Ai thấy được sự hoàn hảo trong bất toàn là người giác ngộ.

1. Vị lãnh Đạo ưu việt

(Hỏi) Trong một Quốc gia những người leader (lãnh đạo) không có trình độ sẽ ảnh hưởng không tốt cho người dân phải không thưa Thầy?
Thầy đã nói sinh ra trên đời là để học bài học giác ngộ ra chính mình và bản chất cuộc sống. Nhưng mỗi người sinh ra đều có Chánh Báo và Y Báo của mình. Chánh Báo là quả báo ngay trên thân tâm mỗi người, còn Y Báo là nơi chốn (gia đình, xã hội) họ sinh ra.
Tại sao chúng ta sinh ra ở Việt Nam mà không sinh ra ở Pháp
vì chúng ta có cộng nghiệp với những người cần phải học bài học ở Việt Nam, còn người nào sinh ra ở Pháp thì sẽ học bài học của họ ở Pháp.

Cách hiểu và hành lời Phật dạy




1. Lời dạy của đức Phật
(Hỏi) Thưa Thầy trong Kinh Pháp Cú phẩm Ngu, đức Phật có dạy:
"Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.
"
Nếu vậy chỉ tìm bạn giỏi để chơi mà bỏ mặc những người kém hơn mình xung quanh thì có đúng không thưa Thầy?

- Trước hết nên ghi khắc trong đầu rằng không phải lời Phật dạy nào cũng đúng cho mọi trường hợp, vì đức Phật chỉ đối cơ mà dạy cho trường hợp đặc thù nhất định nào đó thôi.

Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn? - Đạo có phải là con đường?

1. Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

(Hỏi) Thưa Thầy phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?
Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn nhưng nó giống như một bàn cờ mà thành hay bại, khổ hay vui... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... (có nhiều quân cờ, nước cờ và mục đích để mỗi người tự do lựa chọn) tuỳ theo khả năng hay trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình.

Nghi Hoặc trong 5 Triền Cái & Hoài Nghi trong 10 Kiết Sử


1. Trong 5 triền cái, nghi hoặc thuộc bất thiện, và trong 10 kiết sử, hoài nghi cũng thuộc bất thiện, nhưng khi dạy cho người xứ Kalama đức Phật khuyên đừng vội tin, như vậy có vẻ như cần phải nghi mới tốt. Vậy 2 loại nghi này khác nhau thế nào?

Thật ra, chưa thấy biết rõ tất nhiên phải nghi ngờ, tức chưa vội tin, nghi này mang tính cẩn thận, dè dặt là cái nghi tốt, người học Đạo nên có cái nghi của sự thận trọng này. 

Xử lý cơ thể sau khi chết

1. Hôm trước Thầy nói về Xá lợi của người thường và Thánh. Nếu ý nghĩa không lớn như vậy việc lưu giữ có ý gì không? Ngay cả nhục thể của những vị cao tăng ?

Giữ xá lợi và tro cốt tùy quan niệm của mỗi nơi. ví dụ người theo đạo Hindu Ấn độ tin rằng để linh hồn người chết được lên thiên đàng, do đó người thân đưa xác đến bên sông Hằng và tiến hành nghi lễ hoả táng.

Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật?


1. Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Có người nói hiến như vậy khi chết rồi tâm thức thấy thân mình bị mổ xẻ sinh ra đau khổ, sợ hãi, có đúng không?

- Cứ bố thí thì bố thí, đừng nghĩ là Ba-la-mật hay không Ba-la-mật gì cả. Mục đích bố thí là để vượt qua cái ngã xan tham ích kỷ, vượt qua bản ngã chính là Ba-la-mật. Vì xan tham ích kỷ chỉ củng cố cho cái ngã sở hữu nên càng tích luỹ nhiều càng đau khổ nhiều vì vậy bố thí để bớt xan tham ích kỷ chính là vượt qua chính mình. Nói chung có tâm hiến xác sau khi chết là tốt rồi. Thường người phát tâm hiến xác là người có trình độ nhận thức tốt về sự sống chết.

Thập mục ngưu đồ - Vị ngọt và sự nguy hại

1. Thập mục ngưu đồ

(Hỏi) Thập mục ngưu đồ, có trong kinh điển Nguyên Thủy không?Xin Thầy giảng dạy Thập mục ngưu đồ liên hệ trong tu tập.

- Thập mục ngưu đồ là để diễn tả tiến trình tu tập theo Thiền Tông. Có 2 loại Thập mục ngưu đồ: Thập mục ngưu đồ của Thiền Tông và Thập mục ngưu đồ của Đại Thừa.
Bên Nguyên Thủy không có Thập mục ngưu đồ. Thập mục ngưu đồ đại khái ví việc tu tập như việc chăn trâu qua quá trình như sau: 

Bửu Long những ngày Hạ

Tác giả: Uyên Nguyên

Thư Thầy trò (70)

Tác giả: Viên Minh - Trí Hải