Chứng kiến vô chọn lựa Một từ rất quí giá trong cách tiếp cận của Phật tới cuộc sống là samata. Samata nghĩa là bình thản, thăng bằng, cân bằng, vô chọn lựa. Không di chuyển tới các cực đoan, tránh cực đoan. Đau đớn và vui thú là hai cực đoan – không chọn lựa. Không né tránh và không níu bám. Chỉ ở giữa nó, quan sát, nhìn nó, không gắn bó. Đau tới, để nó tới – bạn chỉ là tâm thức quan sát. Bạn chỉ là nhận biết. Có đau đầu, bạn chỉ quan sát nó. Không nói không với nó, không bắt đầu tranh đấu với nó; không phủ nhận nó, không né tránh nó. Không cố dấn thân bạn vào đâu đó khác để cho bạn được sao lãng khỏi nó. Để nó ở đó, bạn đơn giản quan sát. Và trong quan sát nó, cuộc cách mạng lớn xảy ra. Nếu bạn có thể quan sát nó mà không thích và không không thích, đột nhiên nó có đó nhưng bạn ở ngoài nó, bạn không còn ở trong nó. Bạn đang đứng đó không bắc cầu tới nó. Vô chọn lựa không bắc cầu tới bạn từ mọi loại tâm trạng, từ mọi loại tâm trí. Đó là samata. Vui thú tới, để nó tới. Không níu bám nó. Không nói, "Anh muốn có em mãi mãi." Nếu bạn níu bám lấy vui thú, thế thì bạn sẽ né tránh đau đớn. Và không đi sang cực đoan kia: không bắt đầu phủ nhận vui thú, không bắt đầu trốn khỏi vui thú, vì đó là cùng một điều. Nếu bạn bắt đầu trốn khỏi vui thú, bạn sẽ bắt đầu níu bám lấy đau đớn. Đó là điều nhà khổ hạnh làm. Người mê đắm níu bám lấy vui thú, né tránh đau đớn. Và người khổ hạnh né tránh vui thú và níu bám đau đớn. Cả hai cách tiếp cận này đều sai; trong cả hai cách này bạn đều mất cân bằng. Phật giáo không mê đắm không khổ hạnh. Nó không dạy cái gì - nó đơn giản nói quan sát! Và đó là điều Jesus liên tục lặp đi lặp lại mãi: Quan sát đi! Có tính quan sát đi! Giữ tỉnh táo, giữ thức tỉnh. Bạn thử nó đi! Đây là thực nghiệm trong tâm lí – chẳng liên quan gì tới Thượng đế. Và bạn sẽ ngạc nhiên và được lợi mênh mông. Ngày bạn có thể thấy rằng bạn không là đau đớn, không là vui thú là ngày vĩ đại, là ngày vĩ đại nhất – vì từ đó trở đi mọi sự sẽ khác. Nếu trời mưa, để trời mưa... Nếu có đau, để nó là vậy. Nếu trời không mưa, để trời không mưa; Nếu không có đau đớn, để nó là vậy. Nếu có vui thú, để nó là vậy. Nhưng bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì. Nhưng ngay cả trời có lẽ không mưa, Ông phải du hành với tay áo ướt. Nhưng nhớ một điều: cho dù cuộc sống của bạn đã là thuận tiện, tiện nghi, vui thú, và đã không có đau đớn lớn, khổ sở lớn, thế nữa ông phải du hành với tay áo ướt. Tại sao? Vì dẫu sao bạn sẽ trở nên già đi, dẫu sao bạn sẽ phải chết một ngày nào đó. Cho nên người ta có thể sống cuộc sống rất vui thú, nhưng tuổi già đang tới, và chết đang tới. Chết không thể nào được né tránh; không có cách nào thoát khỏi nó; nó là điều không tránh khỏi. Cho nên dù bạn sống cuộc sống đau đớn hay bạn sống cuộc sống vui thú sẽ không tạo ra mấy khác biệt khi chết tới. Và chết đang tới. Chết đã tới cái ngày bạn được sinh ra. Trong chính ý tưởng về sinh, chết đã đi vào trong bạn. Với ý tưởng về sinh, ý tưởng về chết nảy sinh. Chúng đi cùng nhau, các mặt của cùng một đồng tiền. Chừng nào bạn chưa bỏ được ý tưởng về sinh, bạn sẽ không bỏ được ý tưởng về chết. Đó là lí do tại sao Thiền nhân nhấn mạnh: Đi sâu vào trong bản thể ông và nhìn mặt của ông mà ông đã có trước khi sinh. Nếu ông có thể có một thoáng nhìn nhỏ về mặt nguyên thuỷ đó mà ông đã có trước khi sinh, thế thì chết đã biến mất. Bị gắn bó với sinh ông sẽ chết – không bị gắn bó với sinh, thế thì ông không cần sợ chết. Quan sát sinh và ông sẽ có khả năng quan sát cả chết nữa. Và trải nghiệm lớn lao nhất của cuộc sống là chết khi quan sát chết. Nhưng bạn phải chuẩn bị cho điều đó. Nếu bạn thậm chí không thể quan sát được đau đầu, nếu bạn thậm chí không thể quan sát được cái đau nhỏ trong dạ dầy, nếu bạn không thể quan sát được những điều nhỏ bé này, bạn sẽ không có khả năng quan sát chết. Phật giáo nói: Quan sát! Để mọi khoảnh khắc của sống trở thành trải nghiệm trong tính quan sát – đau đớn, vui thú, mọi thứ; yêu, ghét, mọi thứ; tốt, xấu, mọi thứ. Chỉ quan sát. Để một vị lan rộng trong bản thể bạn: vị của tính quan sát, và samata nảy sinh ra từ nó. Người ta trở nên hoàn toàn được cân bằng ở giữa các cực. Trong việc cân bằng đó... cũng giống như người đi trên dây, bước cân bằng trên dây căng ra. Người đó vẫn còn ở giữa, không nghiêng sang trái hay sang phải; hay bất kì khi nào người đó thấy bản thân mình nghiêng sang một bên, người đó lập tức lấy lại cân bằng cho bản thân mình. Giữa đau đớn và vui thú, ngày và đêm, sinh và tử,… giữ cân bằng... và thế thì chính việc giữ cân bằng đó sẽ cho bạn cái nhìn sâu vào thực tại bạn đang vậy. Thực tại đó chưa bao giờ được sinh ra. Thân thể này đã được sinh ra, thân thể này sẽ chết đi... Lưu tâm, nhận biết Khi thế giới của đồ vật biến mất, thì sự gắn bó, sự ám ảnh của bạn với đồ vật cũng sụp đổ. Khi ham muốn của bạn bị loại bỏ, thì thế giới có đó, nhưng nó lại hoàn toàn là một thế giới mới, tươi tắn, đẹp đẽ, mà một tâm trí gắn bó với đồ vật không thể thấy được. Khi tâm trí biến mất thì ý nghĩ biến mất. Không phải bạn trở thành không có tâm trí, mà bạn trở thành lưu tâm hơn, (Phật dùng từ “chính tâm”). Bạn làm mọi việc, bạn ăn, bạn ngủ, nhưng bao giờ bạn cũng lưu tâm, nhận biết, nhận biết hoàn hảo. Và khi cái ta biến mất thì không phải là bạn biến mất, mà là ngược lại, lần đầu tiên bạn mới hiện hữu, nhưng bây giờ bạn không tách biệt với sự tồn tại, bạn là một với sự tồn tại. Và khi cái ta biến mất, bạn không hiện hữu, thì toàn bộ sự tồn tại cảm thấy cực lạc và mở hội; hoa mưa rào lên bạn. Khi bạn tan biến, trống rỗng thì chúng bắt đầu mưa rào xuống. Nếu bạn có đó thì làm sao cái Một có đó được? Khi không cái gì xảy ra, thì tất cả xảy ra. Bạn là cái không… tất cả bắt đầu mưa rào lên bạn. Phương pháp không có tác dụng - Tại sao thầy đã công kích Shivananda? Làm sao thầy biết phương pháp của ông ấy không có tác dụng? Thầy có quyền gì mà phán xét ông ấy? - Nói thẳng nói thật không phải là công kích nó. Tôi đã không công kích bất kì Shivananda nào; tôi đã đơn giản nói bất kì cái gì là hoàn cảnh. Nhưng bạn phải có gắn bó nào đó với Shivananda. Gắn bó của bạn đang tạo ra cảm giác tổn thương. Nó không liên quan gì tới Shivananda! Cái gì đó bên trong bạn đang cảm thấy tổn thương. Nhìn vào bên trong vết thương riêng của bạn đi. Và bạn nói: Làm sao thầy biết phương pháp của ông ấy không có tác dụng – vì chẳng phương pháp nào đã bao giờ có tác dụng. Nó không phải là vấn đề về phương pháp của ông ấy – ngay cả phương pháp của tôi... không phương pháp nào đã bao giờ có tác dụng! Và bởi vì ông ấy tin rằng phương pháp có tác dụng, đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là người ngu xuẩn. Các phương pháp chúng ta dùng, vì có những người cũng giống bạn, người cần phương pháp, người không thể đi một cách dễ dàng, đơn giản vào trong thực tại, người chỉ có thể đi con đường gian khó. Nếu bạn bảo họ ngồi im lặng, họ không thể hiểu được điều đó. Họ nói, "Thế thì, chỉ bằng ngồi im lặng sao? Liệu cái gì đó có xảy ra chỉ bằng việc ngồi im lặng không?" Họ không thể ngồi im lặng được – và mọi điều xảy ra chỉ khi bạn ngồi im lặng. Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên Đây là chân lí tối thượng. Nhưng bạn không thể để cho cỏ mọc lên. Bạn nói, "Tôi không thể chỉ ngồi và để cho cỏ mọc lên – tôi phải kéo cỏ lên!" Cho nên tôi nói, "Thôi được, thế thì đi theo Shivananda đi, thế thì làm cái gì đó đi. Thế thì nhảy, làm thiền Kundalini. Hay nếu điều đó không cho cảm giác đủ, thế thì làm Thiền động, Thiền hỗn độn. Hay nếu bạn có nghiệp nào đó phải chịu, thế thì đi tới nhóm Đương đầu." Những phương pháp này được dùng ở đây chỉ bởi vì cái ngu xuẩn của bạn thôi. Toàn thể chức năng của nó là để làm cho bạn mệt mỏi với việc làm tới mức một ngày nào đó bạn tới tôi và nói, "Osho ơi, tôi không thể ngồi im lặng được sao?" Có vậy thôi. Tôi liên tục phái bạn vào các nhóm thiền và chờ đợi... một ngày nào đó bạn sẽ tới vừa kêu vừa khóc và nói, "Thôi đủ rồi! Tôi không thể ngồi im lặng được sao?" Và tôi sẽ nói, "Tôi đã từng chờ đợi khoảnh khắc này đấy." Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới, và cỏ tự nó mọc lên; Không phương pháp này đã bao giờ giúp đỡ. Làm sao phương pháp có thể giúp được? Phương pháp có thể giúp tạo ra cái gì đó phi tự nhiên. Tự nhiên phải không được tạo ra – nó đã có đó rồi. Nó phải được sống, được tận hưởng, được nhảy múa, được hát. Nó đã có đó rồi! Bạn không cần làm bất kì cái gì. Cỏ đã mọc rồi. Xuân đã tới rồi! Nhưng bạn không thể ngồi im lặng được. Bạn có nhiều bất ổn thế – bất ổn đó cần phương pháp. Tôi cho bạn phương pháp, không phải bởi vì qua phương pháp bạn sẽ trở nên được chứng ngộ, nhưng qua phương pháp bạn sẽ đi tới biết bạn ngu xuẩn thế nào – và đó là chứng ngộ lớn lao! Tôi đã nghe nói về một chính khách. Ông ấy đi tới một thầy, một thầy Sufi, và hỏi, "Thầy đã bảo tôi thiền, cầu nguyện, thế này thế nọ, và tôi làm, nhưng không khải lộ nào xảy ra." Thầy nhìn ông ta và nói, "Đi ra ngoài và đứng giữa phố trong mười phút." Lúc đó trời đang mưa to. Chính khách nói, "Đứng giữa phố khi trời mưa to thế sao?" Thầy nói, "Cứ đi và khải lộ sẽ tới." Và chính khách này nghĩ, "Nếu mà khải lộ sẽ tới thế thì cũng đáng thử. Mười phút đứng trong mưa rơi chẳng phải là vấn đề lớn." Ông ấy đứng đó. Ông ấy có vẻ ngu xuẩn, vì mọi người đi qua và họ nghĩ, "Thủ tướng của chúng ta đang làm gì thế nhỉ?" Nhưng vẫn giữ cho mắt nhắm lại, và ông ấy cứ nhìn đi nhìn lại đồng hồ – mười phút sao mà dài vậy vì cả đám đông tụ lại và mọi người bắt đầu cười. Họ phân vân, "Cái gì đã xảy ra cho Thủ tướng thế?" Và thế rồi ông ta chạy xô vào trong nhà và nói với thầy, "Chẳng cái gì xảy ra cả! Ông đã lừa tôi." Thầy nói, "Nhưng cứ nói cho ta xem ông đã cảm thấy thế nào?" Ông ta nói, "Tôi cảm thấy là một người rất ngu xuẩn đứng đó, tuyệt đối ngu xuẩn!" Thầy nói, "Đây là khải lộ lớn lao! Ông nghĩ gì? Chỉ trong thời gian mười phút mà đi tới biết rằng ông là người rất ngu – ông không coi đó là khải lộ lớn sao?" |
[ Ðầu trang ]