NIỀM TIN
Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả… Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.
BUÔNG
Buông có hai nghĩa hay hai cách:
1) Buông là loại bỏ một trạng thái, một điều kiện, một tình huống (hay hoàn cảnh) nào đó. Ví dụ như buông đi một nỗi buồn, hủy bỏ một hợp đồng, rút ra khỏi một mối quan hệ v.v...
2) Buông là chấm dứt thái độ can thiệp vào bất cứ trạng thái, điều kiện, tình huống nào. Ví dụ như thái độ bình thảntrước mọi sự hay để yên mọi sự như nó là, không can dự, không cho là, phải là, sẽ là theo ý mình v.v...
Vậy tùy theo trường hợp mà buông một tình trạng hay buông thái độ đối với tình trạng đó. Nếu một tình trạng gây hại cho mình và người thì cũng nên buông, nhưng cũng có những tình trạng không thể buông thì tốt nhất là nên buông chính thái độ của mình. Ví dụ như một đạo hữu ở Adelaide mắc phải căn bệnh nhức đầu không thể nào chữa khỏi, tức không loại nó đi được, cho đến khi anh ấy buông thái độ đối kháng và chấp nhận sống chung hòa bình với nó thì lại thấy nhẹ nhàng dễ chịu hơn nhiều và anh bắt đầu biết mỉm cười với căn bệnh kinh niên đó. Nếu như hai vợ chồng bất hòa muốn ly dị nhưng vì tình thể không thể ly dị được thì tại sao không buông thái độ đối lập mà lắm khi chỉ xuất phát từ sự cố chấp hay lòng tự ái cá nhân? Do đó buông không phải chỉ để giác ngộ giải thoát mà còn là một nghệ thuật sống hiểu biết và an lạc. Nhưng cố gắng buông thì không phải là buông thật sự.
...Nếu con có thái độ đúng thì buông bỏ cái ta ảo tưởng có nghĩa là thấy nó đang hoạt động như thế nào hay thực chất nó là gì chứ không buông cái gì cả. Buông là thấy mà không can thiệp, không phản ứng, không tạo tác, vì thật ra chẳng có gì để buông cả.
*** Buông có những giai đoạn sau đây: Bố thí để buông cái ta ích kỷ. Trì giới để buông cái ta hành ác. Ly dục để buông cái ta ham muốn trần cảnh. Trí tuệ để buông cái ta tà kiến. Tinh tấn để buông cái ta phóng dật. Nhẫn nại để buông cái ta đối kháng. Chân thật để buông cái ta ảo tưởng. Quyết định để buông cái ta thụ động. Tâm từ để buông cái ta bất mãn. Tâm xả để buông cái ta chấp thủ.
SỐNG GIẢN DỊ
- Hãy bắt tay vào đời sống một cách chân thành và thiết thực. Hãy làm những điều cần thiết, giản dị và cởi mở. Hãy lo cho mình, cho chồng con, cho cha mẹ, cho anh em một cách thiết thực với khả năng của mình, không buông trôi hờ hững cũng không làm quá sức mình, hoặc làm điều không cần thiết.
- Phật giáo đích thực không phải là tôn giáo để cầu nguyện mà tự mình phải thể hiện đời sống tự giác, giác tha. Cầu nguyện có thể có nhưng với mục đích giúp con người thắng được lòng ích kỷ,Chân, Mỹ, Thiện không đến với những người cầu xin chư đại Bồ-tát ban bố cho mà đến với những người tự mình sống trong Giới, Ðịnh, Tuệ, tự biến hành động, lời nói và ý nghĩ của mình thành chân, mỹ, thiện hạnh phúc hay tự do đều tùy thuộc ở con người, đừng hy sinh nó và cũng đừng đánh mất mình trong cạm bẫy của một ngày mai hứa hẹn. Nhân cách, trí tuệ và tự do phải có bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào tương lai hay quá khứ.
- Con hãy tập nhìn ngắm và lắng nghe tất cả với tâm trầm lặng, hồn nhiên, cảm thông và trong sáng rồi cuộc đời sẽ ban cho con biết bao là tự do và hạnh phúc, chính những ràng buộc cũng là tự do và hạnh phúc.
-Đừng quan tâm đến chuyện thị phi, hãy để hết năng lực lắng nghe sự sống nơi chính mình, nó đang muốn thì thầm với các con điều gì đó, nó muốn tiết lộ một kho tàng bất tận đang chìm sâu dưới đáy hỗn mang của tâm thức, của thương – ghét – mừng – giận – vui – buồn, của tính toan mơ ước, của hoài vọng mưu cầu, của dằn vặt thao thức, của cắn rứt ăn năn v.v… Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.
- Hãy biết lắng nghe, hạnh phúc ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên đàng, không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi, các con có thấy không?
- Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai, trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?
- Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
SỐNG THUẬN PHÁP
Sống thuận pháp là sống đúng Bát Chánh Đạo, Giới - Định - Tuệ, cụ thể là thấy biết với tâm sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định), trong lành (giới) khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và biết một cách tự nhiên như pháp đang là chứ không phải pháp mà con nghĩ là, cho là, phải là, sẽ là... Muốn tâm rỗng lặng trong sáng như vậy với vạn pháp thì:
1) Không buông lung phóng đật mà thường trở về với thực tại thân-tâm-cảnh, đó là tinh tấn.
2) Không thất niệm bất tại mà thường trọn vẹn với thực tại, đó là chánh niệm.
3) Không si mê, vọng tưởng mà thường thấy biết thực tại một cách trong sáng và trung thực, đó là tỉnh giác.
Muốn tâm thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác như vậy thì nên thận trọng chú tâm quan sát mọi sự mọi vật một cách tự nhiên như nó đang là (tại đây và bây giờ).
Trường hợp sống như vậy không được mà chỉ là bánh vẽ của cái ta ảo tưởng thì đúng là chưa đủ căn cơ trinh độ, lúc đó phải tìm một phương tiện thích hợp để tu theo phương cách đối trị, như người chưa tự đi được thì phải dùng nạng hay xe lăn chẳng hạn. Vậy bí quyết là con cần tự khám phá xem mình đang như thế nào để tìm ra cách tu thích hợp.
SỢ HÃI
Sợ hãi xuất phát từ tưởng tượng. Tưởng tượng đúng thì cũng tốt, nhưng tốt nhất là tưởng tượng nào đưa đến sợ hãi, khổ đau và bất thiện thì nên chấm dứt nó đi. Khi sợ hải hoặc là con có thể niệm Phật, hoặc là trực tiếp hơn con nên trở về trọn vẹn lắng nghe sự sợ hãi đó thì nó sẽ tan biến ngay, đơn giản là vì khi niệm Phật hay khi lắng nghe lại mình thì tưởng tượng không xen vào được. Đó là trực diện với nhân của sự sợ hãi.
Có một cách nữa là trực diện với duyên tức là đối tượng của sự sợ hãi. (Tưởng tượng là nhân, đối tượng là duyên). Hồi thầy ở tuổi tiểu học có hai lần ấn tượng nhất khi trực diện với đối tượng khiếp đảm và sự sợ hãi đến tận cùng. Một lần đi lửa trại ngoài bãi biển cách nhà thầy khoảng 4 km, không ngờ đến nửa đêm thì thầy giáo cho giải tán, bạn bè mỗi đứa đi mỗi ngã còn thầy một mình đi bộ về nhà trong một đêm trăng mờ ảo, vượt qua một nghĩa địa vùng quê dài gần 1 km với những quả cầu lửa mà dân quê gọi là ma trơi. Thầy không nói thì con cũng biết nỗi sợ hãi khiếp đảm của thầy lúc đó như thế nào!
Một lần khác cũng nửa đêm thầy phải đi gọi ông chú làm ý tá cách xa nhà khoảng 2 km (từ cửa Thượng Tứ đến cửa Đông Ba), về chích thuốc cho mẹ thầy đang lên cơn đau bụng kinh khủng. Lần này thì đi trong thành nội Huế có điện đường nên không phải sợ ma mà là sợ chó đến rụng rời, khi một con chó sủa thì chúng sủa cả xóm, cảđàn nên vô cùng khiếp đảm. Nhưng nhờ những lần thử thách trực diện như vậy mà từ đó hầu như thầy không còn sợ ma và sợ chó nữa. Sau này khi đã xuất gia, có những lần đối diện với cọp trong rừng, đi ở tù, bị vu khống, bị đố kỵ v.v... đã giúp thầy ngày càng ít sợ hãi vu vơ hơn. Và cũng nhờ biết chiêm nghiệm những lần sợ hãi mà thầy đãthấy ra rằng: sợ hãi xuất phát từ tưởng tượng hơn là giáp mặt với sự thật.
...* Các con nên đọc bài Kinh Ân Đức Phật (ITI'PI SOBHAGAVÀ...), hoặc nếu bài kinh PALI dài các con không đọc thuộc thì chỉ niệm ARAHAM SAMMÀ SAMBUDDHO thôi cũng đủ hết sợ rồi.
- Hãy biết lắng nghe, hạnh phúc ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên đàng, không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi, các con có thấy không?
- Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm. Hạnh phúc, tình yêu và vẻ đẹp tràn ngập nơi mỗi bước đi, trong từng hơi thở, trong ánh nắng ban mai, trong cơn mưa mùa hạ… sao lại phải kiếm tìm trong tài, sắc, lợi, danh?
- Ðừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là, đó mới chính là: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
Sống thuận pháp là sống đúng Bát Chánh Đạo, Giới - Định - Tuệ, cụ thể là thấy biết với tâm sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định), trong lành (giới) khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và biết một cách tự nhiên như pháp đang là chứ không phải pháp mà con nghĩ là, cho là, phải là, sẽ là... Muốn tâm rỗng lặng trong sáng như vậy với vạn pháp thì:
1) Không buông lung phóng đật mà thường trở về với thực tại thân-tâm-cảnh, đó là tinh tấn.
2) Không thất niệm bất tại mà thường trọn vẹn với thực tại, đó là chánh niệm.
3) Không si mê, vọng tưởng mà thường thấy biết thực tại một cách trong sáng và trung thực, đó là tỉnh giác.
Muốn tâm thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác như vậy thì nên thận trọng chú tâm quan sát mọi sự mọi vật một cách tự nhiên như nó đang là (tại đây và bây giờ).
Trường hợp sống như vậy không được mà chỉ là bánh vẽ của cái ta ảo tưởng thì đúng là chưa đủ căn cơ trinh độ, lúc đó phải tìm một phương tiện thích hợp để tu theo phương cách đối trị, như người chưa tự đi được thì phải dùng nạng hay xe lăn chẳng hạn. Vậy bí quyết là con cần tự khám phá xem mình đang như thế nào để tìm ra cách tu thích hợp.
SỢ HÃI
Sợ hãi xuất phát từ tưởng tượng. Tưởng tượng đúng thì cũng tốt, nhưng tốt nhất là tưởng tượng nào đưa đến sợ hãi, khổ đau và bất thiện thì nên chấm dứt nó đi. Khi sợ hải hoặc là con có thể niệm Phật, hoặc là trực tiếp hơn con nên trở về trọn vẹn lắng nghe sự sợ hãi đó thì nó sẽ tan biến ngay, đơn giản là vì khi niệm Phật hay khi lắng nghe lại mình thì tưởng tượng không xen vào được. Đó là trực diện với nhân của sự sợ hãi.
Có một cách nữa là trực diện với duyên tức là đối tượng của sự sợ hãi. (Tưởng tượng là nhân, đối tượng là duyên). Hồi thầy ở tuổi tiểu học có hai lần ấn tượng nhất khi trực diện với đối tượng khiếp đảm và sự sợ hãi đến tận cùng. Một lần đi lửa trại ngoài bãi biển cách nhà thầy khoảng 4 km, không ngờ đến nửa đêm thì thầy giáo cho giải tán, bạn bè mỗi đứa đi mỗi ngã còn thầy một mình đi bộ về nhà trong một đêm trăng mờ ảo, vượt qua một nghĩa địa vùng quê dài gần 1 km với những quả cầu lửa mà dân quê gọi là ma trơi. Thầy không nói thì con cũng biết nỗi sợ hãi khiếp đảm của thầy lúc đó như thế nào!
Một lần khác cũng nửa đêm thầy phải đi gọi ông chú làm ý tá cách xa nhà khoảng 2 km (từ cửa Thượng Tứ đến cửa Đông Ba), về chích thuốc cho mẹ thầy đang lên cơn đau bụng kinh khủng. Lần này thì đi trong thành nội Huế có điện đường nên không phải sợ ma mà là sợ chó đến rụng rời, khi một con chó sủa thì chúng sủa cả xóm, cảđàn nên vô cùng khiếp đảm. Nhưng nhờ những lần thử thách trực diện như vậy mà từ đó hầu như thầy không còn sợ ma và sợ chó nữa. Sau này khi đã xuất gia, có những lần đối diện với cọp trong rừng, đi ở tù, bị vu khống, bị đố kỵ v.v... đã giúp thầy ngày càng ít sợ hãi vu vơ hơn. Và cũng nhờ biết chiêm nghiệm những lần sợ hãi mà thầy đãthấy ra rằng: sợ hãi xuất phát từ tưởng tượng hơn là giáp mặt với sự thật.
...* Các con nên đọc bài Kinh Ân Đức Phật (ITI'PI SOBHAGAVÀ...), hoặc nếu bài kinh PALI dài các con không đọc thuộc thì chỉ niệm ARAHAM SAMMÀ SAMBUDDHO thôi cũng đủ hết sợ rồi.
.