, tùy theo trường hợp, khiến cho các thắng trí được biểu hiện.
Năm pháp thắng trí là: Thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Tới đây, người tu hành có thể chứng các thắng trí hay thần thông. Sau khi dùng một đối tượng nào cũng được để chứng thiền thứ năm, vị này khởi lên từ thiền này, làm mọi sự phát nguyện cần thiết để chứng một thắng trí đặc biệt nào, chứng được thiền trên đối tượng ấy rồi thực hành thắng trí (thần thông). Ở đây, loại thiền mà người tu hành chứng được trước khi phát nguyện được gọi là Pàdaka pancama jhàna, hay thiền thứ năm làm cơ sở cho các thắng trí; và thiền khi làm các thần thông được gọi là Abhìnnà jhàna (Thắng trí thiền). Muốn làm thần thông gì, người tu hành từ Pàdakapancamajhàna khởi lên, làm các phát nguyện cần thiết và chứng được thắng trí thiền. Thần túc thông tức là bay trên hư không, đi trên nước, độn thổ, tạo ra hình tượng v.v... Thiên nhĩ thông: nghe được tiếng ở xa, nghe được tiếng muông thú. Tha tâm thông tức là biết được tâm trí của người khác. Túc mạng thông là nhớ được những kiếp trước của mình và của người khác. Thiên nhãn thông, thấy được những cảnh vật mà mắt phàm không thể thấy được. Cutùpapàtanàna: Sanh diệt trí cũng giống như thiên nhãn thông. Anàgatamsanàna: Biết về tương lai Yathàkammùpaganàna: Tùy nghiệp thú trí. Hai loại trí nàyđồng loại với thiên nhãn thông. 5 loại trí này thuộc thế gian trí. Àsavakkhayanàna: Lậu tận trí thuộc xuất thế gian.
PHẦN HAI - VIPASSANÀ KAMMATTHÀNA:
Nghiệp xứ của tu quán hay những đối tượng tu hành của tu quán.

I. PÀLI VĂN.

- 25 - 29) Vipassanàkammatthàne pana sìlavisuddhi, cittavisuddhi, ditthivisuddhi, kankhàvitaranavisuddhi, maggàmagganànadassanavisuddhi, patipadànànadassanavisuddhi, nànadassanavisuddhi ceti sattavidhena visuddhisangaho. Aniccalakkhanam, dukkhalakkhanam, anattalakkhananceti tìni lakkhanàni. Aniccànupassanà, dukkhànupassanà, anattànupassanà ceti tisso anupassànà, dukkhànupassanà. anattànupassanà ceti tisso anupassànà. Sammassananànam, udayabbayanànambhanganànam, bhayanànam, àdìnavanànam, muncitukammyatà nànam, patisankhànànam, sankhàrupekkhà nànam, anulomanànanceti dasa vipassanà nànàni. Sunnato vimokkho, animitto vimokkho appanihito vimokkho ceti tayo vimokkhà. Sunnatànupassanà, animittànupassanà, appanihitànupassanà ceti tìni vimokkhamukkhàni ca veditabbàni.
II. THÍCH VĂN.

- Kankhàvitaranavisuddhi: Ðoạn nghi thanh tịnh. Maggàmagganànavisuddhi: Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Patipadànàna dassanavisuddhi: Hành đạo tri kiến thanh tịnh. Aniccànupassanà: Vô thường tùy quán. Sammasananànam: Tư duy trí. Udayabbayanànam: Sanh diệt trí. Bhanganànam: Hoại trí. Bhayanànam: Bố úy trí. Àdìnavanànam: Quá hoạn trí. Nibbidànànam. Yếm ly trí. Muncitukammyatà nànam: Dục thoát trí. Patisankhànànam: Giản trạch trí. Sankhàrupekkhà nànam: Hành xả trí. Anulomanànam: Thuận thứ trí. Sunnato vimokkho: Không tánh giải thoát. Appanihitavimokkha: Vô nguyện giải thoát. Vimokkhamukha: Giải thoát môn.
III. VIỆT VĂN.

- 25 - 29) Trong các nghiệp xứ để tu quán, có bảy thanh tịnh pháp: Giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, hànhđạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh. Có ba tướng: Vô thường tướng, Khổ tướng và Vô ngã tướng. Có ba tùy quán: Vô thường túy quán, Khổ tùy quán, Vô ngã tùy quán. Có 10 loại: Tư duy trí, Sanh diệt trí, Hoại trí, Bố úy trí, Quá hoạn trí, Yếm ly trí, Thoát dục trí, Giản trạch trí, Hành xả trí, Thuận thứ trí. Có ba pháp giải thoát. Không tánh giải thoát, Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát. Có ba giải thoát môn: Không tánh tùy quán, Vô tướng tùy quán, Vô nguyện tùy quán.
IV. - THÍCH NGHĨA.
- Vipassanà: Quán là giai đoạn thứ ba và cuối cùng trên con đường đi đến thành quả. Mục đích chính của quán là thấy sự việc như thật. Sammasananànam: Tư duy trí là suy tư các uẩn do nhiều phần tử họp thành. Sanh diệt trí: Suy tư một giai đoạn khởi lên trong khi một giaiđoạn khác diệt xuống. Hoại trí: Suy nghĩ mọi vật hướng đến chỗ băng hoại. Bố úy trí: Thế giới như đáng sợ hãi. Quá hoạn trí: Thế giới đầy những hoạn nạn, nguy hiểm. Yếm ly trí: Ở đời, rất nhiều sự vật đáng yếm ly. Dục thoát trí: Thế giới cần phải thoát ly. Giản trạch trí: Lấy trí phân tích sự vật để giải thoát. Hành xả trí: Thái độ hỷ xả đối với sự vật hữu vi, không tham, không sân. Thuận thứ trí: Nhờ thực hành và chứng được 9 trí trên, nên có trí này. Sở dĩ gọi là thuận thứ vì trí này tùy thuận với 37 trợ đạo phẩm và hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Không tánh giải thoát: Nhờ quán vô ngã nên được giải thoát. Vô tướng giải thoát: Nhờ quán vô thường nên không chấp tướng thường còn. Vô nguyện giải thoát: Nhờ quán khổ, nên không có muốn tham đắm chút gì.

I. PÀLI VĂN.

- 30) Pàtimokkhasamvarasìlam, indriyasamvarasìlam àjìvapàrisuddhisilàm, paccayasannissitasìlanceti catupàrisuddhi sìlam, sìlavisuddhi nàma.
31) Upacàrasamàdhi appanàsamàdhi ceti duvidho pi samàdhi cittavisuddhi nàma.
32) Lakkhana-rasa-paccupatthàna-padatthàna vasena nàma-rùpapariggaho ditthivisuddhi nàma.
33) Tesameva ca nàmarùpànam paccaya-pariggaho kankhàvitarana-visuddhi nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Pàtimokkhasamvarasìlam: Biệt giải thoát luật nghi giới. Indriyasamvarasìlam: Căn luật nghi giới. Àjìvapàrisuddhisilam: Mạng thanh tịnh giới. Paccayasannissitasilam: Tư cụ y chỉ giới. Rasa: Vị, tác dụng. Paccupatthàna: Hiện khởi, hiện trạng. Padatthàna: Trực tiếp nhân. Pariggaho: Chấp trì, nhiếp thọ, nắm giữ đầy đủ. Paccaya: Duyên, trợ duyên.
III. VIỆT VĂN.

- 30) Giới thanh tịnh gồm có bốn loại thanh tịnh về giới luật: Biệt giải thoát luật nghi giới, căn luật nghi giới, mạng thanh tịnh luật nghi giới, Tư cụ y chỉ giới.
31) Tâm thanh tịnh gồm có hai loại định: Cận hành định và An chỉ định.
32) Kiến thanh tịnh nghĩa là sự thấu hiểu trọn vẹn các tướng, tác dụng, sự hiện khởi và trực tiếp nhân của sắc pháp và tâm pháp.
33) Ðoạn nghi thanh tịnh nghĩa là sự thấu hiểu trọn vẹn các trợ nhân của những sắc pháp và tâm pháp ấy.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Pàtimokkhasamvara silàm, Pàtimokkha nghĩa là cái gì giúp cho người tuân theo khỏi bị sa vào các ác thú. Pà có nghĩa là lời dạy của đức Phật. Atipamokkha: nghĩa là hết sức quan hệ. Pàtimokkha có nghĩa là lời dạy căn bản. Vì giới này gìn giữ không làm các hành động bất thiện nên gọi là Samvara (Hộ trì). Sìla đấy có nghĩa là chánh trì (Samàdhàna), làm cho thăng bằng, định tĩnh. Cũng có nghĩa là Upadhàrana, chống đỡ, giúp đỡ. Sở dĩ gọi vậy vì giới có khả năng điều hòa các ý nghĩ, lời nói, việc làm và hoạt động như một sự giúp đỡ hộ trì cho các giới khác.
Indriyasamvarasìla nói đến sự nhiếp phục các căn. Mạng thanh tịnh giới nói đến đời sống của vị Tỳ Kheo, nuôi sống bằng những hành vi chân chánh. Ðoạn nghi thanh tịnh là sự đoạn trừ các nghi hoặc về vấn đề nhân quả, quá khứ, hiện tại và vị lai. Sở dĩ gọi là thanh tịnh vì đoạn trừ các tà kiến như tự nhiên sanh, vô nhân sanh v.v... Ðể chứng được sự thanh tịnh này, người tu hành suy tư đến những nguyên nhân tạo ra sắc pháp và tâm pháp hiện tại và những nguyên nhân bảo trì chúng trong hiện tại, vị ấy hiểu rằng khi thọ sanh, tâm và sắc pháp hiện tại tùy thuộc vào vô minh, ái, thủ và nghiệp quá khứ, trong khi đang sống, sắc pháp tùy thuộc vào nghiệp, tâm, thời tiết và đoàn thực, còn tâm pháp thời tùy thuộc các căn và các trần tương đương. Nhờ vậy người tu hành hiểu nguyên nhân thứ hai trong 4 Ðế và trừ được Nghi.

I. PÀLI VĂN.

- 34) Tato param pana tathàpariggahitesu sappaccayesu te bhùmakasankhàresu atìtàdibhedabhinnesu khandhàdinayamàrabbha kalàpavasena sankhipitvà, aniccam khayatthena, dukkham bhayatthena, anattà asàrakatthenà ti addhànavasena, santativasena, khanavasena và sammasananànena lakkhanattayam sammasantassa, tesveva paccayavasena khanavasena ca udayabbayanànena udayabbayam samanupassantassa ca.
Obhàso pìti passaddhi adhimokkho ca paggaho sukham nànamupatthànamupekkhà ca nikanti ceti.
Obhàsàdivipassanupakkilesa paribandhapariggahavasena maggàmaggalakkhana-Vavatthànam maggàmagganànadassanavisuddhi nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Tebhùmakasankhàresu: Trong các pháp hữu vi thuộc ba giới. Atìtabhedabhinna: Chỉ chia theo thời gian như quá khứ v.v... Sappaccayesu: Khởi lên do nhân duyên. Khandhàdinayamàrabbha: Dựa theo phương thức uẩn v.v... Sankhipitvà: Sau khi tóm tắt, làm ngắn lại. Kalàpa: Tu tập, Asàraka: Vô kiên thực. Sammasati: Nắm giữ, xúc chạm, thâm hiểu, tu thiền, tu tập. Paggaha: Tinh cần. Upatthàna: Cận trú, niệm trú. Nikanti: Dục cầu, hân cầu. Pariggaha: Chấp trì, chấp trước. Upakkilesa: Tùy phiền não. Vavatthàna: Xác định, quyết định.

III. VIỆT VĂN.

- 34) Rồi người tu hành suy tư thiền tưởng trên các tâm pháp và sắc pháp - những pháp này đã được nắm giữ thâm hiểu với các nhân duyên theo cách thức đã nói đến trước, gồm các pháp hữu vi ở ba giới, thuộc về quá khứ v.v... tùy theo sự phân loại theo uẩn v.v... Người tu hành quán các pháp là vô thường vì luôn luôn thay đổi, là đau khổ vì đáng sợ hãi, là vô ngã vì không có kiên thực. Rồi vị ấy quán ba đặc tánh của các pháp, về phương diện thời gian, liên tục và sát na. Ðối với vị quán sự sanh diệt của các pháp với sanh diệt trí, hào quang, hỷ, khinh an, thắng giải, tinh cần, lạc, trí, niệm trú, xả và sự thích thú (đối với trạng thái ấy) sẽ khởi lên. Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nghĩa là sự xác định của các đặc tánh đạo phi đạo nhờ sự thâm hiểu các hiện tượng như hào quang v.v... là những sự trói buộc tùy phiền não cho tu quán.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh: Ðây là pháp thanh tịnh thứ năm. Người tu hành sau khi trừ nghi hoặc, lại tu quán để hiểu cho thấu đáo vô thường, khổ và vô ngã. Vị này hiểu đời sống luôn luôn trôi chảy, không bao giờ dừng nghỉ, hạnh phúc chỉ tạm bợ và đưa đến thất vọng hoặc khổ đau. Cái gì vô thường là đau khổ, và đã là đau khổ, thời không có cái gì là thực ngã. Sự sinh diệt các pháp trở thành quá rõ ràng. Khi người tu hành chú tâm quán tưởng, một hào quang tự thân mình phát ra do sự tu chứng của mình. Vị ấy cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an. Vị tu hành trở thành tinh cần và hỷ xả. Lòng tin tưởng tôn giáo mãnh liệt hơn (thắng giải), niệm (sati) vững mạnh hơn và trí trở thành thuần thục. Hiểu lầm tưởng rằng mình đã chứng Thánh quả, vì có được hào quang, người tu hành tha thiết mong cầu (nikanti) trạng thái ấy. Nhưng rồi, vị này hiểu được, ước vọng ấy chính là tùy phiền não (upakkilesa) ngăn cản quả chứng và thật sự mình chưa chứng Thánh quả. Do đó, vị tu hành cố gắng phân biệt giữa chánh đạo và tà đạo (maggàmagga). Sở dĩ gọi là thanh tịnh, vì làm cho rõ ràng thế nào là chánh đạo. Vị ấy hiểu đây là chánh đạo, kia là tà đạo.

I. PÀLI VĂN.

- 35) Tathà paribandhavimuttassa passa tassà udayabbayanànato patthàya yàvànulomà tilakkhanam vipassanàparamparàya patipajjantassa nava vipassanà-nànàni patipadànanadassanavisuddhi.
36) Tassevam patipajjantassa pana vipassanà paripàkamàgamma idàni appanà uppajjissatìti bhavangam vocchijjitvà-uppanna-manodvàràvàvajjanànantaram dve tìni vipassanacittàni yam kinci aniccàdilakkhanamàrabbha parikammopacàrànulomanàmena pavattanti. Yà sikhàppattà sà sànulomà sankhàrupekkhà vutthànagaminì vipassanà ti pavuccati. Tato param gotrabhùcittam nibbànamàlambitvà putthujjanagottamabhibhavantam ariyagottamabhisambhontanca pavattati.
Tassànantarameva ca maggo dukkhasaccam parijànanto samudayasaccam pajahanto nirodhasaccam sacchikaronto, maggasaccam bhàvanàsena appanàvìthimotarati. Tato param dve tìni phalacittàni pavattitvà nirujjhanti. Tato param bhavangapàto hoti. Puna bhavangam vocchinditvà paccavekkhanànànàni pavattanti.
Maggam phalanca nibbànam paccavekkhati pandito
Hìne kilese sese ca paccavekkhati và na và
Chabbisuddhikkamenevam bhàvetabbo catubbidho,
Nànadassanavisuddhi nàma maggo pavuccati.

II. THÍCH VĂN.

- Udayabbayanànato patthàya yàvànulomà: Bắt đầu từ sanh diệt trí đến thuận thứ trí. Paramparà: Truyền thừa, triển chuyển. Patipajjati: Bước vào một con đường, tuân theo một phương pháp. Paripàka: Thành thục. Ðạt đến tột đỉnh. Vocchijjitvà: Sau khi phân đoạn, gián đoạn. Sikhàppattà: Vutthànugàminì vipassanà: Xuất khởi chi quán. Abhibhavati: Chinh phục, chiến thắng. Abhisambhonta: Sự chứng đạt, thành tựu. Otarati: Ði xuống.
III. VIỆT VĂN.

- 35) Sau khi đã thoát ly các chướng ngại đã nói đến trước, người tu hành quán ba pháp ấn, và chứng được 9 quán trí pháp, bắt đầu từ sinh diệt trí đến thuận thứ trí. Như vậy gọi là Hành đạo tri kiến thanh tịnh.
36) Sau khi đã tu quán như vậy, do sự thành thục của pháp tu quán, người tu hành nghĩ: "Nay an chỉ định sẽ khởi". Rồi hữu phần dừng lại, ý môn hướng tâm khởi lên, tiếp theo là hai hay ba quán tâm, những quán tâm này lấy các pháp ấn như vô thường v.v... làmđối tượng. Chúng được gọi là chuẩn bị, cận hành và thuận thứ tâm.
Xả trí ấy đối với các pháp hữu vi cùng với thuận thứ trí khi đã thuần thục cũng được gọi là xuất khởi chí quán.
Sau đó chuyển tánh tâm, lấy Niết Bàn làm đối tượng khởi lên, vượt lên trên phàm phu tánh và đạt đến Hiền thánh tánh.
Tiếp liền theo tâm ấy là (Dự lưu), Ðạo, biết được Khổ đế, trừ được Tập đế, chứng được Diệt đế, tu được Ðạo đế, bước vào lộ trình của An chỉ tâm.
Tiếp theo là hai hay ba quả tâm khởi lên rồi diệt vào trong Hữu phần. Rồi Hữu phần dừng lại và quán sát trí khởi lên.
Kẻ trí quán sát Ðạo, quả và Niết Bàn.
Có thể quán sát hay không quán sát các phiền não đã được diệt trừ và các phiền não khác.
Như vậy con đường Bốn ngành cần phải được tu tập tuần tự bởi sáu pháp thanh tịnh.
Con đường ấy được gọi là Tri kiến thanh tịnh.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Hành đạo tri kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ sáu. Ðây là danh từ áp dụng chung cho 9 loại trí, bắt đầu từ sanh diệt trí cho đến thuận thứ trí. Thuận thứ trí này khởi lên liền trước Chuyển tánh tâm.
Vutthànugàminìvipassanà: Xuất khởi quán là danh từ dùng chung cho Sankhàrupekkhànàna (Hành xả trí) và Anulomanàna (Thuận thứ trí). Sở dĩ gọi vậy vì pháp quán này khiến con người thoát khỏi các ác thú và khỏi các đặc tánh của pháp hữu vi.
Gotrabhù: Chuyển tánh nghĩa là trừ được phàm phu tánh. Ðối tượng của tâm này và Niết Bàn, nhưng sự chứng ngộ Niết Bàn do diệt trừ các phiền não thiệt sự bắt đầu từ Ðạo tâm sát na tiếp liền theo đó. Sát na tâm đặc biệt này ở ba Thánh quả cao hơn được gọi là Vodàna (Thanh tịnh) vì người tu hành nay đã trở thành bậc Thánh. Dự lưu đạo tâm khởi lên sau chuyển tánh tâm chính ở đạo tâm này, người tu hành hiểu Khổ đế, trừ Tập đế, thực sự chứng Diệt đế lần đầu tiên trong đời mình.
Bát Chánh đạo được thành tựu toàn diện ở giai đoạn này. Tâm sát na này được gọi là Dự Lưu Ðạo (Sotàpatti-magga). Sota là lưu, giòng hiền thánh. Àpatti: là vào lần đầu tiên. Sở dĩ gọi là Magga, vì khi tâm này khởi lên, các phiền não được diệt trừ. Ðạo tâm (Maggacitta) chỉ khởi lên một lần trong một đời người, rồi được tiếp theo bởi 2 hay 3 quả tâm, trước khi rơi vào Hữu phần (Bhavanga). Ðó là lý do tại sao Dhamma (Pháp) được gọi là Akàliko nghĩa là hữu hiệu tức khắc.
Paccavekkhananàna: Quán sát trí. Theo lệ thường, sau mỗi giai đoạn của 4 Thánh quả, người tu hành quán sát Ðạo và Quả vừa mới chứng được, quán sát Niết Bàn vừa mới chứng được, quán sát các phiền não vừa mới đoạn diệt được, và trong trường hợp ba Thánh quả đầu, quán sát các phiền não sẽ phải đoạn diệt. Một vị A La Hán đã đoạn trừ tất cả phiền não biết rằng mình đã giải thoát. Có tất cả 19 loại quán sát trí như vậy, 15 thuộc về ba Thánh quả trên, 4 thuộc về Thánh quả cuối cùng. Câu Pàli "n’àparam itthatthàya": Không còn trạng thái như vậy nữa, tức chỉ cho sự diễn tiến quán sát này.
Nànadassanavisuddhi: Tri kiến thanh tịnh chỉ cho quán trí, một trạng thái tâm lý giác ngộ được tìm thấy ở Ðạo tâm. Ở dĩ gọi là thanh tịnh, vì thoát khỏi mọi ô nhiễm và phiền não, vì đã chứng được 4 Thánh quả.
I. PÀLI VĂN.

- 37 - 38) Tattha anattànupassanà attàbhinivesam muncantì sunnatànupassanà nàma vimokkhamukham hoti. Aniccànupassanà vipallàsanimittam muncantì, animittànupassanà nàma vimokkhamukhạm, dukkhànupassanà tanhàpanidhim muncantì appanihitànupassanà nàma vimokkhamukham hoti. Tasmà yadi vutthànagàminì vipassanà anattato vipassati, sunnato vimokkho nàma hoti maggo. Yadi aniccato vipassati, animitto vimokkho nàma. Yadi dukkhato vipassati,appanihito vimokkho nàmà ti ca maggo vipassanàgamanavasena tìni nàmàni labhati. Tathà phalanca maggàgàmanabhàvanàvasena maggavìthiyam. Phalasamàpattivìthiyam pana yathàvuttanayena vipassantànam yathàsakam phalamup-pajjamànampi vipassanàgamanavasena va sunnatàdivimokkhoti ca vuccati. Àlambanavasena pana sarasavasena ca nàmattayam sabbatha sabbesam pi samameva.
II. THÍCH VĂN.

- Attàbhinivesam: Sự chấp thủ tự ngã. Vipallàsa nimittam: Ðiên đảo tướng. Panidhi: Thèm muốn, ao ước. Vipassanàgamanavasena: Tùy theo quán hành. Maggàgamanabhàvanàvasena: Tùy thuộc sự tu tập theo đạo hành nào. Phalasamàpatti: Quả định, đắc quả. Yathàvuttanayena: Theo như cách thức đã nói đến trước. Yathàsakam: Mỗi cái tự mình. Sarasavasena: Tùy theo tác dụng. Samam: Giống nhau.
III. VIỆT VĂN.

-37-38) Ở nơi đây, Vô ngã tùy quán, diệt trừ được chấp thủ tự ngã trở thành một giải thoát môn gọi là Chơn không tùy quán. Vô thường tùy quán diệt trừ được các điên đảo tướng trở thành một giải thoát môn gọi là Vô tướng tùy quán. Khổ tùy quán, diệt trừđược tham ái trở thành một giải thoát môn, gọi là Vô nguyện tùy quán. Do vậy, nếu với Xuất khởi chí quán, người tu hành quán vô ngã, Chánh Ðạo ấy được gọi là chơn không giải thoát. Nếu Quán vô thường, thời được gọi là Vô tướng giải thoát. Nếu quán khổ, thời được gọi là Vô nguyện giải thoát. Như vậy chánh Ðạo được ba tên tùy theo quán hạnh. Cũng vậy chánh Quả khởi lên trong Ðạo lộ trình được ba tên này, tùy thuộc sự tu hành theo Ðạo hành nào.
Tuy vậy, trong lộ trình chứng quả, đối với vị nào tu quán theo như cách thức đã nói đến trước, các quả chứng khởi lên tùy theo các chánh Ðạo, chỉ được gọi là Chơn không giải thoát v.v... tùy theo sự quán hành. Nhưng đối với đối tượng và tác dụng, cả ba tên đều được áp dụng giống nhau cho tất cả (Ðạo và Quả), trong mọi trường hợp.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Attàbhinivesa: Chấp thủ tự ngã, như chấp có người hành động, có người gặt kết quả, đây là linh hồn, tự ngã của tôi.
Vipallàsanimittam: Ðiên đảo tướng. Có ba điên đảo tướng: Sannàvipallàsa: Tưởng điên đảo, Cittavipallàsa: Tâm điên đảo. Ditthivipallàsa: Kiến điên đảo. Ba điên đảo này được trừ diệt nhờ quán vô thường.
Tanhàpanidhi: Những tham ái như cái này của tôi, đây là hạnh phúc v.v...

I. PÀLI VĂN.

- 39 - 42) Ettha pana sotàpattimaggam bhàvetvà ditthivicikicchàpahànena pahìnàpàyagamano sattakkhattuparamo sotàpanno nàma hoti. Sakadàgàmimaggam bhàvetvà ràgadosa-mohànam tanuttà sakadàgàmì nàma hoti, sakideva imam lokam àgantà. Anàgàmimaggam bhàvetvà kàmaràgavyàpàdànam anavasesappahànena anàgamì nàma hoti, anàgantàithattam. Arahattamaggam bhàvetvà anavasesakilesappahànena arahà nàma hoti, khìnàsavo loke aggadakkhineyyo.
II. THÍCH VĂN.

- Pahìnàpàyagamano: Khỏi phải rơi vào ác thú. Sattakkhattuparamo: Nhiều nhất là bảy lần. Tanuttà: Làm cho giảm bớt. Aggadakkhineyyo: Ðáng được tối thượng cúng dường. Khìnàsavo: Các lậu hoặc diệt tận.
III. VIỆT VĂN.

- 39 - 42) Ở nơi đây, tu tập Dự lưu đạo, trừ diệt tà kiến và nghi, khỏi rơi vào ác thú, trở thành bậc Dự Lưu phải sanh vào đời này nhiều nhất là bảy lần, Tu tập Nhứt lai Ðạo, làm giảm bớt tham, sân, si, người tu hành trở thành vị Nhứt Lai, chỉ sanh vào đời này một lần nữa thôi. Tu tập Bất lai Ðạo, diệt trừ hoàn toàn tham dục và sân, người tu hành trở thành vị Bất Lai, không còn trở lại đời này nữa. Tu tập A La Hán Ðạo, diệt trừ hoàn toàn mọi phiền não, người tu hành trở thành bậc A La Hán, tận diệt các lậu hoặc, đáng được tối thượng cúng dường ở đời.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Sotàpanno: Vị đã nhập lưu dẫn đến Niết Bàn đầu tiên. Có ba hạng Dự Lưu:

i) Những hạng sẽ phải sanh, nhiều nhất bảy lần trong thiên giới hay nhân giới. Trước khi tái sanh lần thứ 8, những vị này chứng được A La Hán quả.
ii) Những hạng tái sanh vào các gia đình quý tộc, hai hay ba lần trước khi chứng quả A La Hán (Kolamkola: Gia gia).
iii) Những hạng chỉ phải tái sanh một lần, trước khi chứng quả A La Hán. (Ekabìja: Nhứt chủng).

Một vị Dự lưu tin tưởng Tam Bảo rất mãnh liệt, không bao giờ vi phạm 5 giới hay phạm 5 nghịch tội. Khỏi rơi vào ác thú, các vị này thế nào cũng được giác ngộ.
Sakadàgàmi: Nhứt lai, những vị chỉ tái sanh làm người một lần nữa. Sau khi chứng quả Nhất Lai ở đời này, các vị này có thể tái sanh ở Thiên giới hay chứng quả A La Hán trong khi sống ở nhân giới. Có 5 hạng Nhứt Lai:

i) Những vị chứng quả Nhứt Lai và nhập Niết Bàn ngay tại cảnh giới này.
ii) Những vị chứng quả Nhứt Lai tại Thiên giới và nhập Niết Bàn tại chỗ ấy.
iii) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới này và nhập Niết Bàn ở Thiên giới.
iv) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở Thiên giới, và nhập Niết Bàn ở nhân giới.
v) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới hiện tại, và sau khi tái sanh ở Thiên giới, muốn sanh lại ở nhân giới và nhập Niết Bàn tại cảnh giới này.

Anàgàmi: Bất lai, không còn sanh vào nhân giới. Các vị này sẽ sanh vào cõi Suddhàvàsa (Tịnh Cư Thiên) và ở luôn đó cho đến khi chứng quả A La Hán. Có 5 hạng Bất lai:

i) Những vị chứng Niết Bàn trong tiền bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên. (Antaraparinibbàyi: Trung gian Bát Niết Bàn).
ii) Những vị chứng Niết Bàn trong hậu bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên (upahacca parinibbàyi: Sanh Bát Niết Bàn, tổn hại Bát Niết Bàn).
iii) Những vị chứng Niết Bàn, cần có tinh tấn (sasankhàraparinibhàyi: Hữu hành Bát Niết Bàn).
iv) Những vị chứng Niết Bàn, không cần tinh tấn (asankhà-raparinibbàyi: Vô hành Bát Niết Bàn).
v) Những vị vượt qua từ Phạm thiên giới này đến Phạm thiên khác cao hơn để chứng Niết Bàn trong Phạm thiên giới cao nhất. Uddhamsota akanittha-gàmi: Thượng lưu sắc cứu kính thiên hành giả.

Khi các thiền định được phát triển, tâm trí trở thành sáng suốt như tấm gương sáng chiếu, soi rõ sự vật. Nhưng các tâm bất thiện chưa hẳn đã trừ diệt hoàn toàn, vì với thiền định, các phiền não tùy miên chỉ tạm nhiếp phục và có thể khởi dậy một cách bất ngờ. Giới điều hòa lời nói và hành động, định nhiếp phục tâm trí, chỉ có tuệ, giai đoạn thứ ba và cuối cùng mới có thể chứng Thánh quả và diệt trừ tận gốc các phiền não đã được định tạm thời nhiếp phục.
Ban đầu người tu hành tu tập Kiến thanh tịnh để thấy như thật các sự vật. Với nhứt tâm, vị này phân tích cái gọi là con người, và nhận thấy tự thân chỉ là một sự tổng hợp của các tâm pháp và sắc pháp, luôn luôn thay đổi biến dịch.
Sau khi đã có quan điểm đứng đắn về thực tánh cái gọi là con người, sau khi đã thoát khỏi những ý niệm sai lạc về tự ngã, người tu hành tìm xem nguyên nhân của tự ngã ấy. Vị này biết rằng, mọi sự vật ở đời đều do nhiều nhân duyên họp thành, thuộc quá khứ hay hiện tại, và sự hiện hữu của đời sống hiện tại là do vô minh quá khứ (avijjà) và do ái (tanhà), thủ (upàdàna), nghiệp (kamma) và đoàn thực (àhàra) của hiện tại. Do năm nhân duyên này, cái gọi là con người sanh ra, và vì nhân quá khứ chi phối hiện tại, nhân hiện tại cũng sẽ chi phối quả vị lai. Suy tư như vậy, vị tu hành vượt lên mọi nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai.
Rồi vị tu hành suy tư về lý vô thường, khổ, vô ngã của mọi pháp hữu vi. Chỗ nào vị này nhìn đến, cũng thấy rõ ba pháp ấn này chi phối mọi sự vật, đời sống chỉ là một giòng nước trôi chảy, chi phối bởi nội duyên và ngoại duyên. Không chỗ nào, vị này thấy hạnh phúc vì mọi vật đều biến dịch.
Khi tự mình tu quán về thực tánh của đời sống và luôn luôn chìm sâu trong quán tưởng, một ngày nào đó, thân mình tự phát hào quang (obhàsa) trong sự ngạc nhiên của chính mình. Vị tu hành cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an, tu hành tinh tấn hơn, suy tư mãnh liệt hơn, tâm được an bình, chánh niệm được mạnh mẽ và trí tuệ trở thành thuần thục. Hiểu lầm những biến chứng ấy là Thánh quả, nhất là thấy thân mình có hào quang, người tu hành cảm thấy ưa thích trạng thái này. Nhưng rồi hiểu rằng những triệu chứng trên là những trở ngại trên đường tu hành, vị này hướng tâm tu tập Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.
Nhận thức được chánh đạo, vị này tu tập trở lại, hướng tâm đến sanh trí (udayanàna) và diệt trí (vayanàna) của mọi pháp hữu vi, đặc biệt về diệt trí nhiều hơn vì sự biến dịch chịu sự nhận thức rõ ràng hơn sự sanh khởi. Do đó, vị này hướng tâm đến diệt trí (bhanganàna) và nhận thức được cả tâm pháp và sắc pháp tập hợp thành 5 uẩn luôn luôn biến dịch, không bao giờ giống nhau trong hai sát na, và người tu hành cảm thấy mọi vật đều đáng sợ hãi (bhayanàna). Cả thế giới hiện ra như hầm lửa, nguồn gốc của mọi hiểm nguy. Tiếp theo, vị này hướng tâmđến quán hoạn trí (àdìnavanàna) thấy rõ sự nguy hiểm của một thế giới hư ảo và có cảm giác nhàm chán (nibbidànàna), tiếp theo là một ý chí muốn thoát ly khỏi thế giới giả tạm này (muncitukàmyatànàna).
Với mục đích này, nhà tu hành tiếp tục tu quán về ba pháp ấn (patisankhànàna), và sau đó, có thái độ xả ly với mọi pháp hữu vi - không tham, không sân đối với sự vật (upekkhànàna: xả trí).
Khi đạt đến trình độ giải thoát này, vị tu hành lựa một trong ba pháp ấn để làm đối tượng đặc biệt để tu hành và nhiệt tâm tu quán cho đến một ngày nào đó, chứng được Niết Bàn.
Khi người tu hành chứng được Niết Bàn lần thứ nhất, vi này được gọi là Sotàpanna (Dự Lưu), vì đã nhập giòng hướng đến Niết Bàn. Giòng nước này chỉ cho 8 Chánh đạo, và vị Dự Lưu không còn là phàm phu (puthujjana) mà trở thành bậc Thánh (ariya).
Khi chứng được Dự lưu quả, vị tu hành trừ diệt 3 Kiết sử (samyojàna): Thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Sakkàyaditthi: Thân kiến: Sati + kàya + ditthi, nghĩa là tà kiến xem rằng một tập thể có hiện hữu. Kàya: tập thể chỉ cho 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn, hay nói một cách khác tâm pháp và sắc pháp. Quan điểm xem rằng có một tự ngã thường hằng, khi mà thực sự chỉ là sự kết hợp của tâm pháp và sắc pháp, gọi là sakkàya ditthi (Thân kiến). Vicikicchà: Nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, Học giới (Sikkhà), quá khứ, vị lai, cả quá khứ và vị lai và Lý duyên khởi. Sìlabbataparàmàsa: Giới cấm thủ, chấp thủ một vài giới cấm và nghi lễ có thể làm con người được thanh tịnh.
Ðể diệt trừ 7 kiết sử còn lại, vị Dự lưu chỉ sinh lại nhiều nhất 7 lần. Vị này càng tin tưởng ba ngôi báu, không bao giờ phạm 5 giới, khỏi rơi vào các ác thú, vì thế nào cũng được giải thoát.
Với lòng tin tưởng càng mới mẻ vì đã nhìn thấy sơ qua pháp vị Niết Bàn, người tu hành càng tinh tấn tu tập và chứng quả nhứt lai, với sự giảm thiểu 2 kiết sử kàmaràga: Dục ái và Patigha: Sân. Khi trừ diệt hoàn toàn 2 kiết sử này, vị tu hành chứng quả Niết bàn Bất lai, không còn tái sanh ở thế giới này cũng như không còn sinh ở Thiên giới nào khác, vì mọi Dục ái đã được đoạn trừ. Sau khi chết, vị này sanh lên cõi Tịnh Cư Thiên, một cảnh giới dành riêng cho các vị Bất Lai và A La Hán.
Một cư sĩ có thể chứng quả Bất lai, nếu sống đời sống độc thân.
Vị Bất Lai, sau khi trừ diệt 5 kiết sử còn lại Rùparàga (Sắc ái), arùparàga (Vô sắc ái), màna (mạn), uddhacca (Trạo cử), và avijjà (Vô minh), chứng được quả A La Hán.
Các vị Dự Lưu, Nhứt Lai và Bất Lai được gọi là Sekha (Hữu học), vì còn phải tu tập. Vị A La Hán được gọi là Asekha (Vô học) vì không còn gì phải tu tập.
Một vị A La Hán không còn tái sanh, vì không còn tạo ra các nghiệp (kamma) mới, và mầm giống tạo thành sắc pháp cũng được trừ diệt.
Vị A La Hán nhận thức được, những gì cần làm đã làm xong, một gánh nặng đã đặt xuống, mọi hình thức tham ái và mọi bóng dáng vô minh đã được trừ diệt. Vị chiêm bái sung sướng, đứng trên tột đỉnh hơn cả Thiên giới, thoát ly tất cả nghiệp chướng và kiết sử ở trên đời.

I. PÀLI VĂN.

- 43 - 45) Phalasamàpattiyo panettha sabbesam pi yathàsakaphalavasena sàdhàranà va. Nirodhasamàpattisamàpajjanam pana anàgàmìnanceva arahantananca labbhati. Tattha yathàkkamam pathamajjhànàdi-mahaggatasamàpattim samàpajjitvà vutthàya tatthagate sankhàradhamme tattha tatthteva vipassanto yàva àkincannàyatanam gantvà tato param adhitteyyàdikam pubbakiccam katvà nevasannanàsannàyatanam samàpajjati. Tassa dvinnam appanàjavànànam parato vocchijjati cittasantatì. Tato param nirodhasamapanno nàma hoti. Vutthànakàle pana anàgàmino anàgàmiphalacittam, arahato arahattaphalacittam ekavàramevà pavattitvà bhavangapàto hoti. Tato param paccavekkhananànam pavattati.
II. THÍCH VĂN.

- Sàdhàranà: Chung cho tất cả. Samàpajjana: Nhập vào, đi ngang qua. Nirodhasamàpatti: Diệt tận định. Parato: sau khi. Ekavàram: Một lần. Pubbakiccam: Tiền công tác.
III. VIỆT VĂN.

- 43 - 45) Ở nơi đây, sự đắc quả là chung cho tất cả mọi người, tùy theo với quả tương ưng của mình. Nhưng Diệt tận định chỉ có các vị Bất Lai và A La Hán chứng được mà thôi.
Trong trường hợp này, một vị tiếp tục chứng các quả đại hành như sơ thiền v.v... rồi từ các thiền này khởi lên quán các pháp hữu vi trong mỗi một thiền này. Như vậy, vị này tiếp tục chứng vô sở hữu xứ thiền. Rồi, sau khi hoàn tất những tiền công tác như phát nguyện v.v..., vị này chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau hai an chỉ tốc hành tâm, dòng tương tục của tâm bị dừng lại. Tiếp theo vị này chứng Diệt tận định.
Khi từ định này khởi lên, nếu là vị Bất Lai, thời Bất Lai quả tâm - nếu là vị A La Hán quả tâm khởi lên chỉ có một lần rồi chìm xuống Hữu phần. Sau đó quán sát trí khởi lên.

IV. THÍCH NGHĨA.
- Nirodhasamàpatti: Diệt tận định. Sở dĩ gọi vậy vì trong giai đoạn này, giòng tâm tương tục tạm thời dừng lại không chảy, Tâm dừng lại, nhưng mạng sống vẫn tiếp tục. Chỉ có vị Bất Lai hay A La Hán đã chứng các Sắc giới Thiền và Vô sắc giới Thiền mới chứng được Diệt tận định. Khi vị tu hành muốn chứng Diệt tận định, vị này chứng sơ thiền và từ thiền này khởi lên, vị này quán tánh vô thường, khổ, vô ngã của các pháp hữu vi trong cõi thiền này. Cũng vậy, vị này chứng các thiền còn lại và quán tương tự cho đến vô sở hữu xứ ở vô sắc giới. Từ thiền này khởi lên, vị này phát 4 lời nguyện như sau:

i) Bốn sự cúng dường của mình không bị phá hoại,
ii) Tự mình xuất định khi giáo hội cần đến mình,
iii) Tự mình sẽ xuất định khi đức Phật cho gọi
iv) Có nên sống quá hơn bảy ngày từ khi xuất định.


Vị này phải nghĩ đến tuổi thọ của mình, vì Diệt tận định này thường kéo dài đến bảy ngày.
Sau khi đã phát nguyện, vị tu hành chứng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cảnh giới vô sắc cao nhất rồi sống trong định này đến hai tốc hành sát na tâm. Sau đó, chứng được Diệt tận định khi giòng tâm liên tục được dừng lại. Sau bảy ngày, người tu hành xuất định này, và chứng được trong một sát na, Bất lai quả tâm nếu là một vị Bất Lai, hay A La Hán quả tâm, nếu là một vị A La Hán. Sau đó Hữu phần tâm khởi lên.
-HẾT-

Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.
-ooOoo-


-ooOoo-
Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | Phụ lục