THIỀN LUẬN - Daisetz Teitaro Suzuki (Luận năm)

NGỘ HAY LÀ SỰ PHÁT TRIỂN MỘT CHÂN LÝ MỚI TRONG ĐẠO THIỀN

THIỀN LUẬN - Daisetz Teitaro Suzuki (Luận bốn)

LỊCH SỬ THIỀN TÔNG TỪ ĐẠT MA ĐẾN HUỆ NĂNG

(520 – 713)

THIỀN LUẬN - Daisetz Teitaro Suzuki (Luận ba)

GIÁC NGỘ VÀ VÔ MINH

THIỀN LUẬN - Daisetz Teitaro Suzuki (Luận hai)


THIỀN: ĐẠO GIÁC NGỘ QUA KIẾN GIẢI TRUNG HOA

THIỀN LUẬN - Daisetz Teitaro Suzuki (Luận một)


THIỀN: THUẬT TRỪNG TÂM VÀ KHAI PHÓNG NHÂN SINH
(Tổng luận)

Lục tổ Huệ Năng

Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520. Tổ là vị tổ thứ 28 tại Ấn Ðộ nhưng từ khi Tổ qua Trung Hoa và thực sự đặt nền móng cho Thiền tông tại Trung Hoa thì được coi là Sơ Tổ Thiền tông tại Trung Hoa. Sau chín năm ở Trung Hoa Tổ truyền y bát cho tổ Huệ Khả (487-593) tức vị tổ Thiền tông thứ hai. Kế đến là các Tổ: Tăng Xán, Ðạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng.

LÂM TẾ NGỮ LỤC

Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu. Thuở bé, Sư đã có chí lớn xuất gia, sau khi xuống tóc và thọ giới cụ túc, Sư liền ham mộ thiền tông.

Nam Tuyền Ngữ Lục

Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc. Ban sơ theo Pháp Tướng Tông, học giáo lý và giới luật, sư đi các nơi nghe giảng Kinh Pháp, như kinh Lăng Già, kinh Hoa Nghiêm v.v. rồi đi sâu vàoTrung Quán Luận, Bách Môn Luận, sư thấu suốt diệu nghĩa của tất cả kinh luận. Sau cùng đến Thiền hội của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư tham vấn, bỗng nhiên được khai ngộ, đắc du hý tam muội. Sư làm hành đơn (chức làm trong phòng ăn) nơi thiền hội Mã Tổ. Một ngày kia, sư đang dọn cháo cho chư tăng,

BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC


Tác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ: "Đây là ai". Mẹ nói: "Là Phật". Sư nói: "Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật".

TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN - Ajahn Brahm

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN
NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2009



Tìm hiểu Kinh Pháp Cú (DHAMMAPADA)

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO

 
MỤC LỤC
 1) Lời nói đầu
2) Nguồn gốc Kinh Pháp Cú
[01]3) Vô thường và Vô ngã
4) Nhân quả và Nghiệp báo
5) Luân hồi
6) Tam độc: Tham, Sân, Si
7) Ái dục
[02]8) Giới, Định, Tuệ
9) Người ngu và Người trí
10) Tam quy và Ngũ giới
11) Thập thiện
12) Lục độ Ba La Mật
[03]13) Tứ diệu đế và Bát chánh đạo
14) Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả
15) Mầu áo cà sa
16) Hương vị giải thoát
17) Nghệ thuật thuyết pháp
18) Đạo Phật là đạo yêu đời
19) Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
20) Tài liệu tham khảo

Thanh Tịnh Ðạo (The Path of Purification - Visuddhimagga )


Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa

Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli
Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Thích Nữ Trí Hải

Toát yếu Kinh Trung Bộ

Ni sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt & chú giải

Krishnamurti nói về cái chết

THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG - ECKHART TOLLE

Sách: THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG
Tác giả: Eckhart Tolle

Audio: Tánh Đế và Thánh Đế

Tánh đế là thấy biết thực tánh của pháp ( thấy biết Pháp như nó đang là...)
Thấy biết tánh Đế (Sabhàva Sacca) thì gọi là tuệ tri...
Thánh Đế (Ariya Sacca) là thấy biết thực tánh của Pháp [tánh biết vô ngã ( tự nhiên) thấy Pháp ]
Thấy biết Thánh Đế thì gọi là liễu tri.
Khi chánh niệm tỉnh giác đã đến mức trong sáng thuần thục. Nói cách khác, khi tâm có thể hoàn toàn buông xả, tỉnh thức đủ để tri kiến phát hiện ngay lập tức sự tập khởi của nhân sinh khổ và hậu quả khổ đau của nó. Đồng thời, thấy sự đoạn diệt của phiền não khổ đau khi nhân sinh khổ không tập khởi. Nếu sự kiện thấy biết này xẩy ra còn yếu thì chỉ mới khai mở những tuệ tri thấp, nhưng nếu sự thấy biết này đúng mức thì đó là lúc có thể thực chứng Đạo Quả.

Audio: Hạnh Phúc đích thực

Khi có nhận thức đúng và hành vi tốt thì sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc là thái độ chứ không phải là trạng thái. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
Sự thực, hạnh phúc không hoàn toàn tùy thuộc vào tiền tài, danh vọng mà con người đã phí sức đạt cho bằng được. Thực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một tài sản to lớn, nhưng vẫn sống một đời sống bất an, vô vị. Hạnh phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến thế, chỉ cần hướng tâm về với chính mình để khai thác một nguồn hạnh phúc bất tận luôn sẵn có ở bên trong mà chúng ta lãng quên để chạy theo cái bóng hạnh phúc bên ngoài.
Dù là hạnh phúc hay khổ đau thì đều không quan trọng. Quan trọng là thông qua cuộc sống, mình học được bài học gì và nhận ra đâu là ý nghĩa, bản chất thật của cuộc sống. 

(Trích từ lời dạy của Thầy Viên Minh)

 Xin mời click vào để nghe Pháp thoại: 

Hài Cú

Trước khi giới thiệu bài viết về Hài Cú của Alan Walls, chúng tôi xin sơ lược vài nét về thể thơ độc đáo này của Nhật Bản. Có thể nói đây là thể loại văn học tuy giản dị nhưng đầy tính nghệ thuật, mà phần lớn tinh ba của nó là nhờ ảnh hưởng của Thiền.
Như người ta nói: "Không có gì là nhỏ bé với những người biết cảm nhận với sự nhạy cảm vĩ đại". Qua Hài cú, càng thấy rõ rằng những điều giản dị bình thường và trên bề mặt hầu như không có ý nghĩa gì, lại là những kho tàng quý giá và những tài nguyên vô tận cho những ai biết học "nhìn", học "thấy"
.            Một cái ô - một mình 
      Đi ngang qua
     Một đêm tuyết trắng

Tâm Sự Tuổi Già - VỀ GIÀ Ở VỚI AI?

Ngày xưa phụ nữ không ra ngoài xã hội làm việc , lấy chồng ở nhà nuôi con và nội trợ , dĩ nhiên có thể trông coi và phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ngày nay phụ nữ cũng ra ngoài làm việc như đàn ông nên cả hai vợ chồng đều phải lo nuôi con , tổ chức sinh hoạt nhà cửa chia xẻ với nhau một cách bình đẳng( không biết ở VN thì sao chứ ở nước ngoài chồng vợ đều có những bổn phận như nhau đàn ông cũng phụ trách nuôi con , đi chợ , làm bếp hay quét dọn nhà cửa như đàn bà không có ai cười ai vì ở xã hội văn minh điều đó là công bằng ) , đàn bà cũng xốc vác và làm đủ mọi việc như một người đàn ông chứ không lệ thuộc vào chồng như ngày xưa.

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ SỰ PHỤC HỒI


Tác Giả : TS Jill Bolte Taylor
Dịch Giả : TS Minh Tâm

Tinh khôi như mùa xuân

  • Tác giả: Nguyễn Tường Bách

TRÊN ĐỈNH NÚI LINH THỨU NHỚ DESCARTES

Tại Đông Bắc Ấn Độ có một tiểu bang đặc biệt tên gọi là Bihar. Trong Bihar có một thành phố nay đã tàn tạ mang tên Vương Xá (Rajgir).

THƯ GỞI BẠN


T. mến,

Đọc thư bạn viết cho các chị, tự nhiên không hiểu sao mình bỗng thích viết thư trao đổi tâm tình với bạn.

Phân tích: Chương XVI, Lão Tử Đạo Đức Kinh

Chân lý không phải là cái gì cao xa vời vợi, mà nó luôn tiềm tàng trong dòng sống đang trôi chảy không ngừng trước mắt chúng ta. Không xa nhưng khó thấy vì chúng ta chưa biết cách nhìn, lắng nghe và cảm nhận.

MƯU CẦU KHOÁI LẠC

  • Tác giả: PAD

ĐỂ THAY ĐỔI XÃ HỘI

  • Tác giả: Krishnamurti
  • Dịch giả: Thích Thiện Sáng

SỰ TĨNH LẶNG và Ý CHÍ

  • Tác giả: Krishnamurti
  • Dịch giả: Trúc Thiên

Tuyệt vọng và Hy vọng

  • Tác giả: Krishnamurti
  • Người dịch: Ngọc Chung

ĐAU KHỔ

  • Tác giả: Krishnamurti

Đừng xô nhau giữa chiêm bao

  • Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên

Lòng tự hào - Cái đẹp - Chân lý

  • Tác giả: Krishnamurti

SỰ ÁM ẢNH CỦA THỜI GIAN

  • Biên soạn: Mộc Nhiên

Cái tôi

  • Biên soạn: Mộc Nhiên

Nghi vấn đạo lý qua kiến giải của Kim Dung

Thư gởi Thầy (61) Tác giả: Phạm Văn Quân

Thư gởi Thầy (60) Tác giả: Linh Hương


Thư Thầy Trò (53)

Tác giả: Viên Minh - Viên Tường

Thư Thầy Trò (52)

Tác giả: Viên Minh - Phương Nguyễn

Rộng mở tâm hồn đón nhận tất cả

Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả?
Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực hành Phật pháp khi không có bất cứ chướng ngại nào bên ngoài cũng như bên trong, rằng tu tập chân chính chỉ có thể thực hiện trong những kỳ chuyên tu nhập thất hay chí ít cũng phải đến chùa, tự viện hay các trung tâm Phật pháp.

" Mẹ Của Tôi"

Con dâu nói : “Nấu lạt tý bà lại chê nhạt nhẽo, giờ nấu mặn chút bà lại bảo nuốt không vô, rốt cuộc bà muốn sao đây?”
Mẹ nhìn thấy con trai vừa về đến nhà, một câu không rằng bèn gắp thức ăn bỏ vào miệng nhai. Cô ta hằn hộc nhìn chồng. Anh gắp thử một miếng ăn, nhả ra ngay tức thì.
Con trai nói : “Anh không phải đã dặn em rồi sao, mẹ bị bệnh không thể ăn quá mặn !”“OK ! Mẹ là của anh, sau này do anh nấu nhé !” Con dâu giận dỗi đi thẳng vào phòng. Con trai chỉ còn cách thở dài, và quay sang nói với mẹ : “Mẹ, đừng ăn nữa, con đi nấu mì cho mẹ ăn.”Mẹ nói : “Không phải con có chuyện muốn nói với mẹ sao, có thì giờ hãy nói, đừng để trong lòng !”

CHỮ HIẾU


Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng:
- ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ".
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
- Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi".
Một cậu con trai khác cau cau lông m ... ày:
-Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?Cô con dâu trưởng phán một câu:
-Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.

BIẾT ƠN MẸ

Một chàng trai trẻ học xong bậc đại học rất xuất sắc. Chàng nộp đơn xin vào một chức vụ quản trị viên trong một công ty lớn. Chàng ta vượt qua được đợt phỏng vấn đầu tiên. Đến lượt Ông giám đốc công ty đích thân thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng để có quyết định chót. Ông giám đốc nhận thấy trong học bạ của chàng trai trẻ kết quả học hành tất cả đều rất tốt, liên tục từ bậc trung học cho tới các chương trình nghiên cứu khi lên đại học và sau nữa. Không một năm học nào mà anh chàng này không hoàn thành tốt đẹp.Ông giám đốc hỏi: “Anh có được hưởng học bổng nào khi còn theo học hay không?” Chàng trai trẻ trả lời “Thưa không!”
“Như vậy là Cha anh trả học phí cho anh đi học hay sao?” Chàng đáp: “Thưa Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa mới được một tuổi. Chính Mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi.”

Hình ảnh và sự chú tâm

Cái gì là mối liên hệ hiện thực giữa chúng ta với nhau trong đời sống hàng ngày? Nếu bạn xem xét điều này thật kỹ và đừng sợ sệt, hãy nhìn điều gì xảy ra. Bạn sẽ có một hình ảnh về chính mình, đúng thế không? Bạn có một hình ảnh, một ý niệm, một hình dung về chính bạn, và người mà bạn liên hệ cũng có hình dung của người đó, hình ảnh của người đó về chính họ. Xin hãy nhớ, bạn đang nhìn ngó chính mình, chứ không phải chỉ nghe những lời này thôi đâu. Ngôn ngữ chỉ là tấm gương và tấm gương trở nên vô dụng nếu bạn tự nhìn ngắm mình. Thế nên bạn cũng như người khác, đàn ông cũng như đàn bà, con trai cũng như con gái, chồng cũng như vợ, v.v…, mỗi người đều có một hình ảnh, một kết luận, một ý niệm về chính bản thân mình. 

Nhị Nguyên

Tư tưởng phương Đông khá quen thuộc trong lý luận về triết thuyết nhị nguyên, tức là xét sự vật trên hai mặt đối nghịch: Thiện và ác, đúng và sai, vật chất và tinh thần, âm và dương… và thường đưa ra hướng dung hòa suy nghĩ này. Krishnamurti lại có cái nhìn khá khác biệt về tính nhị nguyên, xem khái niệm nhị nguyên là một ảo tưởng không thực khi xét về mặt nội tại.

Cái tôi

Cái tôi là sản phẩm của thời gian, đó là một trong những khẳng định của Krishnamurti. Ông dùng khá nhiều từ ngữ tiếng Anh để chỉ bản ngã của con người, tự ngã, siêu ngã, đại ngã, tiểu ngã… giống như trong tiếng Việt có khá nhiều từ để dịch cho sát, nhưng hầu hết các đoạn trong sách chúng tôi đều dịch là cái tôi, là xét theo ý nghĩa Krishnamurti dùng, vì ông cho rằng các từ ấy đều chỉ là một thứ thôi, và chẳng có cái ngã nào là hay hơn cái ngã nào, tất cả đều là sản phẩm của thời gian, đều do quá trình thời gian hun đúc thành.

SỰ ÁM ẢNH CỦA THỜI GIAN


Qua những buổi nói chuyện của Krishnamurti, người ta cảm thấy thái độ của ông đối với tôn giáo có vẻ khắc nghiệt, và điều này làm nhiều người sùng đạo buồn lòng; tuy nhiên, có người tìm ra được những đoạn ông nói về điều bất khả tri, về điều vô lượng, về năng lực phi thường từ hư vô, lại nghĩ ông là người  duy linh, mê tín. Nói chung cả thái độ theo tôn giáo lẫn chống tôn giáo tìm thấy ở Krishnamurti điều đáng trách. Chúng ta thấy có nhiều nơi ngăn trở không cho Krishnamurti nói chuyện vì nghĩ rằng ông bài xích tôn giáo, và lại có nơi ngăn trở ông vì cổ xúy tín ngưỡng huyền hoặc hay thuyết giảng tư tưởng tiêu cực. Như vậy không phải là điều đáng tiếc lắm sao, khi mà chỉ vì sợ hãi một đóa hoa không hề quan tâm đến tôn giáo cũng không quan tâm đến vô tôn giáo mà ngăn chận không cho hoa tỏa hương?

Thư Thầy Trò (51)

Tác giả: Viên Minh - Tuệ Linh

Thư Thầy Trò 50

Tác giả: Viên Minh - Duyên Minh

Thiền giữa đời thường (Chưong 6 & 7)

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt

Nguyên tác: Snow in the Summer, Sayadaw U Jotika

Thiền giữa đời thường (Chương 3,4 & 5)

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt

Nguyên tác: Snow in the Summer, Sayadaw U Jotika

Thiền giữa đời thường ( Chương 1 &2)


Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Snow in the Summer, Sayadaw U Jotika
Quyển sách này là một sưu tập các bức thư của Ngài U Jotika, một vị Tỳ kheo người Miến Ðiện, gửi đến các vị đệ tử Tây phương.

Thiền là gì ? (Ajahn Sumedho)


Trong khi Thiền Minh Sát (Vipassana) hoặc 'Thiền quán' thì với cách thực tập theo cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của bạn sẽ được mở rộng. Bạn không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phải hòa nhập với chúng. Nhưng bạn chỉ cần nhìn, quan sát để hiểu rõ sự vật như nó là. Khi nào bạn thấy rõ sự vật như nó là thì bạn sẽ thấy những cảm xúc thật là vô thường. Mọi thứ bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm; tất cả những khái niệm trừu tượng... những cảm giác của bạn, ký ức hay ý nghĩ -- đang trên đà thay đổi, và tâm tưởng của bạn cũng vì thế mà đổi thay... Chúng xuất hiện một lúc rồi chúng biến mất.

KHOẢNG LẶNG TRONG TÂM HỒN


Nói không được


Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...

GƯƠM BÁU TRAO TAY

Lên đường

Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt. Sau khi viết “Nghĩ Từ Trái Tim,” ghi lại những cảm nghĩ của mình về Tâm Kinh Bát Nhã, tôi thấy hình như mình cũng có được đôi chút hiểu biết nhưng vẫn còn lờ mờ nên muốn tiếp tục tìm hiểu thêm các kinh sách khác của Phật may ra sáng tỏ thêm chút gì chăng và nhờ đó mà có niềm tin để thực hành thấu đáo. Bởi biết là một chuyện, hiểu là một chuyện, còn từ biết đến tin đến làm và duy trì hành vi, nhận thức không phải dễ dàng. Cho nên trong Tâm Kinh, khi Bồ Tát Quán Tự Tại “hành thâm Bát Nhã” thấy được “ngũ uẩn giai không,” thoát mọi khổ đau ách nạn mừng rỡ reo lên “Bồ đề, Tát-bà-ha!” thì Phật đã cảnh giác: Phải tiếp tục hành thâm. Hành thâm nữa. Chưa ăn thua gì đâu. Không được tự mãn. Không được lơ là.

THIỀN NẰM


Thiền hay “Zen” là một phương pháp tập trung tư tưởng và lắng đọng tâm hồn, biến những suy tưởng của mình thành số “Không”, để cho hoạt động trí não được hoàn toàn ngơi nghỉ trong khi vẫn hít thở với ý thức.
Từ thế kỷ thứ 5, Thiền xuất phát từ Phật Giáo Trung Hoa, và mang tính chất Tôn Giáo, nhưng dần dần, khi Thiền được phổ biến ở nước khác, Thiền biến đổi tùy theo quốc gia để từ đó, mỗi dân tộc có một phong cách hành Thiền riêng.

Vẽ Thiền và GIÁC NGỘ TRONG THƠ CA


Đây không phải là chỗ để bàn luận về ảnh hưởng lâu bền mà Thiền đã tạo ra cho tất cả các môn nghệ thuật Nhật Bản, như Giao sư Suzuki đã cho thấy, hoặc nói đến phương pháp chỉ dạy trong từng môn nghệ thuật riêng rẽ hoặc đến nhu cầu tập trung hoặc sự sáng tạo bên trong mà nhờ đó người nghệ sĩ trở thành bậc thầy. Tôi trình bày vấn đề này trong phần "Võ Đạo" nguyên có nhan đề "Thiền và Cung Đạo" - LND), ở đó tôi có nhắc đến tầm ảnh hưởng trọn vẹn của Thiền trên các bộ môn nghệ thuật, kể cả võ thuật.

LÀM THẾ NÀO VỊ THẦY THẤY ĐƯỢC ĐỆ TỬ ĐÃ NGỘ HAY CHƯA?


Do đâu vị thầy có được cái thẩm quyền này, cái mà ông không mong muốn tìm hay đòi hỏi, nhưng lại càng ngày càng tăng trưởng nơi ông dù muốn hay không? Làm thế nào mà ông có thể nhìn vào tận tâm linh sâu thẳm của đệ tử khi anh ta đứng lặng câm chịu trận trước mặt ông hoặc lắp bắp nói một cách vô vọng? Làm sao ông thấy biết đệ tử đã giác ngộ hay chưa? Giải thích điều này cũng khó khăn chẳng khác gì nói về diễn tiến giác ngộ.

THIỀN TRONG MẮT NGƯỜI PHƯƠNG TÂY


Mặc dù sự thấy biết thần bí là huyền nhiệm, khó dò khó tả, nhưng con đường dẫn đến đó không nên có những tính chất như thế, nghĩa là ai có thiện chí cũng bước vào được, dù chỉ đi vài chặng, tùy theo duyên phận xui khiến. Như vậy, ta thấy nơi Thiền có một tính chất thực tiễn gây được niềm tin; bởi thế chẳng đáng ngạc nhiên nếu chính vì lý do đó, mà con đường Thiền cần được phân chia thành từng giai đoạn riêng rẽ trên sơ đồ cũng như về lý thuyết, và việc học tâp các giai đoạn này phải trở thành thói quen đều đặn hằng ngày. Trong Thiền có một lối tập luyện nghiêm ngặt làm người ta thấy nó có vẻ cứng nhắc không hồn. Mọi sự phải tiến hành một cách đúng đắn như kim đồng hồ.

CHÁNH NIỆM


- Chánh niệm phản ánh những gì đang xảy ra và cách thức nó xảy ra một cách chính xác ở thời điểm hiện tại mà không có chút thành kiến nào xen vào.
Chánh niệm là sự quán sát không cần phán đoán. Đó là khả năng quán sát của tâm không kèm sự phê bình. Bằng khả năng này, hành giả sẽ nhìn thấy sự vật mà không qui kết hay đánh giá.

THẾ NÀO LÀ THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN?

1. Khi hành thiền:
Không quá chú tâm.
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra.

Đức Phật dạy quan sát

Đức Phật dạy chúng ta quan sát sinh và diệt của thân và tâm. Ngoài cái này ra thì không còn gì khác.
Chúng ta không thật sự thấy được cái gì đang xảy ra chỉ là sinh và diệt.
Đức Phật đã tóm tắt bằng cách nói rằng chỉ có sinh và diệt, ngoài ra không còn gì khác. Điều này rất khó hiểu. Nhưng một người thật sự sống với pháp thì không cần phải nắm bắt bất cứ điều gì và luôn sống tự tại. Đó là sự thật.

Hỏi Đáp Phật Pháp ( Từ 1.6 -> 10.6.2013)


Hỏi Đáp Phật Pháp ( Từ 20.5. 2013 -> 30.5.2013)

Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy và Phát Triển (Tác giả: Viên Minh)

Mục Lục

I.1. Định nghĩa
I.2. Đối tượng thiền định
I.3. Tánh định hành giả
I.4. Đề mục thiền định và định chứng
I.5. Năm triền cái
I.6. Năm thiền chi
I.7. Các bậc thiền và các chi thiền
I.8. Tiến trình tâm nhập định
I.9. Năm pháp thuần thục
I.10. Tứ như ý túc
I.11. Ngũ thông và thắng trí
I.12. Lợi ích của thiền định
II.1. Định nghĩa
II.2. Nhận thức
II.3. Đối tượng
II.4. Bốn niệm xứ
II.5. Tánh tuệ hành giả và các niệm xứ
II.6. Mười sáu tuệ chứng
II.7. Bảy thanh tịnh
III.1.1. Lục diệu Pháp Môn
III.1.2. Đối chiếu Lục Diệu Pháp Môn với Thiền Ànàpànassati
III.2.1. Tịnh Độ Tông
III.2.2 Đối chiếu phương pháp niệm Phật A-di-đà với pháp môn Buddhanussati
III.3. Đối chiếu Thiền Nhĩ Căn Viên Thông với Thiền Nguyên Thủy
IV.1. Thiền Tông Tây Trúc
IV.2. Thiền Tông Đông Độ
IV.3. Vị trí của Thiền Định trong Thiền Vipassana và Thiền Tông
IV.3.1. Định trong Thiền Vipassana
IV.3.2. Định đối với Thiền Tông.
 

Thư gởi Thầy (59) Tác giả: Tâm Minh

Thư gởi Thầy (58) Tác giả: Liễu Khai - Minh Tâm (Can)

Thư gởi Thầy (57) - Tác giả: Vũ Thanh Tùng

Truyện Tấm Cám đọc dưới bàn thờ Phật


Một cách nhìn mới trong cốt truyện và cái kết của nàng Tấm và Cám
Đã có nhiều tranh luận về hành động giết người của cô Tãm thảo hiền là độc ác. Thời gian gần đây, lại thấy, các báo tranh luận sôi nổi vì sách giáo khoa viết lại truyện cổ tích Tấm Cám. Tôi không dám luận đúng sai về những ý kiến đã nêu. Chỉ tự hỏi: Thông điệp đích thực của truyện Tấm Cám là gì?

TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY (Reborn in the West)

Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.

Thông Điệp Từ Những Người Anh Cả

Lời dịch giả:
Tháng 10-1993 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ.

Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother's Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm. ...........

Cõi vô hình

Hamud là một pháp sư có kiến thức rất rộng về cõi vô hình. Khác với những đạo sĩ phái đoàn đã gặp, ông này không phải người Ấn mà là một người Ai cập. Ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ, xây dựa vào vách núi. 
Hamud không hề tiếp khách, nhưng trước sự giới thiệu của bác sĩ Kavir, ông bằng lòng tiếp phái đoàn trong một thời gian ngắn. Vị pháp sư có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và một thân hình mảnh khảnh. Ông ta khoác áo choàng rộng và quấn khăn theo kiểu Ai cập.

CÂU CHUYỆN VỀ HAI VỊ THIỀN SƯ

Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả.

Không có thì giờ


Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng, nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống như thế nào?

Tản mạn về Tâm và Vật từ phần mềm Excel

Thế giới ngoại tại vốn cực kỳ phồn tạp, muôn vẻ nghìn màu và không ngừng biến động. Vạn hữu luôn trôi chảy như dòng thác đổ, luôn biến dịch trong từng mỗi sát na. Thế giới sâm la vạn tượng ở sát na này đã khác với cái thế giới trong một sát na trước đó. Vạn hữu luôn mới tinh khôi, như lần đầu tiên được sáng tạo. Do đó, chỉ có cái-giờ-đây mới là cái thực.

ĐÚNG VÀ SAI

Trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, có câu chuyện kể về một người lái buôn bị lạc vào một nơi xa lạ rất kỳ dị. Người lái buôn này là một chàng thanh niên đẹp như Phan An, Tống Ngọc (hai người Trung Hoa thời nhà Tống được kể như là điển hình cho vẻ đẹp đàn ông) theo một đoàn thương thuyền mang hàng hóa vượt biển. Một hôm gặp bão, tàu đắm, chàng thanh niên bị trôi dạt vào một hoang đảo, nằm bất tỉnh úp mặt trên bờ biển. Những người dân trên đảo này đi làm cá, bắt gặp có người bị nạn liền kéo nhau đến cứu.

tại sao TÂM lãi nhãi?


Có trên 250 câu hỏi gởi cho tôi nhưng chẳng có ai hỏi: tại sao TÂM tôi lãi nhãi, lăng xăng, buông cái này bắt cái kia, không ngừng tìm kiếm trò giải trí. Tai sao TÂM các bạn lãi nhãi?

Nhân Sinh Tiền Tiến Tứ Bộ



1- NGỘ NHẬN (Ngộ hội)


Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng. Anh chồng vừa rất bận rộn trong sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình. Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé,nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé.

9 câu hỏi rất khó và 9 câu trả lời tuyệt vời

Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối.
Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời. Sau đây là các câu hỏi:

Không có gì là rác cả


"Không có gì là rác cả” là bài học đầu tiên đại sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử vừa thâu nhận, sau này chính là Thiền sư Soko Morinaga nổi tiếng của xứ Phù Tang. Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu. Ông cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường nhưng đành chào thua cuộc vật lộn cam go đó khi bao tử thường xuyên lên tiếng kêu khóc.

Câu chuyện đàm Đạo giữa NGÀI PHẬT ẤN và TÔ ĐÔNG PHA


Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.
Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn: - Ngài thấy tôi thế nào?

Lá thư cha dặn Con‏

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm.
Thật sự lá thư này nên được phổ biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

Huyền Nghĩa Vô Danh Tăng


Trong đời, có lẽ không có gì đáng ghê người bằng hình ảnh ngọ nguậy của con sâu, và không có gì đẹp bằng hình ảnh phất phới bay của con bướm màu sặc sỡ. Nhưng hai con chỉ là một từ trong bản chất. Đó là điều huyền mật nhất giữa trần gian. Sinh tử hoà nhập với Niết-bàn, tội lỗi trộn lẫn với thanh cao, giác ngộ ẩn tàng trong vô minh, bóng tối chan hòa cùng ánh sáng, tất cả đều chỉ là một. Chỉ có các bậc chân nhân, như vị vô danh tăng trong Thiên long bát bộ, mới nhận ra và âm thầm thể hiện được huyền nghĩa đó giữa cuộc sống bình nhật đời thường. 

Khả năng linh cảm đặc biệt của con người


Trên thế giới không ít người có thể cảm nhận được tương lai của mình. Khả năng đặc biệt này theo các nhà khoa học, là do họ thừa hưởng được một phần di truyền từ cha ông. Nếu để ý sẽ không quá khó để nhận biết những người có khả năng như vậy.

BÀI HỌC hay cho CUỘC SỐNG

Trong cuộc đời mỗi người đều không thể tránh khỏi những lúc buồn phiền, lo lắng thậm chí là đau khổ.Người vui vẻ không phải là người không có buồn phiền, mà là người không để cho những nỗi buồn và niềm đau ấy khống chế.
Thật ra, đau khổ không hề đáng sợ, đáng sợ là ngay cả trái tim cũng phản bội bản thân mà đứng về phía đau khổ.
Muốn quản lý tốt tâm trạng của bản thân thì cần phải:

Cái "CHẾT" của chính mình


Không có gì giúp ta hiểu ý nghĩa cuộc sống cho bằng cái chết. 
Tưởng tượng rằng tôi đang dự đám tang của chính mình.
Tôi nhìn thấy thi hài mình trong quan tài, giữa nến hoa và khói hương nghi ngút.

Chiếc mặt nạ của mỗi con người


Cuộc đời được diễn ra như một vở kịch, trong đó mỗi người chúng ta đang đeo mặt nạ và đóng những vai trò khác nhau. Đôi khi chính bản thân chúng ta cũng không nhận ra. Hay nói một cách khác, ít người đang sống với con người thật, với giá trị thật của chính mình.

Ranh giới mê và ngộ


1- Phàm việc gì cũng có 2 mặt 

Phàm trên đời tất cả mọi việc đều có hai mặt. “Thiện” , “ác”. “phải” , “trái”. Ngoài ra “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”, “có”, “không”…cũng đều có 2 mặt.

Đi trên đường đời



Khi tôi học lái xe, tôi không ý thức được những điều tôi sắp viết. Lúc ấy, tâm trí tôi chỉ tập trung tất cả vào những lời hướng dẫn của người bạn dạy lái ngồi bên cạnh. Rồi sau đó, mười mấy năm trời, tôi lái xe, đi học, đi làm, đi lo công chuyện, đi chơi...,

BUÔNG XẢ NHẸ NHÀNG



Bạn đang cầm cái gì thế?
- Cái tách
- Nặng không?
- Không
- Bạn cầm được bao lâu?
- Chừng 10 phút thôi.
- Tại sao vậy?
- Cái tách thì không nặng, nhưng cầm giữ càng lâu, càng thấy nặng.
Trên đường đời, người đi bộ mang trên vai hay trên lưng một ba lô hành lý vừa sức.

HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT? - How many Buddhas can they destroy?


Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,
Hoặc thèm muốn dù chỉ là một chút gì chưa có,
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Hãy buông bỏ đi,
Vì tất cả chỉ là vô thường! 
Đấy là lời Phật dạy.

Khoảnh khắc hiện tại

Chuyện kể rằng, một người nọ sau khi từ giã cõi đời và được về bên Thượng Đế, anh ta mạo muội xin phép Thượng Đế cho anh ta được sống lại một vài giai đoạn trong đời anh ta. Sau khi suy nghĩ và thấy anh này cũng có một đề nghị hơi lạ, Thương Đế đã đồng ý. Anh ta xin tiếp, “Thưa Ngài, sau mỗi quãng đời, xin cho con được dừng lại và về gặp Ngài để hỏi một vài thắc mắc có được không?” Thượng Đế cũng tỏ vẻ vui lòng ưng thuận. Vậy là người này trở lại kiếp người.

Ý thức tạo nên số phận

Chúng ta học những bài học trong cuộc sống, và chúng ta có thể học theo hai cách: thông qua sự tuân theo những quy luật tự nhiên, hoặc thông qua khổ đau do không để ý đến những quy luật đó… Không ai trong chúng ta tạo ra sự đau khổ mà chúng ta phải trải qua một cách có ý thức.” - Karol Truman

“… nguyên nhân chủ yếu nằm ở nhận thức. Mọi việc đều phải bắt đầu từ một ý tưởng.
Mỗi sự kiện, hoàn cảnh, sự việc trước hết đều phải là một ý tưởng trong tâm trí
…” - Robert Collier



THỊNH VƯỢNG


Cuộc sống mà tạo hóa đem đến cho chúng ta là một dòng sông không ngừng tuôn chảy. Bạn sẽ không nhận được gì nếu cứ đứng yên một chỗ để chờ đợi những món quà tự nhiên đến. Nhưng tạo hóa cũng phải dành cho mọi người những món quà giống nhau hoàn toàn, chúng ta sinh ra để tạo nên sự khác biệt thì Tạo hóa cũng tôn trọng sự khác biệt đó bằng cách trao tặng cho mỗi người một món quà khác nhau. Tiền của vật chất, sự giàu có cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Ðược hay Thua?



Câu chuyện được bắt đầu như là một giấc mơ vào khoảng 25 năm về trước. Tôi nhìn những vị anh hùng của mình như là Shepard, Glenn và Grissom leo vào chiếc đầu hỏa tiễn nhỏ xíu chừng cở một căn phòng điện thoại công cộng, và rồi được bắn thẳng vào không gian. Thời gian ấy, những phi hành gia đang chuẩn bị để thám hiểm một chân trời mới, còn tôi một giấc mơ mới.

Quy luật Tương ứng (The Law of Correspondence)



Thế giới bên ngoài phản ánh thế giới nội tâm
và tương ứng với chiều hướng tư duy chủ đạo của bạn.

GIAI THOẠI THIỀN: QUỐC SƯ VÀ HOÀNG ĐẾ.



Đời nhà Thanh, vua Thuận Trị có 1 hôm đặc biệt mời quốc sư Ngọc Lâm vào cung, xin chỉ dạy Phật pháp, vua hỏi:
- Trong kinh Lăng nghiêm có 7 chỗ chứng minh về tâm, và 7 chỗ hỏi tâm ở chỗ nào? Hiện nay, xin hỏi tâm ở 7 chỗ? Hay là chẳng ở 7 chỗ?

BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN

Tác giả Joseph Goldstein
  
               Nguyễn Duy Nhiên dịch

CHẲNG CÓ AI CẢ (Ajahn Chah - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt)


ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP

Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 
- Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHỖ TRỌ QUA ĐÊM (Từ có nhà đến không nhà)


Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ
 
[1] [Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]
Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
 Chơn Quán dịch Việt

Họ Đã Nghĩ Như Thế - Dịch giả: Giác Nguyên


 Tuyển tập các bài viết những đệ tử phương Tây của Ngài Ajahn Chah

Vô Ngã, Vô Ưu - Tác giả: Ni sư Ayya Khema

 - Dịch giả: Diệu Liên Lý Thu Linh

Chánh Kiến Và Nghiệp Tác giả: Ledi Sayadaw và nhiều Tác giả khác Dịch giả: Pháp Thông


CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH TRÌNH TÂM LINH Tác Giả: Sayādaw U Jotika - Dịch Giả: Tâm Pháp


NGÔI NHÀ CHÁNH NIỆM Tác Giả: Sayādaw U Jotika - Dịch Giả: Tâm Pháp


NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ PHẬT HỌC - Tác giả: Nguyên Minh


Sức Mạnh Của Hiện Tại (The Power Of Now) Tác giả: Eckhart Tolle - Dịch giả: Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh


Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng (Stillness Speaks) Tác giả: Eckhart Tolle - Dịch giả: Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh


Sách: Chỉ Là Một Cội Cây - Tác giả: Ajahn Chah - Dịch giả: Khánh Hỷ


Ba Loại Khổ - Ý Nghĩa 8 Pháp Thế Gian - (Thầy Viên Minh)

Có 3 loại khổ:

a) Khổ tự nhiên như nóng lạnh đói khát...
b) Khổ quả như mù câm điếc...
c) Khổ do thái độ vô minh ái dục như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ do cầu không được, yêu phải xa, ghét phải gần... Cái khổ thứ ba thì chấm dứt tà kiến, tham ái là hết, còn hai loại khổ đầu thì Phật, Thánh cũng đều phải khổ huống chi mới thấy vô thường vô ngã!

TRỌN VẸN VỚI THỰC TẠI - THẦY VIÊN MINH

Trở về thực tại, thiền Vipassanā gọi là chánh niệm, và Thiền Tông gọi là thân tâm nhất như hay vô niệm. Tâm có chánh niệm thì không lang thang hướng ngoại hay không bỏ quên thực tại thân tâm, tức không rơi vào thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm.

Buổi Thuyết Giảng của Thầy Viên Minh tại chùa Linh Sơn Austin


Trên con đường hoằng pháp tại Hoa Kỳ của Hòa-Thượng Viên Minh, Viện Chủ Trung Tâm Hộ Tông, Tổ Đình Bửu Long, Việt-Nam, bổn hội, bổn tự Chùa Linh-Sơn Austin có một duyên lành rất lớn, đã cung thỉnh được Hòa Thượng Viên Minh quang lâm đạo tràng Linh-Sơn Austin để trợ duyên cho đại chúng trong việc tu tập. Ngài đã hoan hỷ chấp nhận lời thỉnh cầu và sẽ đến chia sẻ Phật pháp, giải đáp mọi thắc mắc của hàng Phật tử trong hai ngày, Thứ Tư , 8 tây tháng 5, 2013 & Thứ Năm, 9 tây tháng 5, 2013.

Mở rộng cửa tâm mình Và những mẩu chuyện Phật Giáo nói về hạnh phúc


  • Tác giả: Ajahn Brahm
  • Dịch giả: Chơn Quán Trần Ngọc Lợi

Sách:Tâm Bất Sinh (Ngữ Lục Bankei)



  • Tác giả: Thiền sư Bankei
  • Dịch giả: Thích nữ Trí Hải

Mục Lục

Trái tim của thiền tập


Sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại với một sự quân bình, tĩnh lặng và hiểu biết, cho dù kinh nghiệm ta có là dễ chịu, khó chịu hoặc trung hòa, là một chuyện có thể được. Ðó là nhờ sức mạnh của chánh niệm.
Khóa tu đầu tiên của chúng tôi tổ chức đặc biệt cho gia đình, tại trung tâm Insight Meditation Society, được dành riêng cho các bậc cha mẹ của các thiền sinh. Ðem thiền tập giới thiệu đến với họ là một cách để giải trừ những lo âu của họ về cái mốt ưa chuộng kỳ lạ của con cái. Một thiền sinh, hiểu rõ về thái độ của mẹ mình khi đến học thiền, nói, "Má tôi là người đàn bà mà sẽ than phiền rằng 'Cái con chim khốn kiếp kia làm ra mất ngủ cả đêm'.". Mà thật, bà ta đã nói y như vậy sau đêm đầu tiên ngủ tại trung tâm! Nhưng đến cuối tuần thì cách lắng nghe của bà đã hoàn toàn thay đổi. Bà đã tập được cách chỉ đơn giản lắng nghe thôi, buông bỏ hết những sự phê phán của mình về tiếng chim kêu trong đêm khuya.

Thiền Phật Giáo và Tâm Thức Học



Jack Kornfield là một trong những sáng lập viên của Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts. Ông là vị thầy giáo thọ sáng lập trung tâm Spirit Rock tại Woodacre, California, và hiện giờ ông đang sống và giảng dạy ở nơi đây. Ông Kornfield cũng đã viết nhiều quyển sách về thiền tập như là: Seeking the Heart of WisdomA Still Forest PoolStories of the Spirit, Stories of the Heart, trong đó có quyển national bestseller:A Path with Heart và After the Ecstasy the Laundry

Ba mươi ngày Thiền Quán




Quyển sách nầy ghi lại những bài giảng, lời chỉ dẫn về thiền Vipassana của ông Joseph Goldstein trong suốt khoá tu 30 ngày do ông hướng dẫn. Trong đó có cả phần trả lời những thắc mắc, khó khăn cho các thiền sinh sau mỗi ngày thực tập thiền quán. Ông Joseph Goldstein đã từng xuất gia và sống nhiều năm tại Thái Lan và Ấn Ðộ để học thiền Vipassana với những thiền sư nổi tiếng như các ngài Munindra, Goenka, Sayadaw...

Những lời hướng dẫn của ông Goldstein rất thực tế và hữu ích, không những trong khi ngồi thiền mà còn trong lúc tiếp xúc với cuộc sống. Ðây là quyển sách về thiền quán rất có giá trị, có thể làm bạn đồng hành hướng dẫn, nhắc nhở ta trên con đường tu học.

Sách: Đức Phật Bên Trong



Đức Phật Bên Trong là một tập sách nhỏ góp nhặt những bài viết đăng trên các báo Phật học Tây phương.  Đây là những bài viết của các vị giáo thọ tu sĩ và cư sĩ, cũng như những vị thiền sinh đã hành thiền nhiều năm, chia sẻ những kinh nghiệm tu học, thiền tập của mình.  Những bài viết tuy đơn giản, nhưng rất sâu sắc và thực tiễn, có thể giúp chúng ta áp dụng vào con đường tu học thiền tập của chính mình. 
     Mỗi bài viết như một người bạn thân, đóng góp với ta những phương cách thực tập, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm chuyển hóa những khó khăn rất cụ thể trên con đường tu học.  Xin được giới thiệu đến quý bạn, hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ta được phần nào trên con đường tìm và tiếp xúc lại với đức Phật bên trong. 
    Qua nhiều năm tự mình thực hành con đường tu tập, dịch giả Nguyễn Duy Nhiên đã có rất nhiều đóng góp trong việc chuyển dịch các tác phẩm nổi tiếng của những bậc thầy ngoài nước sang Việt ngữ và được rất nhiều người biết đến. Anh cũng đã dày công sưu tập các bài viết hay và đưa vào tuyển tập này, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về sự tu tập trong cuộc sống thường ngày. 
    Sách không đề cập nhiều đến các vấn đề sâu xa, trừu tượng, mà hầu hết là những bài viết đề cập đến các phương pháp thực hành đơn giản, hiệu quả, giúp chúng ta có thể có được niềm vui ngay trong cuộc sống bộn bề này. 
    Có lẽ đó chính là điểm thành công nhất của Nguyễn Duy Nhiên khi anh tuyển dịch tập sách này.

Sách: Một Hạnh Phúc Không Đổi Thay





Trong quyển sách này tác giả chia sẻ về những kinh nghiệm thực tập thiền quán trong đời sống hằng ngày, đóng góp những cái nhìn, suy tư về một lối sống chánh niệm. Đây là tuyển tập của những bài viết ngắn chia sẻ về những lối sống hạnh phúc, thực tập chánh niệm giữa một đời sống bận rộn trong gia đình ngoài xả hội.
Một cái nhìn sâu sắc sẽ đưa ta đến một tình thương rộng lớn, và đó cũng là một hạnh phúc mà sẽ không bao giờ đổi thay.

Sách: 10 Mẩu Truyện Thiền



Osho
10 Mẩu Truyện Thiền cho Đời Sống Thường Nhật Con Người
Dịch giả Thích Nữ Minh Tâm


Lời Giới Thiệu
" Thiền không hứa hẹn với bạn một điều gì cả,
Thiền chỉ đơn thuần hướng dẫn bạn sống và ý thức ngay phút giây hiện tại và ở đây".
Quyển sách này thật quí giá; nó là một kho tàng. Nó có thể trở thành một cuộc đối thoại giữa bạn và đạo sư Oshọ Nó có thể trở thành một hiện tượng hiếm có, và sống động.