Thấy biết tánh Đế (Sabhàva Sacca) thì gọi là tuệ tri...
Thánh Đế (Ariya Sacca) là thấy biết thực tánh của Pháp [tánh biết vô ngã ( tự nhiên) thấy Pháp ]
Thấy biết Thánh Đế thì gọi là liễu tri.
Khi chánh niệm tỉnh giác đã đến mức trong sáng thuần thục. Nói cách khác, khi tâm có thể hoàn toàn buông xả, tỉnh thức đủ để tri kiến phát hiện ngay lập tức sự tập khởi của nhân sinh khổ và hậu quả khổ đau của nó. Đồng thời, thấy sự đoạn diệt của phiền não khổ đau khi nhân sinh khổ không tập khởi. Nếu sự kiện thấy biết này xẩy ra còn yếu thì chỉ mới khai mở những tuệ tri thấp, nhưng nếu sự thấy biết này đúng mức thì đó là lúc có thể thực chứng Đạo Quả. Thực tánh Chân Đế được giác ngộ ra khi không còn bản ngã chính là Niết-bàn và tất nhiên tánh biết lúc đó là hoàn hảo nên được gọi là Tuệ Giác (Tuệ Đạo, Tuệ Quả). Đức Phật dạy chính Tuệ Giác - Tánh Biết Hoàn Hảo - này biết rõ Niết-bàn là Niết-bàn nên không hỷ ái Niết-bàn, không xem Niết-bàn là ta, của ta hay tự ngã của ta. Vì vậy, khi không còn cái ta ảo tưởng thì Tánh Biết và Pháp là Niết-bàn Viên Giác, và điều này chứng tỏ rằng dù có bản ngã hay không bản ngã thì Pháp vẫn vậy, chỉ có cái ta ảo tưởng là luân hồi sinh tử và sầu bi khổ ưu não mà thôi.
***
Tu thật ra là trở về với dòng Pháp ...Người nào trở về dòng Pháp thì người đó giác ngộ giải thoát...
Vị đắc tu đà huờn tức là nhập dòng trở về dòng Pháp. Trở về ngay nơi chính mình ( thân thọ tâm Pháp) thấy các Pháp ngay thực tại đang là...Thấy các Pháp vốn bình đẳng ( thấy thực tánh Pháp)
Dòng Pháp Tánh
- Tính chất của Pháp.
- Tính chất của sự sống
-Tính chất trôi chảy muôn đời.
Dòng Pháp chính là dòng chân lý, dòng sự thật... hoàn hảo... Người giác ngộ là nhập dòng Thánh.
Vị Tu Đà Huờn là vị nhập dòng --->cái khởi lên không phải là bản ngã mà là cái khởi lên của tập khí. Bởi vì, khi mình khởi lên mặt ý thức luôn có 1 bản âm trên mặt vô thức...Bản âm chính là hình ảnh của cái hữu thức ghi vào trong A Lại Da Thức (bhavanga) và chìm vào trong bhavanga..Tức là 1 bản âm 1 bản dương...Khi ý thức được bản dương này rồi...Không khởi lên nữa...mà là nhập dòng..(Nhưng vị này nhập dòng của cái ý thức...Còn cái vô thức vẫn cứ còn....Và khi nhập dòng vẫn tiếp tục nhập dòng...thì vô thức càng ít lại...dần dần hết luôn--->Alahán
Alahán là nói đến trạng thái lúc được nhập dòng
Phật là nói đến sự gíác ngộ {10 ân đức Phật...
ARAHAM (A La Hán)
SAMMÃSAMBUDDHO (Chánh-Biến-Tri)
VIJJÃCARANASAMPANNO (Minh-Hạnh-Túc)
SUGATO (Thiện-Thệ)
LOKAVIDŨ (Thế-Gian-Giải)
ANUTTARO (Vô-Thượng-Sĩ)
PURISADAMMASÃRATHI (Ðiều-Ngự-Trượng-Phu)
SATTHADEVAMANUSSÃNAM (Thiên-Nhân-Sư)
BUDDHO (Phật)BHAGAVÃ (Thế-Tôn)}
Người Giác ngộ lúc đầu cái thấy chính là Tánh Đế...(Thấy thực tánh của cái khởi lên) (Tuệ thấy danh sắc) ...
Người bước vào dòng Thánh....cái thấy chính là Thánh Đế...(thấy thực tánh của dòng Pháp) ( Tuệ thấy sanh diệt)
Trong thiền vipassana là lấy tánh biết soi chiếu...Pháp đang như thế nào thì biết nó là như vậy...
Pháp luôn luôn đúng và Tánh biết luôn luôn biết...
(Lượt trích từ Pháp thoại Thầy Viên Minh)
Để tìm hiểu thêm xin mời click vào dưới đây:
Khi chánh niệm tỉnh giác đã đến mức trong sáng thuần thục. Nói cách khác, khi tâm có thể hoàn toàn buông xả, tỉnh thức đủ để tri kiến phát hiện ngay lập tức sự tập khởi của nhân sinh khổ và hậu quả khổ đau của nó. Đồng thời, thấy sự đoạn diệt của phiền não khổ đau khi nhân sinh khổ không tập khởi. Nếu sự kiện thấy biết này xẩy ra còn yếu thì chỉ mới khai mở những tuệ tri thấp, nhưng nếu sự thấy biết này đúng mức thì đó là lúc có thể thực chứng Đạo Quả. Thực tánh Chân Đế được giác ngộ ra khi không còn bản ngã chính là Niết-bàn và tất nhiên tánh biết lúc đó là hoàn hảo nên được gọi là Tuệ Giác (Tuệ Đạo, Tuệ Quả). Đức Phật dạy chính Tuệ Giác - Tánh Biết Hoàn Hảo - này biết rõ Niết-bàn là Niết-bàn nên không hỷ ái Niết-bàn, không xem Niết-bàn là ta, của ta hay tự ngã của ta. Vì vậy, khi không còn cái ta ảo tưởng thì Tánh Biết và Pháp là Niết-bàn Viên Giác, và điều này chứng tỏ rằng dù có bản ngã hay không bản ngã thì Pháp vẫn vậy, chỉ có cái ta ảo tưởng là luân hồi sinh tử và sầu bi khổ ưu não mà thôi.
***
Tu thật ra là trở về với dòng Pháp ...Người nào trở về dòng Pháp thì người đó giác ngộ giải thoát...
Vị đắc tu đà huờn tức là nhập dòng trở về dòng Pháp. Trở về ngay nơi chính mình ( thân thọ tâm Pháp) thấy các Pháp ngay thực tại đang là...Thấy các Pháp vốn bình đẳng ( thấy thực tánh Pháp)
Dòng Pháp Tánh
- Tính chất của Pháp.
- Tính chất của sự sống
-Tính chất trôi chảy muôn đời.
Dòng Pháp chính là dòng chân lý, dòng sự thật... hoàn hảo... Người giác ngộ là nhập dòng Thánh.
Vị Tu Đà Huờn là vị nhập dòng --->cái khởi lên không phải là bản ngã mà là cái khởi lên của tập khí. Bởi vì, khi mình khởi lên mặt ý thức luôn có 1 bản âm trên mặt vô thức...Bản âm chính là hình ảnh của cái hữu thức ghi vào trong A Lại Da Thức (bhavanga) và chìm vào trong bhavanga..Tức là 1 bản âm 1 bản dương...Khi ý thức được bản dương này rồi...Không khởi lên nữa...mà là nhập dòng..(Nhưng vị này nhập dòng của cái ý thức...Còn cái vô thức vẫn cứ còn....Và khi nhập dòng vẫn tiếp tục nhập dòng...thì vô thức càng ít lại...dần dần hết luôn--->Alahán
Alahán là nói đến trạng thái lúc được nhập dòng
Phật là nói đến sự gíác ngộ {10 ân đức Phật...
ARAHAM (A La Hán)
SAMMÃSAMBUDDHO (Chánh-Biến-Tri)
VIJJÃCARANASAMPANNO (Minh-Hạnh-Túc)
SUGATO (Thiện-Thệ)
LOKAVIDŨ (Thế-Gian-Giải)
ANUTTARO (Vô-Thượng-Sĩ)
PURISADAMMASÃRATHI (Ðiều-Ngự-Trượng-Phu)
SATTHADEVAMANUSSÃNAM (Thiên-Nhân-Sư)
BUDDHO (Phật)BHAGAVÃ (Thế-Tôn)}
Người Giác ngộ lúc đầu cái thấy chính là Tánh Đế...(Thấy thực tánh của cái khởi lên) (Tuệ thấy danh sắc) ...
Người bước vào dòng Thánh....cái thấy chính là Thánh Đế...(thấy thực tánh của dòng Pháp) ( Tuệ thấy sanh diệt)
Trong thiền vipassana là lấy tánh biết soi chiếu...Pháp đang như thế nào thì biết nó là như vậy...
Pháp luôn luôn đúng và Tánh biết luôn luôn biết...
(Lượt trích từ Pháp thoại Thầy Viên Minh)
Để tìm hiểu thêm xin mời click vào dưới đây:
Audio: Tánh đế - Thánh đế